PPP là gì? Công thức tính PPP

PPP là gì? Công thức tính PPP

Trong các thuật ngữ kinh tế hẳn chúng ta từng nghe nhiều đến PPP. Nhưng PPP là gì và công thức tính PPP như thế nào thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giải thích khái niệm PPP nhằm giúp mọi người hiểu rõ ý nghĩa và cách dùng PPP hiệu quả.

PPP là gì?

PPP là từ viết tắt của Purchasing Power Parity, nghĩa là sức mua tương đương. Đây là lý thuyết kinh tế khi so sánh giữa đơn vị tiền tệ của các quốc gia khác nhau.

Để dễ hiểu thì PPP là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một đơn vị tiền tệ có thể mua được tại một quốc gia nào đó. Hoặc là với cùng một “rổ hàng hóa” nhưng ở mỗi nước khác nhau thì số tiền phải bỏ ra sẽ khác nhau, điều này cho thấy sức mua của hai đơn vị tiền tệ.

Để hiểu đơn giản PPP là gì, chúng ta có thể so sánh số tiền cần bỏ ra khi cùng mua một sản phẩm là Vải.

Tham Khảo Thêm:  Đặt Taxi Bình Chánh Hồ Chí Minh, Ưu Đãi Lên Đến 30%

Ví dụ, ở Việt nam, 1 kg vải chỉ mất 35.000 đồng nhưng ở Nhật thì cần tới 1.650 yên/kg, tương đương khoảng 340.000, gấp gần 10 lần ở Việt Nam. Sự khác biệt này chính là vì mệnh giá tiền tệ của mỗi nước khác nhau nên sức mua cũng khác nhau.

Công thức tính sức mua tương đương (PPP)

S = P1/ P2

Trong đó:

  • S là tỉ lệ trao đổi giữa đồng tiền 1 với đồng tiền 2 (ví dụ VND và USD)
  • P1 là giá cả của hàng hoá X trong nước (ví dụ VND)
  • P2 là giá cả của hàng hoá X ở nước ngoài (ví dụ USD)

Ý nghĩa của PPP

PPP là một trong những căn cứ để so sánh và đo lường khả năng mua cùng một loại hàng hóa, dịch vụ của mỗi đơn tiền tệ giữa các quốc gia có tỉ giá hối đoái không ổn định hoặc khác biệt mạnh.

PPP cũng được sử dụng để so sánh thu nhập, mức sống của người dân trong các quốc gia khác nhau. Bởi bất kỳ thu nhập tiền tệ nào cũng phải được xem xét trong mối quan hệ với số lượng hàng hóa có thể mua được ở quốc gia đó, đồng thời là cơ sở để dự đoán tình hình kinh tế toàn cầu và những biến đổi trong tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia.

Trong kinh tế vĩ mô, nếu chỉ sử dụng GDP để phản ánh sự phát triển của 1 quốc gia sẽ không hoàn toàn đúng, vì mỗi quốc gia có sức mua khác nhau tùy vào mệnh giá của tiền tệ. Lúc này điều chỉnh GDP theo PPP là cách để so sánh chính xác nhất sự mua sắm của các quốc gia khác nhau dựa trên sức mua của tiền tệ.

Tham Khảo Thêm:  Làm thế nào để loại bỏ mảnh dằm đâm vào tay trẻ?

ppp là gì

Hạn chế của PPP

Đôi khi PPP không phản ánh chính xác vì còn chịu tác động của những yếu tố khác, cụ thể:

  • Nhập khẩu

Với những hàng hóa nhập khẩu sẽ phát sinh các chi phí đi kèm khác như phí vận chuyện, bến bãi, lưu khó… do đó các sản phẩm nhập khẩu thường sẽ có giá bán cao hơn so với hàng hóa nội địa.

  • Thuế

Chính sách thuế cũng làm cho giá các mặt hàng khác nhau giữa các quốc gia, giống như Việt nam thường có giá xe hơi cao hơn so với nhiều quốc gia khác.

  • Định vị phân khúc

Giá hàng hóa của chênh lệch lớn khi được định vụ phân khúc khác nhau, chẳng hạn hàng hóa có thể là phân khúc bình dân ở nước này nhưng khi đi xuất khẩu lại được định vị là phân khúc cao cấp khiến cho giá bán tăng cao. Chẳng hạn với 1 loại quả phổ biến như ví dụ ở trên là vải. Mặc dù ở Việt nam Vải được buộc từng chùm, thậm chí đổ đống bán một cách ồ ạt và phổ biến khi vào mùa vụ nhưng ở Nhật, loại vải thiều đóng hộp (12 quả/1hộp) lại là loại trái cây thuộc phân khúc cao cấp ở nước này khi có mệnh giá 1 triệu đồng/ hộp.

Rõ ràng dù là với phương pháp nào cũng không thể đạt được sự chính xác tuyệt đối, bởi còn chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan khác và PPP cũng vậy. Mặc dù có những hạn chế riêng nhưng PPP vẫn mang lại những ý nghĩa quan trọng trong kinh tế vĩ mô và được áp dụng phổ biến hiện nay.

Tham Khảo Thêm:  Top 15+ phần mềm mix nhạc DJ tốt nhất, phổ biến và dễ dùng trên máy tính.

XEM THÊM:

  • Chứng chỉ quỹ là gì?
  • P/E là gì? Hiểu P/E sẽ giúp bạn đầu tư tốt hơn

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.