Trộm vía là gì và những điều thú vị về vía

Trộm vía là gì và những điều thú vị về vía

Đâu đó trên đường phố bạn thường nghe thấy mọi người nói “Trộm vía, con bé đáng yêu quá!” nhưng lại không hiểu trộm vía là gì? Không chỉ bạn mà còn rất nhiều người khác tò mò về nguồn gốc, nguyên nhân và ý nghĩa của cụm từ đặc biệt này. Để khám phá sự thú vị và màu nhiệm trong ngôn ngữ Việt, mời bạn cùng Capitech tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Giải thích trộm vía là gì

Khi khen một đứa trẻ kháu khỉnh, đáng yêu, mọi người thường kèm theo từ “trộm vía”
Khi khen một đứa trẻ kháu khỉnh, đáng yêu, mọi người thường kèm theo từ “trộm vía”

“Trộm vía” là câu nói cửa miệng của người miền Bắc. Khi khen một ai đó, đặc biệt là những đứa trẻ đáng yêu, bụ bẫm, kháu khỉnh, ngoan ngoãn…. mọi người thường kèm theo cụm này vào trước hoặc sau, hoàn toàn không có nghĩa xấu.

Ví dụ như:

  • Trộm vía, đứa bé đáng yêu quá!
  • Thằng bé hiếu động, kháu khỉnh quá, trộm vía!
Tham Khảo Thêm:  Sinh năm 1989 mệnh gì, tuổi con gì? Hợp màu gì? Hợp với tuổi nào?

Thật ra, trong từ điển chính gốc không có cụm từ này mà nó được dùng như một dạng thông lệ, thói quen của người bản xứ. Xuất phát điểm của “trộm vía” đến từ quan điểm về tâm linh theo văn hóa Á Đông. Bởi người Việt xưa có quan niệm răng ngoài phần hồn còn có vía.

Vía có nghĩa là năng lượng tinh thần. Nếu phạm phải, cơ thể sẽ trở nên ốm yếu, bệnh tật, thường xuyên đau ốm, không còn khỏe mạnh. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, sức đề kháng kém lại càng cần được bảo vệ, che chở nhiều hơn.

Các cụ ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do đó, việc thêm từ “trộm vía” sau những lời khen như một lời xin phép thần linh để tránh khỏi những phiền phức, ma quỷ ghen ghét khiến bé sợ hãi, quấy khóc. Đó cũng là lý do vì sao người xưa thường có quan niệm đặt tên con thật xấu thì càng dễ nuôi, hiếu động, khỏe mạnh.

Xem thêm: Kính cường lực chống nhìn trộm là gì?

Các khái niệm khác liên quan đến hồn vía

Có nhiều khái niệm liên quan đến vía
Có nhiều khái niệm liên quan đến vía

Ngoài trộm vía là gì, dưới đây là những khái niệm khác liên quan về hồn vía thường xuất hiện trong cuộc sống, văn hóa hàng ngày:

  • Xin vía: Xin sự thuận lợi, hạnh phúc từ những người gặp nhiều may mắn, thành đạt. Ví dụ như xin vía để kinh doanh, khai trương phát đạt, khởi đầu thuận lợi, trôi chảy…
  • Vía Quan Âm: Cầu mong sự yên ấm, hạnh phúc, cứu khổ cứu nạn, mọi sự bình an.
  • Ba hồn bảy vía: Trong các tài liệu về Đạo giáo có nhắc đến cụm từ “3 hồn 7 vía” hay còn gọi là hồn phách điều chỉnh mọi hoạt động, tư duy của con người. Trong đó, 7 vía gồm có Thi Cẩu, Phục Thỉ, Xú Phế, Phi Độc, Tước Âm, Thôn Tặc, Trừ Uế đảm đương những nhiệm vụ khác nhau.
  • Phải vía: Tình trạng một đứa trẻ đang khỏe mạnh, ngoan ngoãn, ăn uống bình thường bỗng nhiên thay đổi tâm tính, quấy khóc, không chịu ăn ngủ đúng giờ giấc nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Mất vía: Đây là từ được dùng trong trường hợp ai đó bị dọa hay gặp phải chuyện bất ngờ, không kịp phản ứng.
  • Nặng bóng vía: Người xưa thường có quan niệm về người nặng và nhẹ bóng vía. Cụ thể, một người sẽ có 2 luồng khí âm dương trong cơ thể nhưng mức độ sẽ khác nhau. Có người nặng phần dương, nhẹ phần âm và cũng ngược lại.
Tham Khảo Thêm:  Nếp nhăn ở ấn đường tiết lộ số phận đời người và cách hóa giải

Xem thêm: 3 cách lấy trộm mật khẩu wifi đơn giản, hiệu quả

Thật khó để giải thích tường tận về nguồn gốc, quan niệm và ý nghĩa trộm vía là gì. Bởi cụm từ này đã xuất hiện từ rất lâu và không ai nắm rõ thời gian và nguyên nhân bắt đầu. Nhưng giờ đây nó đã trở nên thông dụng, trở thành một phần đặc biệt mang đậm nét văn hóa, sắc thái của người Việt.

Thông tin liên hệ

  • TRỤ SỞ CHÍNH : A13/11A, Đường Nguyễn Cửu Phú, Ấp 1, Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh, HCM
  • Hotline: 09 7227 1639 – 086 860 9149
  • Email: [email protected]

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.