“Cảm ơn” hay “cám ơn” là đúng chính tả

Video cám ơn hay cảm ơn

“Cảm ơn” hay “cám ơn” là hai từ quen thuộc, có cùng nghĩa, cùng cách sử dụng và được dùng rất phổ biến trong Tiếng Việt. Tuy nhiên, một số người tỏ ra thận trọng, băn khoăn, liệu chúng là hai từ khác nhau hay chỉ là một? Dưới đây là cách phân biệt cho các bạn tham khảo.

1. Cảm ơn hay cám ơn là đúng chính tả

Thời nhỏ, thỉnh thoảng tôi nghe mẩu đối thoại vui như sau:

– Cám ơn anh (chị)!

– Lấy “ơn” thôi, bỏ “cám” cho… heo ăn!

Tôi cũng đã từng cám ơn người khác và “bị” nghe câu nói đùa tương tự như trên. Lúc ấy tôi hơi bị sốc, song chỉ nghĩ rằng do “cám” trong “cám ơn” đồng âm với loại “cám” cho heo ăn. Suốt một thời gian dài tôi đã sử dụng từ “cám ơn” kể cả khi nói lẫn viết, nhưng bây giờ tôi lại thích dùng từ… “cảm ơn” hơn. Vì sao? Chúng ta biết rằng cả hai từ “cảm ơn” và “cám ơn” đều có nghĩa giống nhau: tỏ ra sự biết ơn những gì người khác làm cho mình. Từ này có thể dùng trong ngữ cảnh tỏ ra lịch sự hoặc từ chối. Thí dụ khi có ai mời cơm, ta nói: “Cám ơn anh/chị, tôi ăn rồi ạ” (hay “tôi no rồi ạ”).

Tham Khảo Thêm:  7 Cách giảm đau bụng kinh tại nhà cho hiệu quả ngay lập tức

Cả “cảm ơn” lẫn “cám ơn” đều có cùng nguồn gốc Hán, bắt nguồn từ hai chữ tiếng Hán mà âm Hán Việt của nó là “cảm ân”. Trong tiếng Hán, “cảm” có nghĩa là “cảm thấy, cảm động”, “ân” nghĩa là “ơn”, “cảm ân” có thể hiểu là “cảm động, cảm kích trước ân huệ nhận được [từ người khác]”.

Khi vào tiếng Việt, ngoài nghĩa trên, tức là “tỏ lòng biết điều tốt người khác đã làm cho mình”, “cảm ơn”/ “cám ơn” còn được dùng “làm lời nói lễ phép, lịch sự để nói với người đã làm việc gì đó cho mình, hoặc để nhận lời hay để từ chối”.

Thật ra, “cảm ơn” và “cảm ân” vốn là một. Bởi như đã biết, hai khuôn vần /-ơn/ và /-ân/ có quan hệ gần gũi. Từ “ơn” chính là biến âm của “ân”. Một số từ Hán Việt có vần “ân” được người Việt đọc lệch thành “ơn”, chẳng hạn: chân thật à chơn thật, nhân nghĩa à nhơn nghĩa.

Vậy còn từ “cám ơn”? Vấn đề ở yếu tố “cám”. Trong tiếng Hán, “cám” có nhiều nghĩa nhưng không có nghĩa nào liên quan đến sự “tỏ lòng biết ơn” cả. Trong tiếng Việt, có hai từ “cám”. Đó là: “cám” (1) trong “cám gạo” và “cám” (2) với nghĩa “động lòng thương, cảm thương trước một cảnh ngộ nào đó”. “Cám” trong “cám ơn” chính là “cám” (2) và nó bắt nguồn từ chính “cảm” trong “cảm ơn”. Vì như đã biết, thanh sắc và thanh hỏi cùng âm vực cao và chúng có thể chuyển hóa cho nhau.

Tham Khảo Thêm:  Khởi ngữ là gì? Nêu ví dụ

Có thể hiểu nôm na, “cảm ơn” là biến âm F1, “cám ơn” là biến âm F2 của “cảm ân” theo diễn biến cảm ân à cảm ơn à cám ơn. Hoặc, “cảm ơn” là biến âm một phần, “cảm ơn” là biến âm toàn phần của “cảm ân”. Có lẽ vì thế mà “cám ơn” không trang trọng bằng và được xem là khẩu ngữ của “cảm ơn” như Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ, Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.120) đã ghi nhận.

Vì vậy, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt bởi thanh âm của từ “Cám ơn” cao hơn thanh âm của từ “cảm ơn”, đồng nghĩa rằng khi nói từ “cảm ơn” người nói sẽ sử dụng giọng điệu cao hơn. Mà bạn biết đấy khi muốn bày tỏ lòng biết ơn mà lại lên giọng với người giúp đỡ mình thì khác nào vô lễ và kiêu ngạo.

Tóm lại chúng ta dùng từ Cảm ơn khi muốn bày tỏ làm cảm kích với những điều tốt mà người khác làm cho mình là chính xác nhất, chuẩn mực nhất chứ không phải là “cám ơn”.

2. Tại sao lại có sự nhầm lẫn giữa cám ơn và cảm ơn?

Việt Nam là đất nước trải dài từ bắc vào nam với nhiều vùng miền, nhiều bản sắc văn hóa khác nhau, trong đó bao gồm cả cách nói, cách phát âm ngữ điệu của từ ngữ nói hằng ngày.

Tham Khảo Thêm:  TOP 11+ món quà sinh nhật cho nam 17 tuổi "cực ý nghĩa"

Không ít người chỉ nghe mà không nhìn vào mặt chữ, thậm chí là ít khi viết nên vấn đề dùng sai từ ngữ là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra đặc biệt là đối với người miền tây nam bộ, ngữ điệu trong cách phát âm thường ngày, các dấu hỏi có thể được phát âm thành dấu sắc, hay người miền trung lại phát âm nặng (dấu hỏi, dấu ngã thường được phát âm thành dấu nặng).

3. Các ví dụ về “cảm ơn hay cám ơn là đúng”

  • Xin cám ơn => sai chính tả
  • Xin cảm ơn => Đúng chính tả
  • Những câu cám ơn hay => Sai chính tả
  • Những câu cảm ơn hay => Đúng chính tả
  • Cám ơn mọi người => Sai chính tả
  • Cảm ơn mọi người => Đúng chính tả

Tham khảo thêm phân biệt quy tắc chính tả

  • “Xúc tích” hay “Súc tích” là đúng chính tả?
  • Bổ sung hay bổ xung?
  • Xịn sò hay sịn sò là đúng chính tả
  • Xài hay Sài? Sơ xài hay sơ sài là đúng chính tả?
  • Xì hay Sì? Đen Xì hay Đen Sì mới đúng chính tả
  • Giả thiết hay giả thuyết là đúng chính tả?
  • Bổ sung hay bổ xung? Sơ xuất hay sơ suất?

Tất cả các kinh nghiệm dạy học, phương pháp dạy học và soạn bài hay, các kì thi giáo viên giỏi, thi viên chức, công chức được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên tại chuyên mục: Dành cho giáo viên. Tại đây bao gồm các Tài liệu Tải miễn phí, các thầy cô có thể Tải về và sử dụng.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.