Vô cảm là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Vô cảm là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách là truyền thống tốt đẹp của nước ta. Thế nhưng hiện nay, nhiều người đã quên mất truyền thống đó, trở nên vô cảm, thờ ơ với mọi thứ, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sự phát triển của xã hội. Vậy cô cảm là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao?

Vô cảm là gì?

Vô cảm là gì?

Vô cảm là gì?

Vô cảm là một trạng thái cảm xúc đặc trưng bởi sự thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến mọi thứ xảy ra xung quanh.

Người vô cảm thường không có bất cứ cảm xúc gì trước nỗi đau của người khác, kể cả người thân. Họ chỉ quan tâm đến bản thân họ mà thôi.

Một người sống không có cảm xúc, không cảm nhận được tình yêu thương sẽ chỉ luôn nhìn nhận cuộc sống một cách tẻ nhạt, cô đơn.

Tuy vô cảm không phải bệnh lý nhưng lại có tốc độ lây lan nhanh chóng, đặc biệt là ở giới trẻ. Khi thấy cách ứng xử thờ ơ của người khác, họ dễ bị ảnh hưởng, trở nên lãnh đạm, vô cảm, không hiểu được nỗi đau của người khác.

Tình trạng này dễ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sự phát triển của xã hội.

Tác hại của vô cảm

Đối với cá nhân, thái độ vô cảm khiến tâm hồn bạn mất đi cảm xúc yêu thương, trở nên chai sạn trước nỗi đau, mất mát của người khác.

Những người vô cảm cũng dễ có hành vi vi phạm quy chuẩn đạo đức và pháp luật vì không hề biết thương xót, đồng cảm hay chia sẻ.

Nếu vô cảm xảy ra ở gia đình và tập thể, xã hội sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng. Khi mỗi cá nhân không có sự tương tác với người khác, không biết quan tâm đến nhau mà chỉ nghĩ đến bản thân mình sẽ dẫn đến khủng hoảng xã hội.

Một xã hội không có sự liên kết, ích kỷ, thiếu đồng cảm thì không thể phát triển. Cuộc sống ngày càng lạc hậu bởi mọi người không đồng lòng cùng nhau xây dựng và phát triển.

Tham Khảo Thêm:  Dĩ Hòa Vi Quý có ý nghĩa như thế nào?

Trong những năm gần đây, không khó để chúng ta chứng kiến việc mọi người vô cảm, bỏ mặc người gặp nạn. Sự dửng dưng và thờ ơ của những người xung quanh khiến người gặp nạn không được cứu giúp kịp thời, dần dần mất đi hy vọng và niềm tin với cuộc sống.

Người vô cảm thường dửng dưng, không giúp đỡ người khác gặp nạn

Người vô cảm thường dửng dưng, không giúp đỡ người khác gặp nạn

Bên cạnh đó, thái độ dửng dưng và thờ ơ giới trẻ còn ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, các em rất dễ bị rối loạn nhân cách khi bước vào giai đoạn trưởng thành.

Biển hiện của một người vô cảm

Một người được coi là vô cảm với cuộc sống xung quanh nếu có những biểu hiện như:

  • Thờ ơ, lãnh cảm, không có cảm xúc với mọi vấn đề trong cuộc sống.
  • Khi lắng nghe bạn bè hoặc người thân chia sẻ những sự việc có tính chất đau buồn, người vô cảm thường tỏ thái độ thờ ơ, không quan tâm.
  • Hời hợt trong mối quan hệ giữa người – người, người – vật hoặc với mọi vấn đề.
  • Thấy người tốt bị ức hiếp không bảo vệ, thấy kẻ ác làm điều xấu cũng không lên tiếng.
  • Luôn cảm thấy trống rỗng, mất cảm xúc với mọi thứ, kể cả bản thân, không buồn phiền khi bị chê trách, không vui khi được khen ngợi.
  • Gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ, không biết lắng nghe hay giúp đỡ người khác.
  • Không có ý định giúp người khác, luôn cho rằng đó không phải việc của mình, sợ phiền hà nên thường bỏ qua, ngay cả khi có người cầu xin sự giúp đỡ trước mặt.
  • Thường nói lời vô cảm, dễ làm tổn thương những người xung quanh.
  • Cảm thấy gượng gạo khi nói chuyện với người khác, lạc lõng trống rỗng khi đến những nơi đông người.
  • Luôn cảm thấy nghi ngờ, không có niềm tin vào bất cứ điều gì
  • Không có định hướng, không cảm thấy hy vọng nhiều vào điều gì, sống không có khát vọng.

Nguyên nhân dẫn đến lối sống vô cảm

Nguyên nhân dẫn đến vô cảm ở một người rất đa dạng. Chúng được chia thành các nhóm như sau:

Nguyên nhân từ chính bản thân

  • Lối sống ích kỷ, thực dụng nên thiếu sự đồng cảm với nỗi đau và mất mát của người khác.

Bản thân sống ích kỷ dễ dẫn đến vô cảm

Bản thân sống ích kỷ dễ dẫn đến vô cảm

  • Bản thân không có chính kiến, dễ ảnh hưởng bởi cảm xúc vô cảm của người khác.
  • Liên tục bị người khác lừa dối, thậm chí hãm hại nên mất niềm tin vào cuộc sống, trở nên vô cảm với xã hội.
  • Chỉ chú trọng đến sự nghiệp và vật chất mà quên đi những giá trị về tinh thần.
  • Tính cách nhút nhát, sống khép mình và thiếu bản lĩnh nên lo sợ việc giúp đỡ người bị nạn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân. Dần dần, bản thân mất đi sự đồng cảm và trở nên thờ ơ, chai lì.
Tham Khảo Thêm:  Giải đáp thắc mắc: Bầu ăn mực được không?

Ảnh hưởng từ gia đình

Cách giáo dục của gia đình ảnh hưởng nhiều đến tính cách và nhận thức của mỗi người. Nhiều người trở nên vô cảm bởi:

  • Cha mẹ có lối sống ích kỷ, thờ ơ và không có sự đồng cảm với người khác.
  • Gia đình không quan tâm đến con cái dẫn đến việc trẻ không được nuôi dạy và giáo dục đúng đắn.
  • Phụ huynh chỉ chú trọng đến việc học mà không bồi dưỡng nhân cách và rèn cho con những đức tính tốt như tương thân tương ái, yêu thương, đồng cảm và chia sẻ với mọi người xung quanh.
  • Được dạy phải vượt trên người khác, luôn cho mình là nhất, không cần quan tâm đến những người xung quanh.
  • Bố mẹ chiều chuộng và đáp ứng mọi yêu cầu của con một cách vô điều kiện khiến con trở nên ích kỷ, chỉ biết đón nhận và không biết cho đi.

Tác động từ xã hội

  • Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội dễ làm “lây lan” thái độ sống vô cảm. Đa phần người trẻ đều hướng đến những giá trị vật chất mà quên việc nuôi dưỡng tâm hồn.
  • Học sinh cũng có thể trở nên vô cảm nếu nhà trường không giáo dục toàn diện cả về tri thức, nhân cách và đạo đức. Ngoài ra, việc giáo viên thiếu sự quan tâm đến hoàn cảnh của các em, ít chia sẻ cũng khiến học sinh có cảm xúc nghèo nàn và thờ ơ với nỗi đau của người khác.

Cách khắc phục tình trạng vô cảm là gì?

Cách khắc phục tình trạng vô cảm là gì?

Cách khắc phục tình trạng vô cảm

Để khắc phục trạng thái vô cảm, thờ ơ, bạn cần thay đổi bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm sự hỗ trợ từ gia đình, xã hội.

Các biện pháp tự cải thiện bản thân

  • Quan sát và học hỏi cảm xúc của người khác: Để tạo cảm xúc cho bản thân, trước hết bạn hãy quan sát biểu cảm của người khác trong từng hoàn cảnh. Sau đó, bạn học cách thấu hiểu, đồng cảm với họ để hình thành cảm xúc tương tự.
  • Học cách thể hiện sự quan tâm: Bạn hãy thực hành ngay với chính người thân trong gia đình như hỏi xem tối qua mẹ có ngủ ngon không hay bố còn bị đau người không… Ban đầu, có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn nhưng dần dần bạn sẽ hình thành thói quen quan tâm người khác.
  • Noi gương những người giàu lòng nhân ái: Bên cạnh những người vô cảm thì xã hội vẫn có nhiều người giàu lòng nhân ái, luôn giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Bạn nên noi gương họ, hỗ trợ người khác. Khi nhận lại lời cảm ơn của người đó, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, hào hứng hơn.
  • Suy nghĩ lạc quan: Cho đi là còn mãi, buông bỏ mọi oán hận, bất công đã xảy đến với bạn.
Tham Khảo Thêm:  Hồ Đại Lải Vĩnh Phúc: Giá vé, Đi vào mùa nào, Có gì vui chơi

Vai trò của gia đình, nhà trường

  • Về phía gia đình, bố mẹ nên xem xét lại phương pháp giáo dục: Không nên quá nuông chiều hoặc quá hà khắc mà giáo dục trẻ dựa trên tinh thần tôn trọng và lắng nghe con cái. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần nuôi dưỡng cho bản thân tinh thần tương thân tương ái để con cái học tập và noi theo.
  • Các thành viên trong gia đình phải luôn quan tâm và chia sẻ lẫn nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Từ đó, con cái sẽ hình thành lối sống yêu thương và đùm bọc người khác.
  • Khi con cái có những hành vi sai lệch, gia đình nên trò chuyện để thấu hiểu tâm lý và cảm xúc của con, đồng thời giải thích cho con hiểu vì sao hành vi đó không đúng.
  • Giáo dục con cách chia sẻ từ những điều nhỏ nhất như đề nghị trẻ chia sẻ bánh kẹo cho các bạn khác, biết hỗ trợ mẹ nấu ăn, làm việc nhà, nhường nhịn anh chị em,…
  • Đối với học sinh, nhà trường cần đẩy mạnh công tác giáo dục về đạo đức để trẻ có cảm xúc và biết chia sẻ với những người hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức các chương trình tương thân, tương ái để vừa giúp đỡ học sinh nghèo, vừa dạy cho các em biết chia ngọt sẻ bùi với nhau.

Vô cảm không phải là bệnh nhưng trạng thái này có thể để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc. Bởi vậy, khi nhận thấy bản thân như thế, bạn nên thay đổi ngay từ bây giờ để cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc, cuộc sống có ý nghĩa hơn nhé!

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.