Cây đa Tân Trào trong lịch sử dân tộc

Cây đa Tân Trào trong lịch sử dân tộc

“Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa”

Cây đa Tân Trào cùng mái đình Hồng Thái trở thành trái tin, là biểu tượng của chiến khu Việt Bắc. Cây Đa là biểu tượng của làng quê Bắc Bộ, là một phần không thể tách rời trong tổng thể không gian đình làng. Tuy nhiên, khác với những cây đa làng quê, cây đa Tân Trào như một chứng tích của lịch sử dân tộc. Du lịch Tuyên Quang về với thủ đô gió ngàn, đừng quên dừng lại trước cây đa để hồi tưởng về những sự kiện trọng đại của cả dân tộc.

  • Kinh nghiệm du lịch thác Bản Ba
  • Ngẩn ngơ thác Mơ Nà Hang
  • Mái đình Hồng Thái gắn liền với lịch sử dân
Mái đình Hồng Thái cùng cây đa Tân Trào là trái tim của thủ đô gió ngàn

Hội tụ đầy đủ các yếu tố về thiên thời, địa lợi, nhân hòa, từ tháng 5 đến tháng 8/1945, Tân Trào vinh dự được lãnh tụ Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh chọn làm căn cứ địa để chuẩn bị lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Tháng 6/1945, Khu giải phóng bao gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang được thành lập, Tân Trào (Tuyên Quang) được chọn là “Thủ đô lâm thời Khu giải phóng”. Khi cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954), Tân Trào lại được chọn làm “Trung tâm thủ đô kháng chiến”, nơi đặt trụ sở làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội và nhiều bộ, ban, ngành Trung ương. Nơi đây ghi dấu những năm tháng Bác Hồ ở và làm việc cũng như những ân tình sâu nặng, son sắt của đồng bào các dân tộc tại Tân Trào đối với Bác.

Tham Khảo Thêm:  CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ
Cây đa Tân Trào trong lịch sử dân tộc
Cây đa Tân Trào trong lịch sử dân tộc

Cây đa Tân Trào là nơi chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, đặc biệt vào thời kỳ tiền khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Tại nơi đây ngày 13 tháng 8 năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành Hội nghị toàn quốc để quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền; ngày 16 tháng 8 năm 1945 Đại hội Quốc dân cũng đã họp thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh quy định Quốc kỳ là lá cờ đỏ, sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca và bầu ra Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt nam tức là Chính phủ Lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945 dưới bóng Cây đa Tân Trào, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1 và sau đó tiến quân về giải phóng Hà Nội; sáng ngày 17 tháng 8 năm 1945 thay mặt Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Bác Hồ đã đọc lời thề thiêng liêng trong lễ ra mắt Quốc dân tại nơi đây và có câu nói bất hủ “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Cây đa Tân Trào gồm có hai cây, người dân địa phương quen gọi là cây đa ông và cây đa bà
Tham Khảo Thêm:  "Cơm Tấm" trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt

Theo kinh nghiệm du lịch Tuyên Quang, được biết cây đa Tân Trào trước đây gồm hai cây mọc cách nhau khoảng 10m, người dân trong vùng quen gọi là “cây đa ông” và “cây đa bà”. Trải qua thời gian, Cây đa Tân Trào có dấu hiệu già cỗi, tưởng chừng không thể vượt qua quy luật “sinh tử”. Đến năm 2008 cây đa Tân Trào chỉ còn lại một nhánh nhỏ của “cây đa ông” và một cành duy nhất ở hướng đông bắc của “cây đa bà”. Trước tình hình trên, từ năm 2008 – 2010, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với các tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp xây dựng phương án chăm sóc, phục hồi sinh trưởng cây đa Tân Trào. Cùng thời gian đó, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã chiết thành công 21 trong tổng số 26 cành của cây để lưu giữ nguồn gen và một phần để tạo rễ ngay trên thân cây. Ngoài ra, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện dự án đầu tư kỹ thuật để chống đỡ thân cây bằng cách sử dụng hệ thống cốt thép móng bê tông, cột đỡ bằng thép ống D250mm, bên ngoài bọc vật liệu tổng hợp, liên kết với thân cây bằng đai thép.

Công cuộc chăm sóc, tôn tạo cây đa Tân Trào
Công cuộc chăm sóc, tôn tạo cây đa Tân Trào

Sau nhiều năm chăm sóc và phục hồi, cây đa Tân Trào lịch sử đã dần sinh trưởng trở lại. Tại vết tạo sẹo trên cành cây duy nhất còn sống của “cây đa bà” đến nay đã phát triển thành hai cụm rễ, đường kính mỗi cụm rễ 80-90cm, diện tích tán lá rộng khoảng 30-40m2. Còn một nhánh nhỏ của “cây đa ông” đến nay cũng đã hồi sinh và phát triển thành cụm cây mới gồm 4 gốc xanh tốt. Việc cây đa Tân Trào lịch sử hồi sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi đó không chỉ là biểu tượng cách mạng của Thủ đô khu giải phóng mà còn là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam.

Tham Khảo Thêm:  Bí quyết trải nghiệm chuyến du lịch Đà Lạt vào mùa mưa mà vẫn thăng hoa

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.