17 thuốc trị táo bón hiệu quả nhanh chóng được bác sĩ khuyên dùng

17 thuốc trị táo bón hiệu quả nhanh chóng được bác sĩ khuyên dùng

Táo bón tuy không phải là hiện tượng nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, táo bón mạn tính và kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại thuốc trị táo bón, đa dạng từ thuốc tây y đến đông y, được bán rộng rãi tại các nhà thuốc, bạn băn khoăn thuốc chữa táo bón nào tốt? Hãy cùng Nutrihome giải đáp những thắc mắc qua bài viết này nhé.

Bệnh táo bón ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe

Trước khi tìm kiểu “bị táo bón uống thuốc gì”, các loại thuốc điều trị táo bón hiệu quả, ta cần hiểu rõ, tổng quan táo bón là gì, nguyên nhân tại sao và dấu hiệu nhận biết táo bón như thế nào. Táo bón là tình trạng khá phổ biến, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Táo bón là tình trạng rất khó đi ngoài, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần. Thường đi vệ sinh ít hơn 3 lần/tuần với phân khô cứng, vón cục, lớn hoặc nhỏ bất thường. (1)

Cần nhấn mạnh rằng táo bón không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng lại thường gặp ở tất cả mọi đối tượng. Dù vậy, bạn cũng không nên chủ quan khi bản thân hoặc người thân trong gia đình mắc phải căn bệnh táo bón.

Táo bón thường xuyên nếu không được điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt, kết hợp điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể mắc táo bón mạn tính và gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Cụ thể như:

1. Nứt kẽ hậu môn

Khi đi đại tiện, người bệnh sẽ luôn cảm thấy rất đau đớn và có thể xuất hiện hiện tượng ra máu tươi do khối phân cứng và lớn đi qua niêm mạc hậu môn gây tổn thương, dẫn đến rách, nứt kẽ hậu môn.

Tình trạng này khiến người bệnh sợ, thậm chí nhịn đi đại tiện khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn nếu không nhanh chóng điều trị bằng thuốc trị táo bón.

2. Mắc bệnh trĩ, sa trực tràng

Sưng tĩnh mạch ở hậu môn (bệnh trĩ) là một trong những biến chứng thường gặp khi mắc táo bón lâu ngày. Bệnh trĩ tuy là bệnh lành tính, nhưng nó gây ra nhiều khó khăn và bất tiện cho người bệnh trong công việc và sinh hoạt hằng ngày. Nguy hiểm hơn, trĩ kéo dài gây thiếu máu, nếu không được can thiệp sớm có thể gây nhiễm trùng máu, sa nghẹt búi trĩ, tắc mạch trĩ nội, tắc mạch trĩ ngoại, bội nhiễm, viêm nhiễm hậu môn, chức năng hậu môn bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ viêm phụ khoa ở nữ giới, mắc các bệnh về da, và ung thư trực tràng.

3. Rối loạn toàn thân

Ngoài các bệnh kể trên, táo bón kéo dài còn gây ra chứng rối loạn toàn thân ở người bệnh. Ở người táo bón, nếu không mắc bệnh mạn tính, có thể có dấu hiệu rối loạn toàn thân là: sợ ăn, mụn, mụn trứng cá, suy kiệt sức khỏe…

Còn ở người mắc các bệnh lý mạn tính như: tim mạch, huyết áp, các bệnh khác, thì có thể làm gia tăng biến chứng rất nguy hiểm.

4. Ung thư đại trực tràng

Táo bón kéo dài trở thành mạn tính cũng được xếp vào nhóm nguy cơ gây ung thư đại tràng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tỉ lệ người mắc táo bón bị chuyển sang ung thư trực tràng cao hơn người không bị táo bón đến 1,6 lần. Do đó, bạn không nên chủ quan khi mắc căn bệnh táo bón.

Bị táo bón, khi nào cần điều trị bằng thuốc?

Táo bón là tình trạng bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng và có thể được khắc phục hoàn toàn chỉ bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tăng cường ăn nhiều rau xanh trái cây, uống nhiều nước, tăng cường tập thể dục và xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Trong một số hợp nhất định có thể sử dụng thuốc trị táo bón mà không kê đơn. Tuy nhiên, chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, bạn không nên sử dụng thuốc chữa táo bón quá hai tuần nếu không có ý kiến của bác sĩ. Bởi việc này dẫn đến cơ thể bạn phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc. Chưa kể việc lạm dụng thuốc sẽ khiến bạn không thể đi ngoài tự nhiên được nữa.

ảnh hưởng của bệnh táo bón

Người bị táo bón cần được điều trị bằng thuốc kê đơn bởi bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng sau:

  • Bị táo bón kéo dài hơn 3 tuần, mặc dù bạn đã dùng thuốc nhuận tràng hoặc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động.
  • Đi ngoài có máu lẫn trong phân, hoặc luôn cảm thấy khó chịu, đau rát hoặc chảy máu hậu môn sau khi đi nặng.
  • Luôn cảm thấy đau bụng, chướng bụng, đau rát khi đi nặng.

Các loại thuốc trị táo bón thông dụng hiện nay

Thuốc trị táo bón là thuốc thường được sử dụng để điều trị táo bón ở mọi lứa tuổi. Việc lựa chọn thuốc trị táo bón cho bệnh nhân phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh và những phản ứng có hại của thuốc.

Dưới đây là 5 nhóm thuốc nhuận tràng (thuốc trị táo bón) cơ bản được sử dụng trong điều trị và cơ chế tác dụng của chúng:

STT Nhóm thuốc Thành phần chính Cơ chế hoạt động Thời gian thuốc trị táo bón bắt đầu có tác dụng 1 Thuốc nhuận tràng tạo khối Polysaccharide: Fybogel, Methylcellulose,… Tăng chất xơ, hút nước, tăng chất nhầy trong phân 12 đến 24 giờ 2 Thuốc làm mềm phân Muối của docusate Tăng khả năng thấm nước vào khối phân, làm mềm phân 24 đến 72 giờ 3 Thuốc nhuận tràng làm trơn Dầu khoáng Phủ một lớp màng trên phân, giúp phân dễ di chuyển 6 đến 8 giờ 4 Thuốc nhuận tràng kích thích Bisacodyl, Natri Picosulphat, Senna Kích thích tăng nhu động ruột 6 đến 12 giờ 5 Thuốc nhuận tràng thẩm thấu Muối nhuận tràng, Polyalcohol không hấp thu, Polyethylene glycol Tăng hấp thụ nước vào trong lòng ruột, tăng động ruột, bôi trơn ruột kết giúp đẩy phân ra ngoài 15 đến 30 phút đối với thuốc bơm trực tràng/hậu môn, và 1 đến 4 giờ đối với thuốc uống.

1. Thuốc nhuận tràng tạo khối

Thành phần chính thuốc nhuận tràng tạo khối là polysaccharide (polysaccarit) thiên nhiên hoặc tổng hợp. Khi hút nước, polysaccarit tạo thành 1 khối gel làm mềm phân và kích thích nhu động ruột, do đó làm tăng khả năng đào thải phân ra bên ngoài.

Thuốc có tác dụng chậm từ 1 đến 3 ngày nên chủ yếu dùng để phòng ngừa, hiệu quả hơn khi phân cứng và nhỏ. Thuốc nhuận tràng tạo khối khá an toàn nên được sử dụng phổ biến trên cả người bị viêm ruột, bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích và trẻ sơ sinh bị táo bón.

Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc có thể xảy ra như: đầy hơi, co thắt dạ dày và tiêu chảy,… Thuốc nhuận tràng tạo khối còn gây ra một số vấn đề không mong muốn khác như: táo bón ngược và tắc nghẽn ruột. Do đó, phải uống nhiều nước và không nên uống thuốc trước khi đi ngủ.

Các thuốc trị táo bón nhuận tràng tạo khối phổ biến có mặt trên thị trường bao gồm: Inuline, Fructo-oligosaccharides, Galacto-oligosaccharides, Psyllium, Polycarbophil và Methylcellulose,..

2. Thuốc làm mềm phân

Thuốc làm mềm phân hay còn gọi là thuốc nhuận tràng làm mềm là chất hoạt động bề mặt, thành phần chính là muối của docusate, ví dụ như: docusate natri, docusate kali, hoặc docusate canxi.

Tham Khảo Thêm:  Thần số học số 8: Con số chủ đạo, con số của tiền tài, vật chất

Docusate làm giảm sức căng bề mặt của khối phân, từ đó nước dễ thấm vào khối phân, làm cho phân mềm hơn và dễ dàng thoát ra ngoài. Thuốc làm mềm phân còn làm tăng bài tiết dịch, chất điện giải vào ruột non và ruột già.

Một số thuốc làm mềm phân phổ biến có mặt trên thị trường Pedia – Lax, Ausagel 100mg của Me-AusPharm,… Tuy nhiên vì nhóm thuốc này ít hiệu quả hơn so với các loại thuốc trị táo bón khác, nên hiện nay ít còn được sử dụng.

3. Thuốc nhuận tràng làm trơn

Thuốc nhuận tràng làm trơn có thành phần chủ yếu là dầu khoáng. Thuốc chủ yếu tác dụng tại ruột già, có tác dụng làm khối phân dễ di chuyển. Ưu điểm là thuốc không bị chuyển hóa, phù hợp với người bị nứt hậu môn và làm giảm căng thẳng do đại tiện đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Thuốc làm giảm hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K,…)
  • Không uống thuốc khi ở tư thế nằm hay lúc gần đi ngủ bởi dầu có thể sẽ hít vào phổi gây ra viêm phổi lipid ngoại sinh.
  • Không uống thuốc vào lúc đói, nên uống sau ăn để hạn chế tác dụng phụ của thuốc lên dạ dày.

4. Thuốc nhuận tràng kích thích

Thuốc nhuận tràng kích thích thành phần chính là các dẫn xuất diphenylmethane như Bisacodyl, Natri Picosulfate, và các anthraquinon tự nhiên: Senna Glycoside,…

Nhóm thuốc nhuận tràng này kích thích đầu mút thần kinh của niêm mạc kết tràng, buộc các cơ đại tràng co bóp mạnh hơn, làm tăng nhu động ruột giúp tăng khả năng đào thải phân của cơ thể. Thuốc nhuận tràng kích thích phù hợp cho người bị táo bón có vận chuyển chậm (STC), đặc trưng bởi sự giảm nhu động của ruột già, gây ra bởi sự bất thường của dây thần kinh ruột.

Bởi thuốc có dụng nhanh, chỉ mất khoảng 6-12 giờ, nên ngoài được chỉ định sử dụng trong điều trị táo bón, thuốc này còn được dùng để làm sạch ruột chuẩn bị phẫu thuật.

Cũng bởi tác dụng nhanh và mạnh, nên thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài như đau bụng, rối loạn nước và chất điện giải – hạ kali máu, mất trương lực ruột. Do đó, người bị táo bón không nên sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích thường xuyên, trong trường hợp bệnh nhân bị táo bón mạn tính kéo dài, cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

Một số thuốc nhuận tràng kích thích phổ biến có mặt trên thị trường: BisacodylDHG, Bisalaxyl, Bisalaxyl 5mg, Bisacodyl 5mg,…

5. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu (hay thuốc muối nhuận tràng) là các dung dịch ưu trương nên kéo nước vào lòng ruột, làm tăng nhu động ruột, làm mềm phân, và bôi trơn ruột kết giúp đẩy phân ra ngoài. Thuốc này sẽ hoạt động tốt nhất khi bạn uống thật nhiều nước. Người ta chia thuốc nhuận tràng thẩm thấu thành 3 dạng nhỏ:

  • Muối nhuận tràng: muối Mg2+ (Magie Citrate, Magie Hydroxide), muối Na+ (Natri Phosphat),…
  • Các Poly-alcohol không hấp thu: Lactulose, Sorbitol và Glycerin
  • Polyethylene glycol: PEG 3350 (Polyethylene Glycol 3350, Macrogol 3350)

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu thường được bào chế thành dạng thuốc xổ, thuốc đạn (tác dụng nhanh 15-30 phút) hoặc thuốc dùng qua đường uống (tác dụng chậm hơn 1-4 giờ).

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc chữa táo bón

Sử dụng thuốc là giải pháp điều trị táo bón nhanh chóng và hiệu quả nếu tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, tác dụng phụ thường gặp của thuốc trị táo bón là tiêu chảy, cụ thể với từng loại thuốc như sau:

  • Thuốc nhuận tràng và chất làm mềm phân: Có thể xảy ra là chướng bụng, khó chịu ở bụng và đầy hơi. Thuốc nhuận tràng tạo khối phải nhớ luôn được uống kết hợp với đủ nước. Khi bị quá khô, có thể tạo thành một khối sền sệt, khá cứng có thể gây nghẹt thở hoặc tắc nghẽn.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Có thể xảy ra chứng đầy hơi và khó chịu ở bụng là những tác dụng phụ thường gặp nhất. Thuốc trị táo bón nhuận tràng thẩm thấu làm tăng hàm lượng nước trong phân, vì vậy bạn cần phải uống thật nhiều nước để tránh mất nước.
  • Thuốc nhuận tràng kích thích: có thể gây co thắt ở các bộ phận khác của hệ tiêu hóa, có thể đi kèm với một số triệu chứng buồn nôn, nôn và đau dạ dày. Thuốc trị táo bón nhuận tràng này làm cho đại tràng co thắt và hoạt động mạnh hơn. Do đó, ngoài tiêu chảy, tác dụng phụ của loại thuốc này thường gặp nhất là đau bụng và chuột rút.

Bị táo bón uống thuốc gì: 17 thuốc trị táo bón hiệu quả

Nếu không phát hiện và điều trị táo bón kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe người bệnh. Dưới đây là những loại thuốc trị táo bón thường được các bác sĩ kê đơn cho người mắc bệnh táo bón:

1. Thuốc trị táo bón Duphalac (Lactulose)

thuốc trị táo bón Duphalac (Lactulose)

Thuốc trị táo bón Duphalac là một biệt dược, thành phần chính là lactulose – một disaccharide tổng hợp. Lactulose có trong Duphalac có tác dụng thẩm thấu ngay tại chỗ ở đại tràng, giúp mềm phân và kích thích nhu động ruột hiệu quả.

Chỉ định dùng thuốc Duphalac: Điều trị bệnh táo bón mạn tính, phát huy hiệu quả sau 48 giờ.

Loại thuốc trị táo bón này được bào chế dưới dạng siro nên người bệnh rất dễ uống. Duphalac có thể sử dụng cho trẻ em từ dưới 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.

Liều dùng:

  • Trẻ em dưới 1 tuổi: 5ml/ngày
  • Trẻ em 1-6 tuổi: 5-10ml/ngày
  • Trẻ em 7-14 tuổi: Liều khởi đầu 15ml/ngày, sau đó tùy vào đáp ứng của cơ thể, có thể điều chỉnh liều dùng 10-15ml/ngày
  • Người lớn: Liều khởi đầu, 15-45ml/ngày, sau đó có thể điều chỉnh liều dùng 15-30ml/ngày

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần hỏi ý kiến và sử dụng thuốc đúng theo liều chỉ định của bác sĩ.

Duphalac (lactulose) có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, ốm yếu, mệt mỏi, mất cân bằng điện giải do tiêu chảy kéo dài,… Thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh, bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng Duphalac khi chưa được chỉ định của bác sĩ.

2. Thuốc chữa táo bón PEGinpol Macrogol

thuốc táo bón PEGinpol Macrogol

Đây là loại thuốc dành cho trẻ từ 6 tháng trở lên, dạng bột pha, mùi cam cực kỳ dễ uống, hiệu quả và an toàn cho bé.

Thuốc PEGinpol Macrogol thành phần chính PolyEthylene Glycol 3350. Thuốc được sản xuất hiện đại và kiểm duyệt gắt gao, không chứa chất bảo quản, không chứa gluten và lactose, được Hiệp hội Nhi khoa Châu Âu và châu Mỹ khuyên dùng. PEGinpol của thương hiệu Buona đã được chứng minh an toàn và không giảm tác dụng dù sử dụng nhiều lần và trong thời gian lâu dài.

Chỉ định sử dụng thuốc PEGinpol Macrogol:

Là thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc PEGinpol Macrogol thường được dùng cho bệnh nhân mắc táo bón chức năng cấp và mạn tính.

Liều dùng:

  • Trẻ 6 tháng đến 2 tuổi (dưới 12kg): 0,8g/kg cân nặng
  • Trẻ 2 đến 11 tuổi (12-20kg): 1g/kg cân nặng
  • Trẻ trên 11 tuổi và người lớn (trên 20kg): 10-30g/ngày

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần hỏi ý kiến và sử dụng thuốc đúng theo liều chỉ định của bác sĩ. Chỉ cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng khi có chỉ định và được theo dõi bởi bác sĩ. Không dùng PEGinpol Macrogol cho người bị tắc ruột, thủng ruột, hẹp đường ruột, hoặc mắc các bệnh viêm ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng,…

3. Thuốc chữa táo bón Bisacodyl

Thuốc chữa táo bón Bisacodyl

Bisacodyl là thuốc nhuận tràng kích thích, thường được chỉ định trong điều trị táo bón vô căn, táo bón do dùng thuốc, hoặc táo bón do Hội chứng ruột kích thích (IBS). Chống chỉ định dùng cho các tình trạng phẫu thuật ổ bụng, sau phẫu thuật ruột thừa, bệnh nhân tắc ruột, chảy máu trực tràng, viêm dạ dày – ruột, mất nước nặng hoặc người dị ứng với các thành phần của thuốc.

Tham Khảo Thêm:  Mũi Tên Trí Tuệ 3-6-9 Trong Thần Số Học: Sự vượt trội về trí tuệ

Bisacodyl thường được bào chế ở dạng: Viên nén, tan trong ruột 5mg; Viên đạn đặt trực tràng 5mg, 10mg; Hỗn dịch 5mg; Thuốc thụt Bisacodyl 10mg/30ml,…

Khi sử dụng thuốc Bisacodyl để trị táo bón sẽ tác động lên cơ trơn của ruột. Nhằm giải quyết các rối loạn thần kinh trong thành ruột, khiến nhu động ruột được kích thích, giúp phân mềm hơn và dễ thoát ra ngoài.

Thuốc Bisacodyl có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, suy nhược do mất cân bằng dịch và điện giải.

Một số sản phẩm thuốc Bisacodyl phổ biến trên thị trường hiện nay có thể kể đến là Laxan, Danalax, Bieber, Bisacodyl DHG,…

Liều dùng Bisacodyl tham khảo:

  • Trẻ em trên 10 tuổi và người lớn: 1-2 viên bao 5mg/buổi tối hoặc 1 viên đạn trực tràng 5mg/buổi sáng.
  • Trẻ em 6-10 tuổi: 1 viên bao 5mg/buổi tối hoặc 1 viên đạn trực tràng 5mg/buổi sáng.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc.

Liều dùng Bisacodyl chỉ mang tính chất tham khảo. Liều lượng thuốc phụ thuộc và tuổi tác, tình trạng sức khỏe và phản ứng với việc điều trị, người bệnh cần hỏi ý kiến và sử dụng thuốc đúng theo liều chỉ định của bác sĩ. Tránh trường hợp tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà, khi chưa có sự thăm khám và kiểm tra.

4. Thuốc trị táo bón Normacol

Thuốc trị táo bón Normacol

Normacol được chỉ định dùng trong phòng ngừa, kiểm soát và điều trị táo bón do chế độ ăn thiếu chất xơ, táo bón vô căn và bà bầu bị táo bón thai kỳ. Thành phần chính của Normacol là gôm sterculia, thường được bào chế dưới dạng thuốc cốm bao đường. Gôm sterculia giúp hút nước và giữ nước trong ruột khiến phân mềm hơn, không làm tổn thương niêm mạc ruột, giúp nhuận trường và dễ dàng đào thải phân ra ngoài.

Liều dùng thuốc trị táo bón Normacol:

  • Người lớn: 1-2 gói/lần hoặc 5-10ml/lần, trước khi đại tiện 5-20 phút, ngày uống 1-2 lần.
  • Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Một nửa liều người lớn.

Liều lượng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bị táo bón cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi, hoặc dùng dài ngày (từ 3 ngày trở lên).

Normacol chống chỉ định cho bệnh nhân mắc các bệnh lý gây hẹp ống tiêu hoá, bệnh viêm ruột kết và không nên uống thuốc này trước khi đi ngủ. Thận trọng khi dùng Normacol cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người cần kiêng muối, người bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Một số tác dụng phụ bao gồm: Cảm giác nóng rát ở hậu môn; Tắc nghẽn đường tiêu hóa; Sưng phù dạ dày; Phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa, khó thở; Đầy hơi; Buồn nôn, nôn; Tiêu chảy; Co thắt dạ dày,… và một số tác dụng phụ khác.

5. Thuốc điều trị táo bón Forlax

Thuốc điều trị táo bón Forlax

Forlax là thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thành phần chính là macrogol giúp hút nước, tăng lượng nước vào trong ruột làm mềm phân và cải thiện chứng táo bón hiệu quả và nhanh chóng. Đáng chú ý, Forlax không gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh đường ruột hay làm mất cân bằng điện giải.

Forlax có thể dùng cho trẻ từ 8 tuổi trở lên và người lớn. Thuốc chống chỉ định cho bệnh nhân bị viêm ruột nặng; Phình đại tràng do nhiễm độc; Thủng ruột, tắc hoặc bán tắc ruột.

Khi sử dụng thuốc điều trị táo bón Forlax, một số tác dụng phụ không mong muốn có thể kể đến như rối loạn dạ dày – ruột, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chướng bụng,… hoặc ngứa, ban đỏ, nổi mày đay, phát ban,… do quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, bạn cần nghiêm túc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng và thời gian uống, dừng thuốc và trao đổi ngay với bác sĩ điều trị khi cơ thể có những biểu hiện bất thường.

6. Thuốc chống táo bón Sorbitol

Thuốc chống táo bón Sorbitol

Sorbitol là thuốc nhuận tràng thẩm thấu, kích thích nhu động ruột, làm mềm phân và hỗ trợ tiêu hóa, thích hợp cho người thường xuyên bị táo bón kéo dài.

Sorbitol chống chỉ định cho bệnh nhân không dung nạp được fructose, bởi chất này khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành fructose và sau đó là glucose. Ngoài ra, người mắc bệnh Crohn, viêm ruột non, viêm loét đại trực tràng, hội chứng tắc/bán tắc ruột hoặc đau bụng không rõ nguyên nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ/dược sĩ để đảm bảo an toàn.

Liều dùng thuốc trị táo bón Sorbitol:

  • Người lớn: 1 gói/ngày vào buổi sáng lúc bụng đói
  • Trẻ em: 1/2 gói/ngày vào buổi sáng lúc bụng đói

Lưu ý, liều dùng Sorbitol chỉ mang tính chất tham khảo. Liều lượng và cách dùng còn phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh,… hãy trao đổi với bác sĩ/dược sĩ để được chỉ định chính xác nhất.

Thuốc chống táo bón Sorbitol có thể gây một số tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, nhất là bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh kết tràng chức năng. Ngoài ra còn một số tác dụng phụ khác như đầy hơi, buồn nôn nhẹ, kích ứng trực tràng, nóng rát tại chỗ, hiếm khi gây viêm đại tràng xuất huyết, chóng mặt, phát ban hoặc ngứa và sưng đỏ vùng cổ họng.

7. Thuốc trị táo bón Natufib

Thuốc trị táo bón Natufib

Thuốc Natufib giúp điều trị và phòng ngừa táo bón cho trẻ em, người lớn và cả phụ nữ mang thai. Natufib có chứa các chất xơ hòa tan và các loại vitamin như A, B1, B2, B6, D3… Giúp bảo vệ lợi khuẩn đường ruột, ức chế các loại vi khuẩn gây chứng táo bón lâu ngày và cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa.

Loại thuốc này có tác dụng giảm đau, kháng viêm và kích thích nhu động ruột giúp đào thải phân ra ngoài dễ dàng. Tuy nhiên khi sử dụng cũng gặp phải một vài hạn chế như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, phản tác dụng, rối loạn tiêu hóa… Các bạn có thể tìm hiểu những thuốc ít tác dụng phụ và mang lại hiệu quả tốt hơn.

8. Viên giấp cá Spec Trix

bị táo bón uống thuốc gì, Viên giấp cá Spec Trix

Viên giấp cá Spec Trix 100% chiết xuất từ diếp cá thiên nhiên nên ít tác dụng phụ, là loại thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng táo bón.

Đặc biệt, thuốc trị táo bón này điều trị đối với những ai có dấu hiệu của trĩ nội, trĩ ngoại và hiện tượng ra máu khi đại tiện.

Với tinh chất diếp cá kết hợp cùng Rutin và Inulin, sản phẩm còn giúp kháng viêm, cầm máu và làm lành vùng bị tổn thương do trĩ và táo bón gây ra.

9. Thông Táo Lạc Việt

thuốc chữa táo bón, Thông Táo Lạc Việt

Thông táo Lạc Việt được chiết xuất 100% từ thảo mộc cho trẻ em và người lớn tuổi nên tương đối an toàn và ít gây tác dụng phụ.

Sản phẩm có chứa thành phần đại hoàng giúp kích thích nhuận tràng giúp tăng dịch nhầy, bôi trơn, đẩy chất thải ra ngoài dễ dàng và nhanh chóng hơn

Bên cạnh đó, thành phần Đảng Sâm cũng tăng cường khả năng co bóp của nhu động ruột. Sản phẩm thuốc trị táo bón Thông Táo Lạc Việt đã được chứng nhận đảm bảo an toàn cho cả người lớn và trẻ em.

10. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Polydextol giúp giảm táo bón

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Polydextol giúp giảm táo bón

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Polydextol hỗ trợ điều trị táo bón, giúp cơ thể hấp thụ canxi

Tham Khảo Thêm:  Tân Tỵ 2001 Bao Nhiêu Tuổi? Cung Gì, Hợp Màu Gì, Hợp Tuổi Nào?

Polydextol với hương thơm dưa lưới dễ uống, giúp bổ sung chất xơ cần thiết cho cơ thể. Với 70% Sorbitol dạng lỏng có tác dụng trong việc hỗ trợ nhuận tràng, giúp quá trình đào thải chất bã diễn ra trơn tru hơn.

Sản phẩm chứa Polydextrose giúp hỗ trợ cơ thể hấp thụ được canxi. Đối với phụ nữ đang trong quá trình mang thai, Polydextol giúp việc hạn chế táo bón và hấp thụ canxi là điều vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang trong thời kì này, hãy nhanh tay lựa chọn đáng để cân nhắc chọn mua.

11. Men vi sinh Lactomin Plus giảm táo bón

Men vi sinh Lactomin Plus giảm táo bón

Men vi sinh Lactomin Plus giảm táo bón và loại men vi sinh hỗ trợ đường ruột. Được ưa chuộng trong suốt 11 năm qua. Viên nang uống Lactomin là thực phẩm chức năng chứa: men vi sinh Lactobacillus Acidophilus, Bifidobacterium Plantarum, Bifidobacterium Animalis Subsp giúp cải thiện tình trạng táo bón an toàn và hiệu quả.

Có tác dụng cho đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hoá, giữ cân bằng và hạn chế chứng loạn khuẩn đường ruột. Không chỉ phù hợp để điều trị chứng táo bón, men vi sinh Lactomin Plus còn hỗ trợ điều trị: ăn khó tiêu, đầy bụng… Sản phẩm này giúp kích thích ăn ngon miệng và phù hợp với người có tiền sử sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài.

12. Thông táo Sanfo: Nhuận tràng, giảm táo bón

Thông táo Sanfo: Nhuận tràng, giảm táo bón

Thông táo Sanfo nhuận tràng, giảm táo bón, bổ sung chất xơ tự nhiên, thành phần thảo dược.An thông táo là loại thực phẩm được chế biến dưới dạng cốm, một hộp có 16 gói. Thành phần chủ yếu là Inulin, rau đắng đất, thảo quyết minh, là loại thuốc trị táo bón – thảo dược tốt cho việc nhuận tràng. Theo hướng dẫn một gói sẽ sử dụng với 150-250ml nước hoặc sữa tùy nhu cầu.

Sản phẩm cung cấp chất xơ tự nhiên, cải thiện hệ tiêu hoá và các vấn đề đường ruột. Làm giảm tình trạng táo bón đồng thời giúp hấp thụ những chất dinh dưỡng cần thiết, ngăn ngừa chứng suy dinh dưỡng.

13. Siro FitoBimbi ISILAX

thuốc chống táo bón, Siro FitoBimbi ISILAX

Siro FitoBimbi ISILAX là thuốc táo bón trẻ em dạng siro lỏng, hương thơm dễ uống. Được làm từ 100% thảo dược, tiêu chuẩn châu Âu, đây là loại thuốc dành cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi.

Thuốc trị táo bón Siro FitoBimbi ISILAX được sản xuất dạng siro lỏng, hương thơm giúp trẻ dễ uống. Ngoài khả năng làm mềm phân, thuốc còn bổ sung chất nhầy từ thành phần cẩm quỳ. Có tác dụng phục hồi niêm mạc đường tiêu hoá, giảm sự ma sát giữa phân và thành ruột, ngăn ngừa đau rát vùng hậu môn cho trẻ.

14. Cốm PQA nhuận tràng

thuốc điều trị táo bón, Cốm PQA nhuận tràng

Cốm PQA nhuận tràng dùng được cho người bị tiểu đường. Thuốc nhuận tràng PAQ với thành phần chính là Đại Hoàng, thúc đẩy nhuận tràng một cách mạnh mẽ, giúp bạn giải quyết tình trạng táo bón một cách dễ dàng hơn.

Sản phẩm dễ uống, hoàn toàn không chứa đường nên dùng cho những người tiểu đường cũng có thể an tâm hơn khi lựa chọn.

15. Chất xơ tự nhiên Ích Nhi chống táo bón

Chất xơ tự nhiên Ích Nhi chống táo bón

Sản phẩm này dành cho bé, với các thành phần vitamin B1, B2 và B6. Chất xơ tự nhiên Ích Nhi giúp trẻ chống táo bón, thông đại tiện và khắc phục các vấn đề trướng bụng, đầy hơi hiệu quả.

Cách dùng Ích Nhi chống táo bón:

  • Trẻ em bị táo bón, chướng bụng, đầy hơi thì mỗi lần dùng 1-2 gói, ngày 2 lần.
  • Trẻ cần bổ sung chất xơ do chế độ ăn thiếu rau và hoa quả thì mỗi lần dùng 1 gói, ngày 1-2 lần.
  • Người lớn bị táo bón, chướng bụng, đầy hơi thì mỗi lần dùng 2 gói, ngày 2-3 lần.
  • Nên uống thuốc này sau khi ăn, pha mỗi gói với 20-25ml nước hoặc ăn riêng

Đối tượng sử dụng: dùng được cho cả trẻ em bị táo bón, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh bị táo bón.

16. Viên uống An Trĩ Vương hỗ trợ điều trị táo bón

Viên uống An Trĩ Vương hỗ trợ điều trị táo bón

TPCN An Trĩ Vương hỗ trợ điều trị táo bón, phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ: chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa,viêm nứt hậu môn, bảo vệ và tăng sức bền, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa,…

Liều dùng tham khảo:

  • Liều tấn công dùng uống 9 viên/ngày, dùng ít nhất trong vòng 1-2 tháng đầu.
  • Liều duy trì thì dùng uống 4-6 viên/ngày, dùng trong 2-4 tháng tiếp theo.

17. Viên uống Bách Tri Đan Nhất Long

táo bón nên uống thuốc gì, Viên uống Bách Tri Đan Nhất Long

Viên uống giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón Bách Tri Đan Nhất Long. Thuốc hỗ trợ nhuận tràng, thanh nhiệt, tăng sức bền thành mạch, hỗ trợ cải thiện táo bón, trĩ nội, trĩ ngoại. Ngoài ra, thuốc còn hỗ trợ nhuận tràng, thanh nhiệt, tăng sức bền thành mạch

Cách dùng Viên uống Bách Tri Đan Nhất Long:

  • 7 ngày đầu tiên: uống 2 viên/lần, 2-3 lần/ngày, uống trước hoặc sau ăn 1 giờ.
  • Từ ngày thứ 8 trở đi: uống 2 viên/lần, ngày 1 lần, uống trước hoặc sau ăn 1 giờ.
  • Uống để giảm táo bón và duy trì: 1 viên/lần, 2 lần/ ngày, uống trước hoặc sau ăn 1 giờ.

Lưu ý giúp phòng ngừa và tự điều trị táo bón tại nhà

Khi chứng táo bón kéo dài, các bạn cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn. Khi dùng thuốc trị táo bón để điều trị thì cần phải theo thuốc của bác sĩ. Thuốc kê theo đơn cần có sự chỉ định của bác sĩ, sử dụng đúng theo hướng dẫn và tránh lạm dụng thuốc.

Khi bị táo bón, ngoài việc tìm kiếm các cách chữa chứng táo bón nhanh chóng và hiệu quả. Các bạn cũng nên chú ý cách phòng ngừa để không còn gặp rắc rối vì chứng bệnh khó nói này.

1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ

chế độ giàu chất xơ phòng ngừa và tự điều trị táo bón tại nhà

Một trong những việc cần thiết là bạn cần giữ chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày. Nhất là tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây có chứa nhiều chất xơ giúp thuận lợi cho đường tiêu hóa của bạn.

Tuy nhiên cũng nên hạn chế ăn quá nhiều thịt, cá, các thực phẩm chế biến sẵn, dầu mỡ vì rất dễ gây táo bón. Ăn đủ chất, giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, uống nhiều nước và hạn chế các thực phẩm dễ gây táo bón.

Bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích. Hạn chế các loại đồ uống như rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga… Chúng có chứa các chất gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nên hạn chế sử dụng để có một đường ruột khỏe mạnh.

2. Thay đổi lối sống lành mạnh

Thể dục thể thao là cách giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và giảm được các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa. Ngay cả khi các bạn quá bận rộn cũng nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện, như đi bộ, yoga, cầu lông, bóng bàn…

Tập luyện thường xuyên bạn sẽ thấy cơ thể thoải mái hơn, năng động hơn. Luyện tập cũng giúp tiêu hóa dễ dàng hơn đẩy lùi được nguy cơ táo bón và táo bón kéo dài.

Để có một sức khỏe tốt, bạn hãy nhớ với việc nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, vận động thể thao thường xuyên, bỏ thói quen nhịn tiêu,…

Trên đây là những thông tin về vấn đề sử dụng thuốc trị táo bón hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón nhanh chóng và dễ dàng. Qua đây cũng là lời nhắc nhở cho các bạn về thực hiện lối sống lành mạnh và khoa học, nhằm phòng và tránh bệnh táo bón nói riêng và tạo cho mình một sức khỏe tốt dài lâu.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.