Khám phá những làng nghề truyền thống tại Việt Nam

Khám phá những làng nghề truyền thống tại Việt Nam

https://sakos.vn/?p=26585&preview=true

Sakos đề cao sự trải nghiệm qua những chuyến đi, bởi lẽ đó Sakos sẽ gợi ý cho bạn 5 làng nghề truyền thống tại Việt Nam, để du khách có thể trực tiếp đến và trải nghiệm làng nghề một cách chân thật nhất nhé!

1. Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội)

Khám phá những làng nghề truyền thống tại Việt Nam

Làng nghề Vạn Phúc nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 10km. Làng vẫn giữ được những nét truyền thống lâu đời như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình…Bước chân đến cộng là có thể nghe thấy tiếng lạch cạch của những khung cửi phát ra từ những xưởng dệt.

Xưa kia, lụa Vạn Phúc được sử dụng nhiều trong cung đình nhờ chất lượng tốt và hoa văn đẹp và mặt hàng đa dạng như : Lụa vân, Lụa the, Lụa xa, Lụa quế, Gấm… Ngày nay Lụa Vạn Phúc nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà nhận được sự uâw chuộng từ du khách nước ngoài.

2. Làng gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội)

Khám phá những làng nghề truyền thống tại Việt Nam

Bát Tràng là một trong những làng nghề nổi tiếng nhất ở Việt Nam với nghề làm Gốm Sứ. Đến làng gốm sứ Bát Tràng, du khách không chỉ tham quan chợ gốm, tham gia trải nghiệm làm gốm cùng các nghệ nhân, mà còn khám phá nhiều công trình kiến trúc từ cổ đến kim độc đáo và hấp dẫn.

Tham Khảo Thêm:  Lãi suất kép là gì mà Albert Einstein gọi là kỳ quan thứ 8 của thế giới?

Làng nghề nổi tiếng này nay thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trải qua hơn 700 năm lịch sử thăng trầm, các thế hệ nối tiếp đã gìn giữ, lưu truyền và làm nên danh tiếng của một làng nghề ở khắp trong và ngoài nước.

Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng sắc nét và tinh xảo với đủ loại như chén, bát, lọ hoa, chậu, lư hương… không bị ngấm nước, không bị nhạt màu theo thời gian.

Đặc biệt khi đến Bát Tràng, du khách không nên bỏ lỡ điểm check-in thú vị, đó là Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt mà nhiều người quen gọi là “Bảo tàng gốm Bát Tràng”. Công trình này nằm ở thôn 5, xã Bát Tràng, mới được đưa vào khai thác sử dụng vào tháng 6-2021, trở thành điểm thu hút du khách bởi kiến trúc đặc trưng, mô phỏng hình dáng đất nặn trên bàn xoay.

Khám phá những làng nghề truyền thống tại Việt Nam

3. Làng tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh)

Khám phá những làng nghề truyền thống tại Việt Nam

Làng tranh Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là cái tên không hề xa lạ đối với mỗi con người Việt Nam, làng tranh này có lịch sử lâu đời nhất hiện nay. Nghề vẽ tranh dân gian ở đây đã có từ lâu đời và vẫn gìn giữ cho đến ngày nay.

Làng tranh Đông Hồ là làng nghề cổ truyền thống với lịch sử hơn 400 năm tuổi.Khi đến đây, du khách sẽ được các nghệ nhân giới thiệu về làng tranh Đông Hồ qua câu ca: “Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch có lề Có sông tắm mát có nghề làm tranh”

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn cách tìm địa chỉ IP của điện thoại cực đơn giản

Tranh dân gian Đông Hồ có những nét đặc trưng riêng ở bố cục tranh, giấy in, màu sắc hài hòa… Nguyên liệu để vẽ tranh là giấy dó và màu là: gạch non, lá cây, rễ cây đốt thành than. Hầu hết tranh Đông Hồ đều thể hiện ước vọng hòa bình, hạnh phúc,ấm no…cho nên thường được treo trong nhà trong những dịp Xuân về.

Trước đây, làng chỉ vẽ tranh để bán trong dịp Tết Nguyên Đán nhưng nay, tranh dân gian Đông Hồ được vẽ cả những ngày thường để phục vụ khách du lịch.

4. Làng nghề hương trầm Cao Thôn (Hưng Yên)

Khám phá những làng nghề truyền thống tại Việt Nam

Làng hương thôn Cao được xem là cái nôi của nghề làm hương truyền thống Việt Nam. Làng nghề hương Cao Thôn là một trong những làng nghề nổi tiếng nhất của tỉnh Hưng Yên.

Làng nghề này nằm ven đê sông Hồng, thuộc xã Bảo Khê. Đây là làng nghề nổi tiếng với việc làm hương để phục vụ cho việc cúng bái hay các nghi lễ. Các sản phẩm hương được sản xuất nơi đây đã được xuất khẩu sang nhiều nơi: Campuchia, Ấn Độ, Trung Quốc…

Hương làng Cao Thôn có mùi thơm truyền thống, thanh khiết, nhẹ nhàng bởi nó được làm từ hơn 30 loại thảo mộc tự nhiên với phương thức làm hương dân gian cổ truyền. những dịp lễ hay tết đến, cả làng phảng phất mùi hương rất dễ chịu khiến ta cảm thấy bình yên và cảm nhận được sự trọn vẹn mang tâm hồn Việt.

5. Làng nghề cói Kim Sơn (Ninh Bình)

Khám phá những làng nghề truyền thống tại Việt Nam

Làng nghề cói Kim Sơn có lịch sử thăng trầm với biết bao nhiêu biến cố của lịch sử vẫn trường tồn với thời gian và phát triển cho tới bây giờ. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng một giống cói,thứ tưởng chừng như không có giá trị lại có được độ mềm mải, óng ả lý tưởng, thích hợp để đan, dệt nên thành những sản phẩm mỹ nghệ thủ công khéo léo, tinh xảo.

Tham Khảo Thêm:  Tus là gì? Tìm hiểu chi tiết về Status trên Facebook và Tiktok

Nơi vùng đất Kim Sơn này,. Nổi bật nhất trong số các sản phẩm được hoàn thành dưới đôi bàn tay của những người thợ lành nghề nơi đây phải kể đến chiếu cói. Để dệt nên một tấm chiếu cói quả là một quá trình lao động đầy sáng tạo nhưng cũng rất đỗi vất vả, đòi hỏi người thợ phải cẩn thận, chăm chút trong từng khâu, từ chọn cói, phơi cói, nhuộm cói sao để cói có màu đỏ tươi và bền màu, đặc biệt là khâu dệt cải hoa của chiếu nữa. Người dệt hoa cải đòi hỏi thao tác phải nhanh, uyển chuyển, mềm mại và mắt phải tinh, tay cải phải chính xác, thuộc từng nét cải để khi đan không mắc lỗi.

Khám phá những làng nghề truyền thống tại Việt Nam

Ngoài ra, không chỉ có chiếu cói, những người thợ lành nghề nơi Làng nghề cói Kim Sơn còn tạo ra những sản phẩm độc, lạ, có giá trị mà hiếm nơi khác có thể bì được, chẳng hạn như chiếu, mũ, dép, túi sách, hộp, cốc.

Trên đây là gợi ý 5 làng nghề truyền thống tại việt Nam để du khách có thể đến trực tiếp trải nghiệm quy trình cũng như khung cảnh lao động ở những làng nghề. Còn chần chờ gì mà không chuẩn bị hành lý để đi khám phá nét đẹp mộc mạc, bình dị của làng nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam!

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.