04 mức lương tối thiểu áp dụng trong năm 2022

Toàn văn file word văn bản quy phạm pháp luật về mức lương tối thiểu áp dụng năm 2022

1. Mức lương tối thiểu tháng

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu tháng được điều chỉnh tăng thêm từ 180.000 đồng đến 260.000 đồng so với quy định trước đây tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

– Vùng I: 4.680.000 đồng (tăng thêm 260.000 đồng).

– Vùng II: 4.160.000 (tăng thêm 240.000 đồng).

– Vùng III: 3.640.000 (tăng thêm 210.000 đồng).

– Vùng IV: 3.250.000 (tăng thêm 180.000 đồng).

Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

2. Mức lương tối thiểu giờ

Từ ngày 01/7/2022, thực hiện mức lương tối thiểu giờ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Tham Khảo Thêm:  Luộc trứng cút bao nhiêu phút? Mẹo luộc trứng dễ bóc vỏ mà không phải ai cũng biết

– Vùng I: 22.500 đồng.

– Vùng II: 20.000 đồng.

– Vùng III: 17.500 đồng.

– Vùng IV: 15.600 đồng.

Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

3. Mức lương cơ sở (trước đây, thường được gọi là mức lương tối thiểu chung)

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở áp dụng trong năm 2022 là 1.490.000 đồng/tháng. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

– Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2019/NĐ-CP.

– Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật.

– Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Người hưởng lương, phụ cấp quy định tại Điều 1 Nghị định này bao gồm:

1. Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

Tham Khảo Thêm:  Vietcombank ưu đãi lãi suất cho vay chỉ từ 5,3%/năm

2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010.

4. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm: Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tham Khảo Thêm:  Thì quá khứ tiếp diễn không bao giờ sai nếu bạn nắm chắc 3 dấu hiệu...

7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

4. Mức lương tối thiểu với người giúp việc gia đình

Theo khoản 2 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về tiền lương, thưởng và thực hiện trả lương, thưởng theo quy định tại Chương VI (trừ Điều 93) của Bộ luật Lao động 2019, trong đó tiền lương của người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 90 của Bộ luật Lao động bao gồm mức lương theo công việc, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác nếu có. Mức lương theo công việc bao gồm cả chi phí tiền ăn, ở của người lao động tại gia đình người sử dụng lao động (nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận mức chi phí ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có), tối đa không quá 50% mức lương theo công việc ghi trong hợp đồng lao động.

Như vậy, mức lương tối thiểu với người giúp việc gia đình được thực hiện theo Mức lương tối thiểu vùng tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.