7 Cách giảm đau bụng kinh tại nhà cho hiệu quả ngay lập tức

7 Cách giảm đau bụng kinh tại nhà cho hiệu quả ngay lập tức

Hiện nay, mỗi khi đến ngày đèn đỏ, các chị em đều phải chịu đựng những cơn đau bụng dữ dội. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày hoặc thậm chí suốt chu kỳ kinh nguyệt. Để giúp cho các bạn giảm thiểu được tình trạng này, bài viết dưới đây xin gửi 7 Cách giảm đau bụng kinh tại nhà – hiệu quả ngay lập tức, các bạn có thể tham khảo.

Nguyên nhân đau bụng kinh dữ dội mà bạn cần biết

Trước khi đến với các cách giảm đau bụng kinh tại nhà thì chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng kinh trong ngày đèn đỏ.

Đau bụng kinh gây ra những cơn đau dữ dội và thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt của bạn. Nó có thể là nguyên phát hoặc thứ phát:

  • Tình trạng bị đau bụng kinh nguyên phát là do tử cung co bóp bất thường do mất cân bằng hóa học trong cơ thể. Ví dụ, hóa chất prostaglandin kiểm soát sự co bóp của tử cung.
  • Tình trạng đau bụng kinh thứ phát là do các tình trạng bệnh lý khác, thường là lạc nội mạc tử cung. Đây là tình trạng mô nội mạc tử cung cấy bên ngoài tử cung. Lạc nội mạc tử cung thường gây chảy máu trong, nhiễm trùng và đau vùng chậu.
Tham Khảo Thêm:  Đây là cách chặn tin nhắn trên iPhone mà ai cũng nên biết

Một số nguyên nhân khác của đau bụng kinh thứ phát bao gồm:

  • Bệnh viêm vùng chậu (PID).
  • U xơ tử cung.
  • Mang thai bất thường (sảy thai, ngoài tử cung).
  • Nhiễm trùng, khối u hoặc polyp trong khoang chậu.

7 Cách làm giảm đau bụng kinh ngay lập tức

Ở mọi trường hợp đau, bạn có thể làm giảm các cơn đau bụng kinh tại nhà. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng:

1. Làm ấm (chườm) vùng bụng dưới

Nhiệt độ lạnh cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng kinh trở nên nghiệm trọng hơn do co thắt tử cung bị bất thường, lưu thông máu khí huyết bị giảm. Cơ thể bị lạnh, ngoài vấn đề khiến đau bụng kinh bị nặng hơn mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của các chị em.

Vì vậy, trước hoặc trong những ngày đèn đỏ nên chườm ấm vùng bụng dưới bằng túi chườm, miếng dán thông dụng hoặc chai nước ấm. Ngoài ra, khi đi tắm các bạn nên sử dụng nước ấm giúp điều hòa cho cơ thể, giảm được tình trạng đau bụng kinh và tăng lưu thông khí huyết.

2. Massage vùng bụng dưới giúp giảm đau bụng kinh

Khi những cơn đau bụng kinh xuất hiện, các chị em nên sử dụng tay làm ấm và massage nhẹ nhàng sẽ làm giảm đau rõ rệt. Thực hiện đúng cách thì cơn đau giảm sẽ giúp cho cơ thể của bạn được dễ chịu hơn nhờ vào làm giãn cơ bụng đang co cứng, giảm tình trạng co thắt tử cung – là nguyên nhân chính dẫn đến đau bụng kinh.

Tham Khảo Thêm:  [Giải đáp] Những người nào không nên uống sữa Ensure?

3. Sử dụng trà gừng ấm

Gừng là một loại dược liệu được sử dụng để điều trị đau bụng kinh tại nhà rất hiệu quả. Nó có công dụng làm ấm cơ thể, giúp lưu thông khí huyết.

4. Ăn uống theo một chế độ lành mạnh

Để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa tình trạng khó chịu và đau bụng kinh thì xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng. Nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều Vitamin B1, Vitamin B6, Vitamin E, sắt, kẽm, acid béo,… để làm tăng sức đề kháng cũng như làm giảm được tình trạng căng cơ dẫn đến đau bụng kinh.

Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều mỡ, chất kích thích, đồ ăn mặn,… Nên ăn những thức ăn thanh đạm, giàu chất xơ,…

5. Ngủ đủ giấc, sinh hoạt hợp lý

Ở những ngày đèn đỏ, hormone của chị em thay đổi bất thường, cùng với đó là những triệu chứng rất khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ở thời gian này, bạn nên đi ngủ sớm, nằm ở tư thế bào thai giúp cơ bụng được giãn, điều hòa được hormone và khí hư. Như vậy đau bụng kinh sẽ được suy giảm.

6. Tập thể dục

Tập thể dục kích thích giải phóng endorphin, là chất hóa học do cơ thể sản xuất giúp ngăn chặn cảm giác đau. Ngoài ra, tập thể dục cũng là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng – điều này cũng ảnh hưởng đến cảm giác đau của bạn.

7. Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu cơn đau bụng kinh kéo dài gây ảnh hưởng đến công việc hay cuộc sống đời thường của bạn thì nên uống thuốc giảm đau – đây được xem là cách giảm đau nhanh nhất. Tuy nhiên cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ đưa ra, không được tự ý hay quá lạn dụng thuốc vì có khả năng gây tác dụng phụ.Các nhóm thuốc giảm đau khác nhau có tác dụng khác nhau. Đối với cơn đau bụng kinh, NSAID (thuốc chống viêm không steroid) có khả năng hoạt động tốt nhất vì chúng có thể làm giảm prostaglandin – hormone kích thích các cơn co thắt dẫn đến đau bụng kinh.

Tham Khảo Thêm:  Cấu trúc by contrast là gì? Công thức và cách dùng trong tiếng Anh

Tài liệu tham khảo

  1. Chuyên gia Cleveland Clinic. Dysmenorrhea, Cleveland Clinic. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  2. Dược sĩ Lưu Anh. Đau bụng kinh là gì? Một số cách làm giảm cơn đau khi đến kỳ kinh nguyệt. Rong kinh là gì, có nguy hiểm không? Cách phòng tránh cho nữ giới. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  3. Chuyên gia Hopkins Medicine. Dysmenorrhea, Hopkinsmedicine. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  4. Dược sĩ Lê Duy. Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị.
  5. Chuyên gia NHS. Period pain, Rối loạn kinh nguyệt là gì? Làm thế nào để kinh nguyệt đều? NHS. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  6. Chuyên gia Houston Methodist. Menstrual Cramps: 5 Tips for Getting Relief From Period Pain, Houston Methodist. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023
  7. Dược sĩ Lan Anh. Các cách phòng tránh và giảm đau trong đau bụng kinh, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023

Tác giả: Dược sĩ Cẩm Loan, tốt nghiệp khoa Dược – Đại học Đại Nam hiện đang phụ trách chuyên môn Dược lâm sàng tại nhà thuốc Central Pharmacy

Theo trungtamthuoc.com

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.