Nhận diện các bệnh da do đái tháo đường

4.1 Bàn chân đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tổn thương mạch máu và biến chứng thần kinh. Bàn chân đái tháo đường với những vết loét là hậu quả của biến chứng thần kinh ngoại biên (60 – 70%) hoặc biến chứng mạch máu nhỏ ngoại vi (15 – 20%) hoặc kết hợp cả 2 nguyên nhân gây ra suy tuần hoàn và thiểu dưỡng. Những vị trí chịu sức ép, ví dụ như bàn chân, dễ bị viêm loét, có thể dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử. Bàn chân đái tháo đường xảy ra ở khoảng 15 – 25% bệnh nhân, trong đó có 70% trường hợp phải đoạn chi.

4.2 Bóng nước do đái tháo đường

Bóng nước do đái tháo đường là sang thương hiếm gặp, biểu hiện cấp tính, xảy ra phổ biến ở những bệnh nhân bị đái tháo đường lâu năm, bệnh nặng hoặc có nhiều biến chứng đái tháo đường, đặc biệt là người có bệnh võng mạc đái tháo đườngbiến chứng thần kinh.

Tham Khảo Thêm:  Tổng hợp kích thước iPhone từ 4 đến 13 Pro Max chi tiết từ A đến Z

Bệnh bóng nước do đái tháo đường phổ biến ở nam nhiều hơn nữ, trong độ tuổi từ 17 – 84 tuổi, với các đặc điểm sau đây:

  • Không ngứa, không đau, kích thước từ 0,5 – 17 cm
  • Bóng nước căng, không có quầng viêm xung quanh
  • Thường xuất hiện ở cẳng tay, bàn tay, ngón tay và cẳng chân, bàn chân, ngón chân, hiếm khi có ở thân mình. Những bóng nước tự nhiên xuất hiện ở các đầu chi dưới có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh đái tháo đường.
  • Bóng nước trong thượng bì là những bóng nước vô trùng, chứa dịch trong và thường tự lành mà không để lại sẹo trong vòng 2 – 5 tuần.
  • Bóng nước dưới thượng bì ít phổ biến hơn và có thể có xuất huyết, khi lành thường sẽ để lại sẹo và teo da.

Bóng nước do đái tháo đường không cần điều trị mà hầu hết thường tự lành, điều quan trọng là tránh cọ xát, không được cào gãi hoặc tự ý làm vỡ bóng nước, chăm sóc vết trợt da (nếu có) và tránh bội nhiễm.

4.3 Xơ cứng da

Da xơ cứng do đái tháo đường là các biến đổi da giống xơ cứng bì, thường xảy ra ở người bệnh đái tháo đường tuýp 1 nhiều năm. Xơ cứng da xảy ra ở 10 – 50% bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ mắc bệnh như nhau giữa nam và nữ. Nguyên nhân sinh bệnh là do các sản phẩm của sự tăng glycosylation làm collagen đặc quánh. Biểu hiện của xơ cứng da là tình trạng da căng cứng, dày như sáp ở mặt mu bàn tay, các ngón tay (thường ở các khớp liên đốt gần hoặc liên đốt giữa) trở nên cứng hơn và khó cử động. Da cứng và sưng phù có thể lan rộng lên tới vùng cẳng tay và cánh tay, đối xứng 2 bên, không đau. Trong một số trường hợp, da ở khuỷu tay, đầu gối hoặc mắt cá chân cũng dày lên và có kết cấu như vỏ cam, dẫn đến khó gấp duỗi cánh tay và chân. Ngoài ra, các vị trí khác cũng có thể gặp là vai, cổ, vùng lưng trên, ngực và đôi khi lan ra vùng mặt.

Tham Khảo Thêm:  Gelatin Là Gì? Công Dụng Bột Gelatin? Mua Bột Gelatin Ở Đâu?

Xơ cứng da xuất hiện ở những bệnh nhân có biến chứng đái tháo đường hay đường huyết không được kiểm soát tốt. Khi lớp da dày cứng phát triển ở ngón tay, ngón chân, những vùng gần hoặc ngay trên khớp thì biện pháp điều trị hữu ích là vật lý trị liệu giúp phục hồi khả năng gập duỗi các khớp.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.