Tiêu & Dùng

Bền màu vượt trội… Nguyên nhân là bởi sơn gel luôn đem đến vẻ bóng đẹp hoàn hảo (bóng, mịn, đều màu) với độ bền chắc vượt trội so với những gì mà sơn móng thông thường có thể đem lại. Một khi đã sơn gel cho móng, bạn gần như có thể hoàn toàn yên tâm về vẻ đẹp của bộ móng trong khoảng ít nhất là 10 ngày trở lên, không hề phải lo lắng về việc màu móng có thể bị bong tróc bất chợt cho tới khi bạn quyết định tẩy gel vì… móng mọc dài ra làm lộ chân móng. Sơn gel là một dạng sơn móng ở thể gel lỏng, không tự khô khi sơn lên móng nhưng sẽ trở thành một lớp polymer cứng cáp dẻo dai ngay lập tức khi được xúc tác dưới ánh đèn UV hoặc đèn Led. Điều mà bạn có được khi dùng sơn gel là độ bóng láng, độ cứng, độ bền đều cao hơn sơn thông thường. Sơn móng truyền thống có thành phần kết dính yếu nên chúng dễ trầy xước và bong tróc. Nếu bạn tắm gội, làm việc nhà hay nấu đồ ăn, tiếp xúc với chất tẩy rửa… trong khi sử dụng sơn móng thường thì sơn móng chỉ giữ được khoảng 2 – 3 ngày. Còn với sơn gel, móng bạn vẫn có thể đẹp hoàn hảo như vừa mới sơn từ 10 – 14 ngày sau khi sơn. Thời gian để thực hiện sơn gel nhìn chung sẽ lâu hơn sơn móng thông thường một chút vì sau mỗi lớp sơn, bạn cần chờ khoảng… một vài giây hoặc 1 – 3 phút chiếu đèn hơ khô móng (hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến quan ngại về độ an toàn của những chiếc đèn chiếu này đối với da và sức khoẻ người dùng nếu thường xuyên sử dụng). Nhưng sau khi đã kết thúc một liệu trình sơn, màu móng lúc này đã hoàn toàn định hình, bạn có thể thoải mái vận động ngay lập tức chứ không phải ngồi yên đợi khô một thời gian khá lâu như với sơn thường. Khi đã sơn gel xong, bạn có thể thoải mái… nấu ăn, rửa chén, khui nắp lon nước… ngay lập tức mà không lo sơn móng bị trầy hay bong tróc.

Có thể bạn quan tâm
Tham Khảo Thêm:  1 bắp Ngô nếp bao nhiêu Calo? Ăn ngô nếp có béo không?

Gel cứng hay gel mềm? Trên thị trường hiện nay có 2 loại sơn gel đó là sơn gel cứng và sơn gel mềm. Sơn gel cứng sẽ tạo ra một lớp sơn dày, cứng trên bề mặt móng. Lớp sơn này nhìn chung cho độ bóng cao, lớp màu trơn láng, sắc nét, nổi bật và có độ bám chắc rất cao. Với sơn gel cứng, bạn có thể đắp nối cho móng dài hơn và có tác dụng bảo vệ móng khỏi sự tác động ngoại lực cao. Tuy nhiên, chúng không thực sự “thân thiện” với “sức khoẻ” của móng. Trong khi đó, lớp sơn gel mềm ít gây hại cho móng hơn nhưng lại không có tác dụng nối móng hay bảo vệ móng như sơn gel cứng. Nhìn chung gel mềm tạo lớp sơn mỏng nhẹ, tự nhiên như sơn thường nhưng sắc nét và bền màu hơn. Điểm hạn chế lớn nhất của sơn gel đó là quá trình tẩy sơn móng không đơn giản như bình thường. Khi tẩy sơn gel, bạn cần phải ủ bông thấm dung dịch tẩy rửa trên móng trong giấy bạc ít nhất là từ 5 – 10 phút rồi sau đó dùng tay bóc hoặc dùng dụng cụ như nhíp, dũa móng để cạo đi lớp sơn gel đã được nới lỏng độ bám trên móng. Mặc dù thao tác này không quá nguy hại cho móng của bạn, xong chúng sẽ làm móng bị yếu đi, phần nào làm móng khô và mỏng hơn trước đôi chút. Đó cũng chính là lý do mà bạn không nên sơn móng gel thường xuyên, liên tục trong thời gian dài. Một điểm hạn chế khác của sơn gel đó là chất lượng sản phẩm và kinh nghiệm thực hành thao tác sơn gel. Nếu dùng phải sơn gel chất lượng không cao và kĩ thuật sơn gel cũng không tốt, màu sơn gel chắc chắn sẽ không lên hết, sơn dễ bị xuống màu, sậm – xỉn hoặc thậm chí là bong tróc chỉ sau một vài ngày sơn. Do đó, khi thực hiện sơn gel, tốt nhất bạn nên tìm đến các tiệm làm móng uy tín, có kinh nghiệm chuyên về sơn gel để có được bộ móng sơn gel “chuẩn chỉnh” nhất. Nếu tự thực hiện sơn gel, bạn cần tìm hiểu kĩ các bước thực hiện và mua đủ bộ sản phẩm sơn móng, từ sơn lót, sơn chính cho đến sơn phủ bảo vệ…

Tham Khảo Thêm:  Kí Hiệu Góc Trong Toán Học, Kí Tự Góc Vuông [72+ Mẫu ĐẸP Nhất]

Các sản phẩm cần có khi sơn gel:

1. Nail Primer: Sơn lót đặc biệt cần thiết khi bạn sơn gel. Lớp sơn lót này sẽ giúp lớp màu sơn gel bám chặt vào móng hơn. 2. Gel Cleanser: Dung dịch làm sạch bề mặt móng (không phải là dung dịch tẩy sơn móng) dùng riêng khi sơn gel. Dùng trước khi sơn gel, Gel Cleanser giúp loại bỏ các chất nhờn bẩn hay chất dầu bã nhờn bám trên bề mặt móng. Sau khi chiếu đèn sấy khô móng, Gel Cleanser sẽ được dùng để lau lại móng, giúp bổ sung độ ẩm cho móng và giữ cho sơn gel không bị dính rít. Nhìn chung, đây là một chất bảo vệ móng đồng thời cũng giúp làm cho sơn gel được bền chắc và tươi màu hơn. 3. Gel Base Coat: Sản phẩm sơn lót tạo nên một lớp nền trung gian giữa bề mặt móng và sơn gel, giúp sơn gel bám chắc vào móng hơn mà không làm tổn hại đến bề mặt móng. 4. Gel Top Coat: Là lớp sơn trên cùng giúp bề mặt sơn gel trở nên chắc cứng hơn, đồng thời cũng giúp đem lại dáng vẻ bóng bẩy rực rỡ hơn cho bề mặt sơn móng. 5. Đèn sấy khô móng: Thường dùng bóng đèn UV hoặc đèn LED. Đèn là xúc tác duy nhất giúp làm cứng lớp sơn gel đủ nhanh và đủ cứng để phát huy hết lợi thế của sơn gel. Nhìn chung, thời gian để sấy móng chỉ tối đa khoảng một vài phút cho mỗi lần (tương tự như việc ta phơi tay dưới nắng trong một vài phút) nên thực ra cũng khó có thể gây hại cho da và móng nếu chúng ta không sấy móng liên tục mỗi ngày và trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu thích, bạn có thể thoa kem chống nắng cho da tay trước mỗi lần sơn gel

Tham Khảo Thêm:  Top 10 Serum The Ordinary tốt nhất hiện nay 2024

Lan Hương

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.