Giải đáp thắc mắc: Bầu ăn mực được không?

Giải đáp thắc mắc: Bầu ăn mực được không?

Mực là món hải sản khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, liệu bầu có ăn mực được không và ăn như thế nào để không gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé yêu. Bởi việc mang thai sẽ khiến các mẹ bầu thay đổi rất nhiều về cơ thể cũng như nội tiết tố. Những thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng mà nó còn ảnh hưởng đến cả thói quen ăn uống của mẹ bầu. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mực là món hải sản khoái khẩu của nhiều người

Bầu ăn mực được không?

Mực là một loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao và còn là nguồn cung cấp axit béo omega-3, protein cũng như các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Đa số các loại hải sản đều chứa một lượng thủy ngân nhất định, mực cũng không ngoại lệ. Điều này sẽ khiến nhiều chị em lo lắng bà bầu ăn mực được không?

So với một số loại hải sản khác như cá ngừ, cá thu và cá kiếm có chứa hàm lượng thủy ngân cao, mực ống được xem là một trong những loại hải sản an toàn có thể ăn trong thời gian mang thai bởi hàm lượng thủy ngân thấp và giá trị dinh dưỡng cao.

Việc ăn mực có thể giúp bổ sung dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe của mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy vậy, mẹ nên lưu ý tuân thủ các quy tắc và ăn mực với mức độ vừa phải để có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, cần tuân thủ một số quy tắc và lựa chọn cẩn thận:

  • Chọn mực chất lượng: Nên chọn mực tươi, sơ chế sạch sẽ để giúp đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh mùi tanh có thể gây buồn nôn cho mẹ bầu.
  • Ăn hạn chế: Mực chứa một lượng nhỏ thủy ngân (khoảng 0.023 ppm), khi ăn quá nhiều mực có thể gây tích tụ thủy ngân, ảnh hưởng đến thai nhi. Mực nên được ăn một cách hợp lý và không nên ăn mỗi ngày.
  • Chế biến cẩn thận: Lưu ý chế biến mực một cách an toàn và đảm bảo mực được nấu chín đều, tránh ăn mực sống hoặc chưa chín kỹ.
  • Cân nhắc sự kết hợp khi chế biến: Khi ăn mực, nên xem xét việc kết hợp với những loại thực phẩm khác để đảm bảo một chế độ ăn uống đa dạng và cân đối cho thai kỳ.
Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn cách phát âm ed chuẩn nhất

Bầu ăn mực được không?

Giá trị dinh dưỡng có trong mực ống

Bầu ăn mực được không? Câu trả lời là có, bởi trên thực tế, mẹ bầu vẫn nên thêm món ăn này vào thực đơn do thành phần dinh dưỡng có trong 100g mực ống bao gồm:

  • Đồng (1,8mg): Giúp sản xuất hemoglobin và giữ cho mạch máu, xương, hệ thần kinh phát triển khỏe mạnh.
  • Phốt pho (213mg): Giúp cho răng và xương của bé chắc khỏe, hình thành vật liệu di truyền, enzyme và màng tế bào, giải phóng năng lượng trong quá trình trao đổi chất.
  • Selen (44mcg): Giúp điều chỉnh hormone tuyến giáp, ngăn ngừa mất cân bằng oxi hóa.
  • Protein (15g): Giúp hỗ trợ xây dựng các mô trong cơ thể bé, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Vitamin B2 (0,389mg): Hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
  • Vitamin B12 (1,05 mcg): Giúp hình thành tế bào hồng cầu, vật liệu di truyền cũng như hệ thần kinh trung ương, điều chỉnh quá trình trao đổi chất béo, protein.
  • Sắt (0.86 mg): Hình thành tế bào hồng cầu, tăng nồng độ hemoglobin và lượng máu chảy qua tử cung.
  • Kẽm (1.48mg): Đóng vai trò sản xuất enzyme và insulin trong cơ thể của thai nhi.
  • Vitamin C (3,6mg): Phát triển hệ miễn dịch.

Ngoài ra, mực không chỉ ngon mà còn có chứa các dưỡng chất có lợi trong thời kỳ mang thai. Ví dụ, mực chính là một nguồn cung cấp omega-3 dồi dào. Axit béo omega-3 rất cần thiết trong quá trình mang thai bởi chúng thúc đẩy sự phát triển não bộ của thai nhi. Hơn nữa, thực phẩm này còn là một nguồn tuyệt vời của protein, vitamin E, đồng, B12, kẽm, selen và sắt, tất cả đều là những dinh dưỡng quan trọng ở trong thai kỳ.

Giá trị dinh dưỡng có trong mực ống

Xem thêm: Bà bầu ăn mướp được không? Khám phá 10 lợi ích của mướp đối với bà bầu

Lợi ích của việc ăn mực mang lại đối với sức khỏe mẹ bầu

Vậy là bạn đã rõ bầu ăn mực được không. Dưới đây là một số lợi ích từ việc ăn mực mang lại cho sức khỏe của mẹ bầu:

Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi

Có rất nhiều hải sản tốt cho mẹ bầu, trong đó có mực. Mực là loại thực phẩm cung cấp nguồn omega-3 dồi dào cần thiết cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Axit béo omega-3 có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của não bộ thai nhi. Ngoài ra, thành phần trong mực ống còn có protein, vitamin E, B12 và các khoáng chất như đồng, kẽm, selen và sắt,… đều là những chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết trong thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên bỏ quan món ngon này trong thực đơn của mình.

Tham Khảo Thêm:  TP Long Khánh Có bao Nhiêu Phường, Xã Trong Năm 2022

Tạo máu và chống thiếu máu

Sắt và đồng có trong mực giúp tạo ra hồng cầu và cung cấp máu cho cả mẹ và thai nhi. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu cũng như các vấn đề liên quan đến máu như bong nhau thai và sảy thai.

Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch thai kỳ

Theo nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, các thành phần trong mực có khả năng kháng khuẩn tốt. Đặc biệt là khả năng vô hiệu hóa vi khuẩn và những virus có hại. Điều này thêm một lần nữa khẳng định mực hoàn toàn có lợi cho sức khỏe và tốt đối với phụ nữ mang thai. Bởi vì trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ nhạy cảm và dễ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, mẹ bầu ăn mực được không là điều mà các chị em không cần phải lăn tăn nếu yêu thích món hải sản thơm ngon này trong giai đoạn nghén ngẩm.

Giảm mệt mỏi và căng thẳng

Vitamin B6 và magie có trong mực giúp giảm tình trạng mệt mỏi và tâm trạng căng thẳng của mẹ bầu. Điều này sẽ có lợi trong giai đoạn mà hormone estrogen tăng cao và gây ra các tình trạng này.

Có tác dụng chống oxy hóa

Các polysacarit trong mực đã được nghiên cứu và cho thấy là có khả năng chống lại các gốc tự do. Vì vậy, ngoài các giá trị về dinh dưỡng, mực còn có thành phần chống oxy hóa rất tốt, chống lại các gốc tự do. Đây là cơ chế cần thiết và quan trọng đối với cơ thể để có thể ngăn ngừa bệnh tật, nhất là các căn bệnh hiểm nghèo.

Lợi ích của việc ăn mực mang lại đối với sức khỏe mẹ bầu

Một số lưu ý ăn mực an toàn cho mẹ bầu

Khi ăn mực mẹ nên chú ý đến cách ăn và chế biến đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cho mẹ bầu:

  • Hạn chế lượng mực ăn: Lượng tối đa mẹ bầu nên ăn trong một tuần là khoảng 150g. Bởi vì quá nhiều mực có thể sẽ khiến cơ thể không hấp thụ đủ dưỡng chất và gây ra tình trạng táo bón và mất cân bằng nước cũng như chất điện giải cho cơ thể.
  • Chế biến đúng cách: Mực nên được chế biến kỹ trước khi ăn, tránh ăn mực sống, gỏi, hoặc mực tái. Mực sống có thể là tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Đối với phụ nữ mang thai, nên ưu tiên các món hấp, xào hoặc chế biến đơn giản để có thể giữ được nhiều dinh dưỡng nhất có thể. Hoặc mẹ có thể đổi món với mực nướng, thêm gia vị theo sở thích.
  • Kiểm tra dị ứng: Nếu bạn có cơ địa bị dị ứng với hải sản, hãy cẩn thận khi ăn mực. Bởi vì dị ứng với hải sản có thể gây các phản ứng dị ứng nguy hiểm.
  • Chọn mực tươi và đáng tin cậy: Tránh ăn mực đã chết hoặc mực mua từ nguồn không đáng tin cậy. Mực chết hoặc mực đông lạnh lâu ngày có thể chứa nhiều loại vi khuẩn có hại cho đường ruột. Mẹ bầu nên chọn mực tươi sống và mua từ cửa hàng uy tín.
Tham Khảo Thêm:  Tuyệt Chiêu Kiểm Tra Card Màn Hình Máy Tính Chưa Đầy 5 Phút

Kết luận: Vậy là bạn đã c giải đáp câu hỏi “Bầu ăn mực được không?” cũng như biết thêm nhiều thông tin về loại hải sản nhiều dinh dưỡng này. Ngoài ra cũng cần lưu ý những vấn đề dinh dưỡng trên để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi nhé.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Xem thêm:

  • Bầu ăn đào được không? Ăn đào trong thai kỳ có tác dụng gì?
  • Bầu ăn rau muống được không? Cách ăn rau muống an toàn cho mẹ bầu
  • Bà bầu ăn vải được không? Lợi ích, tác hại và lưu ý cần biết
  • Giải đáp thắc mắc bà bầu ăn khổ qua được không? Lời khuyên cho mẹ bầu muốn ăn khổ qua

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.