Có nên dùng thuốc chống nôn cho trẻ?

Thực tế mỗi một nguyên nhân gây nên tình trạng nôn trớ khác nhau ở trẻ lại có những cách chăm sóc riêng. Vì thế, điều quan trọng chính là tìm ra được nguyên nhân để có những cách giảm nôn trớ cho con được hiệu quả.

2.1 Chống nôn cho trẻ không dùng thuốc

Để hạn chế tình trạng nôn trớ ở con, cha mẹ có thể tham khảo một vài cách đơn giản như sau:

  • Chia khẩu phần sữa: Dù là sữa mẹ hay sữa công thức cha mẹ cũng nên chủ động chia nhỏ khẩu phần ăn sữa cho trẻ. Việc tiêu thụ từ từ với lượng sữa ít một sẽ giúp con tiêu hóa dần dần, tránh được tình trạng ọc sữa, hay trớ sau khi ăn xong.
  • Bế trẻ ở tư thế đầu cao: Bế trẻ ở tư thế cao đầu sẽ giúp con hạn chế được phần nào việc nôn trớ do trong khi bú (kể cả bú mẹ hay bú bình). Bởi khi bế trẻ ở tư thế cao đầu con sẽ không nuốt phải một lượng không khí vào trong dạ dày. Lượng không khí này khi vào trong dạ dày sẽ làm tăng thể tích chất lỏng và có xu hướng đẩy lên trên dạ dày gây ra tình trạng trẻ bị trớ hoặc nôn. Do đó, lúc bế hoặc đặt con nằm xuống mẹ cũng cần thực hiện một cách nhẹ nhàng nhất.
  • Sử dụng chế độ ăn đặc: Cách này chỉ nên được áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Khi tiêu thụ thức ăn đặc, con sẽ ít bị trớ hoặc nôn như việc sử dụng những loại thức ăn lỏng như sữa, cháo, sup. Đây là một mẹo giảm nôn trớ khá hữu hiệu mà cha mẹ có thể áp dụng thử cho bé để thấy được hiệu quả.
  • Không rung lắc trẻ: Khi con ăn xong cha mẹ nên để con ngồi hoặc nằm chơi nhẹ nhàng, tránh việc bế bổng con, hoặc nô đùa cùng con. Bởi như thế sẽ làm cho lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa trong bụng sẽ bị đẩy ngược lên gây ra nôn trớ ở trẻ.
Tham Khảo Thêm:  Thổn thức mùa thu Hà Nội - mùa Thủ đô lãng mạn nhất trong năm

2.2 Dùng thuốc chống nôn cho trẻ

Trước khi dùng thuốc chống nôn trẻ em, cha mẹ cần hiểu rằng, việc sử dụng thuốc cho con cần có sự chỉ định của các bác sĩ, dược sĩ. Việc tự ý cho con sử dụng thuốc khi chưa rõ nguyên nhân và không có chỉ định có thể khiến trẻ bị ngộ độc, một vài trường hợp phức tạp hơn thuốc còn làm lu mờ triệu chứng bệnh, khiến việc chẩn đoán trở nên khó khăn hơn nhiều.

  • Thuốc Domperidone

Domperidone (Motilium M) là thuốc chống nôn do sự phối hợp của tác động ngoại biên (kích thích nhu động ruột, làm tăng lực co thắt một số cơ giúp thức ăn không chạy ngược trở ra miệng) và ức chế vùng cảm ứng CTZ truyền tín hiệu về trung tâm nôn ở não. Domperidone được chỉ định dùng trong trị triệu chứng buồn nôn, nôn, chướng bụng, khó tiêu…

  • Thuốc Metoclopramide

Cơ chế của Metoclopramide chính là tác động trực tiếp ngay trung tâm gây nôn ở não nên được dùng để điều trị một số dạng nôn nặng. Khi sử dụng thuốc làm dạ dày rỗng nhanh và giảm trào ngược từ tá tràng và dạ dày lên thực quản nên thuốc còn được sử dụng như một thuốc hỗ trợ nhu động cho trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản hoặc ứ đọng dạ dày,…

Tham Khảo Thêm:  Sữa Ensure Original nước Nk Mỹ thùng (16 chai/237ml)

Đây được coi là 2 loại thuốc chống nôn được khuyên dùng cho trẻ nhỏ. Cha mẹ lưu ý, trong quá trình sử dụng thuốc chống nôn cho trẻ, nếu trẻ bị nôn nhiều lần, con sẽ có nguy cơ bị mất nước và các chất điện giải nên cần cho trẻ sử dụng thêm thức ăn lỏng hoặc các dung dịch bù nước như Oresol, Hydrite nhằm tốt cho sức khỏe.

Bản chất của thuốc chống nôn trớ là giảm co bóp cơ trơn dạ dày. Khi sử dụng thuốc (trước bữa ăn của trẻ), dạ dày giảm co bóp, hạn chế nôn trớ. Thuốc chống nôn trớ không nên sử dụng quá 3 lần trong một ngày. Do đó, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự cho trẻ uống theo lời khuyên của người không có chuyên môn để tránh những tác dụng không mong muốn đến sức khỏe con.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp cha mẹ biết được cách giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ sao cho thật hiệu quả và an toàn.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.