Tác dụng của đường phèn và những nguy hại khi lạm dụng

Tác dụng của đường phèn và những nguy hại khi lạm dụng

tác dụng của đường phèn

1. Tác dụng của đường phèn: Giảm ho và đau họng

Theo Đông y, đường phèn lại có vị ngọt. Một số tác dụng của đường phèn có thể kể đến như: tính bình, giúp thanh nhiệt, bổ thận, sinh tinh. Y học cổ truyền thường sử dụng đường phèn trong các bài thuốc chữa đau đầu, trị nóng trong, ho khan ít đàm, xoa dịu cổ họng khi bị đau. Trong đó, bông khế chưng đường phèn và tắc chưng đường phèn là 2 bài thuốc trị ho – đau họng khá phổ biến.

Bông khế tươi chưng đường phèn

Nguyên liệu cần chuẩn gồm có: 1 ít hoa khế tươi; 3- 4 thìa đường phèn

Cách thực hiện món hoa khế tươi chưng đường phèn trị ho:

  • Đem hoa khế rửa sạch với nước muối. Đường phèn giã nhỏ.
  • Cho hoa khế, đường phèn vào chén thủy tinh vừa. Sau đó đem chưng cách thủy trong 30 phút.
  • Sau khi hoa chín mềm, gạn bỏ xác hoa, chắt lấy nước. Dự trữ trong hũ thủy tinh sạch để dùng dần.
Tham Khảo Thêm:  Năm 2024 là năm con gì, mệnh gì? Hợp với những tuổi nào khác?

Cách sử dụng: Mỗi lần uống 1/2 thìa. Mỗi ngày dùng 3 lần để giảm ho, tiêu đờm.

Tắc chưng đường phèn

Nguyên liệu gồm có: 500g tắc tươi; 200g đường phèn; 100 gram mật ong

Cách thực hiện món tắc chưng đường phèn có tác dụng trị viêm họng:

  • Tắc rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong 30 phút, để ráo nước. Sau đó cắt thành từng lát mỏng. Bạn chú ý giữ lại hạt tắc, phần tinh dầu này sẽ giúp giảm ho hiệu quả hơn.
  • Cho tắc, đường phèn và mật ong vào chén thủy tinh, chưng trong 20-30 phút hoặc đến khi tắc của bạn chuyển sang màu vàng cam thì tắt bếp.

>> Hỏi đáp Bác sĩ: Uống nước gừng mật ong hàng ngày có tốt không?

2. Tác dụng của đường phèn: Nguồn cung cấp năng lượng

Đường phèn có tác dụng gì? Đường phèn là một loại carbohydrate đơn giản, như: đường ăn, xi-rô, mật ong. Các loại carbohydrate đơn chuyển hóa nhanh chóng trong cơ thể. Chúng nhanh chóng bị phân hủy thành glucose sau khi tiêu thụ, gây ra sự tăng vọt nhanh chóng và giảm lượng đường trong máu.

Do đó, tác dụng của đường phèn, giống như đường ăn, là nguồn năng lượng nhanh chóng cho các tế bào, mô và cơ quan của cơ thể.

Tham Khảo Thêm:  Hằng hay hàng? Hàng ngày hay hằng ngày?

3. Công dụng của đường phèn: Hương vị ngọt thanh và ít năng lượng

Tác dụng của đường phèn đến từ chính hương vị của nó. Đường phèn có vị ngọt nhẹ và thanh hơn so với lượng đường ăn tương đương. Vì vậy, thay thế đường tinh luyện bằng cùng một khối lượng tinh thể đường phèn có thể giúp bạn tiêu thụ lượng đường thấp hơn và tiêu thụ ít calo hơn.

Với hương vị thanh ngọt, đường phèn là sự lựa chọn tuyệt vời cho món tráng miệng giải nhiệt. Những món ăn với đường phèn thường có thanh mát và có hậu vị dễ chịu.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.