Tàu cao tốc Phú Quý

Tàu cao tốc Phú Quý
Video đảo phú quý thuộc địa phận tỉnh thành nào của nước ta

Phú Quý là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận nằm ở ngoài khơi biển Đông Việt Nam và là một quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc với 12 đảo lớn nhỏ.

Vị trí địa lí

Huyện Phú Quý có tọa độ địa lý: từ 10°28’58’’ đến 10°33’35’’ vĩ Bắc và từ 108°55’13’’ đến 108°5’12’’ kinh Đông. Là huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, nằm cách đất liền, thành phố Phan Thiết khoảng 120 km; cách quần đảo Trường Sa 540 km về phía Đông; cách thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa 150km về phía Tây Bắc; cách Côn Đảo 330 km về phía Tây Nam; cách thành phố Vũng Tàu 200km về phía Nam.

Các hướng tiếp cận chính:

  • Đường bộ, đường sắt: Hà Nội – cảng Phan Thiết: Khoảng 1.650km; Thành phố Hồ Chí Minh – cảng Phan Thiết: Khoảng 200 km
  • Đường hàng không:
    • Sân bay Nội Bài (Hà Nội) – sân bay Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) – cảng Phan Thiết – đảo Phú Quý;
    • Sân bay Nội Bài (Hà Nội) – sân bay Cam Ranh (Nha Trang) – cảng Phan Thiết – đảo Phú Quý.
  • Cảng Phan Thiết – đảo Phú Quý: Đi tàu cao tốc Trưng Trắc đi mất 2 tiếng 10 phút; tàu cao tốc Superdong và tàu cao tốc Phú Quý Express khoảng 2 tiếng 30 phút.

Huyện Phú Quý có vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng, nằm trên tuyến giao lưu giữa đất liền với quần đảo Trường Sa và nằm tiếp cận tuyến hàng hải quốc tế là điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu đi lại, phát triển du lịch.

Tàu cao tốc đậu tại cảng Phú Quý

Đối với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: huyện Phú Quý có vị trí cực kỳ quan trọng về an ninh quốc phòng và vai trò đảo tiền tiêu bao quát vùng biển quan trọng ở Nam Trung Bộ; Phú Quý nằm giữa trung điểm ngư trường khai thác hải sản thuộc vào bậc nhất của cả nước ở cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ; Bên cạnh đó Phú Quý nằm trên đường hàng hải quốc tế là điều kiện rất thuận lợi để phát triển, cung cấp các dịch vụ hàng hải quốc tế; liên kết du lịch quốc tế; Phú Quý có vai trò quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học biển với tư cách là một trong 16 khu bảo tồn biển của Việt Nam.

Đối với tỉnh Bình Thuận: Là điểm tham quan du lịch đầy ấn tượng của tỉnh Bình Thuận, với các sản phẩm du lịch như tắm biển, câu cá, lặn biển, tham quan các di tích trên đảo, các làng chài truyền thống; huyện Phú Quý là một trong những tiềm năng quý giá để phát triển du lịch, kinh tế biển không chỉ của Bình Thuận mà còn cả của Việt Nam; Phú Quý gần với đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa giàu tiềm năng dầu khí; Huyện Phú Quý nằm trong tuyến du lịch nội tỉnh của tỉnh Bình Thuận: Tuyến du lịch Phan Thiết – Phú Quý và tuyến du lịch quốc gia: Tuyến du lịch đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ – Thành phố Hồ Chí Minh – Phan Thiết – Phú Quý.

Tham Khảo Thêm:  Cung đất gồm cung nào? Cung hoàng đạo có cả thẻ tín dụng riêng?

Đối với phát triển du lịch và kinh tế – xã hội nội huyện Phú Quý: Du lịch được xác định là ngành kinh tế quan trọng của huyện, du lịch mang lại lợi nhuận, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, đóng góp cho nền kinh tế huyện; Du lịch không chỉ mang lại thu nhập, cải thiện đời sống người dân, còn đóng góp vào sự phát triển các lĩnh vực khác thông qua nguồn đóng góp ngân sách địa phương: Hệ thống y tế, giáo dục, cấp điện, cấp nước, giao thông; Du lịch góp phần bảo tồn và phát huy các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, các vốn di sản văn hóa liên quan biển, đảo của địa phương.

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển huyện Phú Quý

Đảo Phú Quý được hình thành do quá trình vận động của núi lửa cách đây hàng triệu năm. Thềm lục địa được bao bọc bởi vành đai san hô, đáy điểm sâu nhất là 42m.

Đảo Phú Quý được ghi nhận nguồn gốc có trong lịch sử thời Tiền Lê. Trải qua các thời kỳ lịch sử, đảo Phú Quý có sự thay đổi về các đơn vị hành chính cũng như trực thuộc quyền quản lý. Phú Quý được biết đến với những cái tên khác nhau như: Cổ Long (Koh Rong), Cù Lao Khoai Xứ, đảo Thuận Tịnh, đảo Chín Làng, Hòn Lớn, Phú Quý, Cù Lao Thu, Poulo-Cécir-de-Mer và cư dân Phú Quý quen gọi đảo của mình một cách ngắn gọn là Hòn.

Qua kết quả các đợt khảo sát, điều tra, nghiên cứu khảo cổ học tại đảo và những di chỉ được tìm thấy, các nhà khảo cổ học cho rằng Phú Quý xa xưa thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh đang chuyển dần sang văn hóa Chămpa. Trong quá trình khai thác đá quánh, nhân dân đã tìm thấy một số công cụ lao động như rìu, bôn, vòng đeo tay bằng đá được chôn theo trong những mộ vòm lớn. Các di chỉ khảo cổ này, có niên đại cách ngày nay từ 2000 – 3000 năm, phân bổ rải rác trên địa bàn hai xa Long Hải và Ngũ Phụng, nhưng tập trung nhất là xung quanh chân núi Cao Cát và núi Cấm. Điều này cho rằng, trước khi có sự khai phá thiên nhiên của những con người từ lục địa, ở đây đã có một giống người Thượng sinh sống bằng nghề hái lượm và bắt cá biển.

Tham Khảo Thêm:  3 cách trị say xe vĩnh viễn hiệu quả dành cho những ai chưa biết
Giếng Tiên được xây dựng vào Thế kỷ thứ XV tại Phú Quý

Đảo Phú Quý lúc người Chăm còn sinh sống có tên gọi là Koh Rong, về sau khi đến tiếp quản đảo người Việt gọi là Cổ Long. Ngày nay, tuy người Chăm không còn sinh sống tại đảo nhưng những truyền thuyết và di tích còn lại đã chứng tỏ sự tồn tại của họ từ lâu đời như: Đền thờ Công Chúa Bàn Tranh, các ngôi mộ của người Chăm ở Long Hải và truyền thuyết nói về sự linh hiển của Công chúa Bàn Tranh.

Khi bắt đầu phát triển mạnh kỹ thuật đóng thuyền buồm, có nhiều người từ lục địa đặt chân lên đảo. Trong thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh (1627 – 1672), rất nhiều ngư dân thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung, hoặc chạy giặt lánh nạn, đi tìm nguồn cá,… đã tìm đường ra đảo sinh sống. Người Kinh có mặt ở đảo từ rất sớm.

Vào thế kỷ XVII, một số quan lại nhà Minh chống nhà Thanh thất bại, đã dùng thuyền vượt biển tiến về phía Nam, trong số đó có nhiều thuyền dừng chân lập nghiệp trên đảo Phú Quý. Cùng với người Kinh, người Hoa hòa nhập vào cộng đồng cư dân ở Phú Quý, sinh sống bằng các ngành nghề như dệt tơ lụa, buôn bán. Về sau, nhiều người trong số họ làm ăn giàu có đã lần lượt chuyển cư vào các thành phố lớn ở đất liền, chỉ còn một số ít ở lại đảo.

Giai đoạn 1738 – 1765, chính quyền Đàng Trong đã tổ chức trên đảo thành từng hộ bạch bố đến đội bạch bố rồi dần trở thành ấp và làng. Lúc đó, Phú Quý có đến 14 làng và 1 ấp và lấy các tên cũ của địa phương trước khi đến đây lập nghiệp: Triều Dương, Mỹ Khê, Thượng Hải, Mỹ Xuyên, v.v. Đến năm 1886, toàn đảo được tổ chức thành 11 làng và đến năm 1930 chỉ còn lại 9 làng. Hiện nay, đảo được chia làm 3 xã: Long Hải, Ngũ Phụng, Tam Thanh.

Phú Quý trong thời gian dài đã sống trong điều kiện khép kín tự cung tự cấp với những hoạt động kinh tế như trồng trọt, đánh bắt hải sản, dệt may, đan võng. Trong đó, ngư nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

Ngày 27/4/1977, huyện Phú Quý chính thức được thành lập theo Quyết định số 329-CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở đảo Phú Quý, khi đó thuộc tỉnh Thuận Hải, gồm 3 xã: Long Hải, Ngũ Phụng, Tam Thanh. Ngày 26/12/1991, tỉnh Thuận Hải tách thành 2 tỉnh là Bình thuận và Ninh Thuận, huyện Phú Quý trực thuộc tỉnh Bình Thuận.

Cano và tàu thuyền trên biển Phú Quý. Ảnh: canophuquy.com

Như vậy, trong suốt mấy ngàn năm qua, con người đã liên tục sống trên đảo Phú Quý, từ Sa Huỳnh qua Chăm pa đến người Việt. Quá trình sinh sống các dân tộc Chăm, Kinh, Hoa đã đoàn kết, gắn bó với nhau tạo nên bản sắc văn hóa riêng tại địa phương. Cho đến ngày nay, những di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc vẫn mang đậm nét văn hóa của cư dân vùng biển. Đây là một trong những nhân tố thu hút sự tìm tòi, nghiên cứu của khách du lịch khi đến Phú Quý.

Tham Khảo Thêm:  Cách giảm sưng mắt như thế nào?

TOP những câu hỏi thường gặp liên quan đến đảo Phú Quý

Đảo Phú Quý thuộc địa phận tỉnh thành nào của nước ta ?

Phú Quý là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, đây là một huyện đảo duy nhất và xa nhất của Bình Thuận. Huyện đảo Phú Quý có 3 xã gồm Long Hải, Tam Thanh và Ngũ Phụng; Trong đó, Ngũ Phụng là huyện lỵ trung tâm của đảo Phú Quý.

Đảo Phú Quý cách đất liền bao xa?

Như đã đề cập ở trên, đảo Phú Quý cách đất liền là thành phố Phan Thiết 110 km (tương đương khoảng 56 hải lý), cách thành phố Vũng Tàu 200 km về phía Đông và cách thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa 150 km về phía Nam.

Huyện đảo Phú Quý cách TP Hồ Chí Minh khoảng 300km (TP Hồ Chí Minh cách Phan Thiết khoảng 186km và Phú Quý cách Phan Thiết khoảng 110km). Hành khách có thể Tham khảo cách di chuyển từ TP Hồ Chí Minh ra đảo Phú Quý

Ghe cập bến tại Bãi Phủ, xã Tam Thanh

Đi tàu ra đảo Phú Quý mất bao lâu?

Hiện nay có rất nhiều tàu cao tốc ra đảo Phú Quý, có thể kể đến như: Trưng Trắc, Chấn Kha, Phú Quý Express, Superdong Phú Quý I và Superdong Phú Quý II với thời gian từ Phan Thiết đi Phú Quý lần lượt như sau: Tàu cao tốc Trưng Trắc Phú Quý từ Phan Thiết ra đảo Phú Quý khoảng 2 giờ 10 phút, tàu cao tốc Chấn Kha Phú Quý khoảng 2 giờ 20 phút, tàu cao tốc Phú Quý Express khoảng 2 giờ 30 phút và 02 tàu Superdong khoảng 2 giờ 45 phút.

Cơ sở đánh giá trên được dựa vào các yếu tố kỹ thuật máy móc, thiết kế, hiệu năng hoạt động và trải nghiệm thực tế của khách hàng qua các lần ra đảo. Quý khách muốn tham khảo giờ tàu chạy ra đảo Phú Quý có thể tham khảo LỊCH CHẠY TÀU

Các hãng tàu đi Phú Quý hiện nay gồm:

  1. Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Phú Quốc (Phú Quốc Express) đơn vị sở hữu và vận hành tàu cao tốc Trưng Trắc;
  2. Công ty CP tàu cao tốc Superdong (Superdong) đơn vị sở hữu và vận hành tàu cao tốc Superdong Phú Quý 1 và Superdong Phú Quý 2;
  3. Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát đơn vị sở hữu và vận hành tàu cao tốc Phú Quý Express;
  4. Công ty TNHH xây dựng du lịch hành khách Chấn Kha đơn vị vận hành tàu cao tốc Chấn Kha Phú Quý (được đổi tên từ tàu Tuần Châu Express)
Một số tàu cao tốc tại Phú Quý

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.