Metformin: Thuốc điều trị tiểu đường và đối tượng sử dụng

Metformin: Thuốc điều trị tiểu đường và đối tượng sử dụng

Việt Nam có hơn 5 triệu người bị bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Thuốc Metformin là một trong những thuốc được FDA (Mỹ) chấp thuận điều trị đái tháo đường tuýp 2. Vậy thuốc tiểu đường Metformin là gì? Đối tượng sử dụng là ai?

Thuốc Metformin

Metformin là gì?

Metformin (một dẫn xuất của biguanide) là một thuốc trị tiểu đường, giúp kiểm soát mức đường huyết sẽ làm giảm các biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, để sử dụng an toàn dưới đây là những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý khi sử dụng thuốc. (1)

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là tình trạng cơ thể không tạo đủ insulin hoặc insulin tạo ra mà không hoạt động bình thường. Việc này có thể sẽ khiến lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết).

Metformin làm giảm sự hấp thụ glucose từ ruột, giảm sản xuất glucose ở gan và cải thiện độ nhạy insulin. Ngoài ra, thuốc tiểu đường Metformin được khuyên dùng cùng với thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục để có kết quả tốt hơn.

Trong trường hợp không có chống chỉ định, Metformin là thuốc đầu tay được lựa chọn để điều trị tăng đường huyết ở bệnh đái tháo đường tuýp 2, đặc biệt ở bệnh nhân béo phì. Metformin đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng của bệnh đái tháo đường xuống 30%. (2)

Thuốc Metformin có tác dụng gì?

Chức năng chính của thuốc Metformin là ngăn gan giải phóng quá nhiều glucose (đường) vào máu. Nó cũng giúp tăng phản ứng của cơ thể với insulin, hormone được tạo ra bởi tuyến tụy giúp cơ thể sử dụng glucose để tạo năng lượng. Metformin làm tăng độ nhạy insulin, cho phép glucose di chuyển từ máu đến tế bào. Thuốc thường không gây hạ đường huyết và vì nguyên nhân này mà Metformin được coi là loại thuốc chống đái tháo đường hiệu quả.

Đối tượng sử dụng thuốc trị tiểu đường Metformin

Việc sử dụng thuốc trị tiểu đường Metformin không phải ai cũng có thể sử dụng. Những đối tượng không thể dùng thuốc tương đối lớn.

1. Có thể sử dụng

  • Đái tháo đường tuýp 2 (ưu tiên ở cơ địa thừa cân, béo phì).
  • Tiền đái tháo đường (ưu tiên ở cơ địa thừa cân béo phì).
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.

2. Không thể sử dụng

  • Người có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn, chấn thương.
  • Những người bị rối loạn hoặc suy giảm chức năng thận.
  • Đối tượng bệnh tim mạch nặng, trụy tim, nhồi máu cơ tim cấp tính, nhiễm khuẩn huyết.
  • Trường hợp bị bệnh tăng đường huyết thể ceton acid, tăng đường huyết tiền hôn mê.
  • Người nghiện rượu, suy gan.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Đang dùng đồng thời các loại thuốc chứa ethanol, kể cả rượu thuốc (nguy cơ cao bị nhiễm acid lactic)
  • Người bị nhiễm toan chuyển hóa hoặc nhiễm toan ceton do tiểu đường.
  • Nồng độ ceton cao trong máu hoặc nước tiểu.

Cách dùng thuốc tiểu đường Metformin

Với thuốc Metformin, người bệnh nên uống 1 – 3 lần/ngày trong bữa ăn để giảm tác dụng phụ (3). Không nhai thuốc khi nuốt, uống nước và nuốt trọn viên thuốc. Liều tối đa của thuốc là 2000mg/ngày. Metformin có 2 dạng thuốc khác nhau:

  • Viên nén giải phóng chậm: dạng thuốc Metformin này sẽ tan chậm nên không cần dùng thường xuyên, thường chỉ uống một liều là đủ và dùng sau bữa ăn bất kỳ trong ngày, ưu tiên dùng sau bữa tối.
  • Viên nén giải phóng tiêu chuẩn: dạng này giải phóng Metformin vào cơ thể người bệnh một cách nhanh chóng. Vì vậy, cần dùng thuốc này lại nhiều lần trong ngày và liều lượng tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.
Tham Khảo Thêm:  Thạch Dừa Làm Từ Gì Và Công Thức Làm Siêu Chuẩn

Dùng thuốc thường xuyên, đều đặn và đúng thời điểm trong ngày thuốc sẽ phát huy tác dụng tốt. Nếu người bệnh đang dùng thuốc trị tiểu đường khác như chlorpropamide thì cần liên hệ với bác sĩ để xem xét cần ngừng hay tiếp tục dùng thuốc Metformin.

Ngoài ra, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu theo chỉ dẫn của bác sĩ. Theo dõi các kết quả, báo cho bác sĩ điều trị về số đo lượng đường trong máu của người bệnh quá cao hoặc thấp. Bác sĩ sẽ xem xét và cân nhắc điều chỉnh liều lượng của thuốc.

Thuốc metformin nên được uống 1 -3 lần/ngày
Thuốc Metformin nên được uống 1 -3 lần/ngày trong bữa ăn để giảm tác dụng phụ.

Dùng thuốc tiểu đường Metformin cần lưu ý gì?

Để dùng Metformin điều trị tiểu đường một cách hiệu quả, ngoài việc cần tham khảo ý kiến bác sĩ và những lưu ý khi sử dụng thuốc. Người bệnh phải luôn đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Ngoài ra, cần lưu ý những điều dưới đây khi sử dụng Metformin:

  • Bệnh nhân tiểu đường điều quyết định nhất đến kết quả là chế độ dinh dưỡng, những thuốc điều trị chỉ là yếu tố hỗ trợ. Một chế độ ăn uống kết hợp tập thể dục vừa phải sẽ mang đến kết quả tốt cho sức khỏe người bệnh.
  • Với người cao tuổi, sức khỏe yếu, chức năng thận suy giảm không nên dùng thuốc Metformin. Bởi vì thuốc này bài tiết qua thận, gây tích tụ và nhiễm axit lactic cao gây suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, người bệnh cần kiểm tra creatinin huyết thanh trước khi dùng thuốc.
  • Người bệnh đi chụp cắt lớp vi tính hoặc các can thiệp có dùng thuốc cản quang có chứa i-ốt cần ngừng thuốc Metformin ít nhất 24 giờ. Đến khi có kết quả đánh giá chức năng thận bình thường mới được dùng thuốc.
  • Không kết hợp dùng chung Metformin với các loại thuốc có tác động đến hệ bài tiết của thận, nó sẽ khiến sự phân bố Metformin bị ảnh hưởng.
  • Ngưng sử dụng thuốc trước khi phẫu thuật ít nhất 24 giờ.
  • Khi người bệnh sử dụng thuốc dài ngày có thể sẽ gặp nguy cơ giảm hấp thụ vitamin B12. Từ đó, người bệnh sẽ có các triệu chứng như: chán ăn, đầy bụng, buồn nôn, ợ chua, tiêu chảy, táo bón. Trường hợp này, người bệnh có thể tiêm vitamin B12 để bổ sung lượng vitamin bị thiếu hụt.
  • Trong quá trình đang điều trị thuốc tiểu đường Metformin, không được uống rượu, bia. Những thứ này làm người bệnh hạ đường huyết và có thể làm tổn thương gan.
  • Nên uống thuốc trị tiểu đường Metformin trong bữa ăn để tránh gây các tác dụng phụ về tiêu hóa.
  • Không nhai thuốc khi uống.

Thuốc Metformin cũng giống như những thuốc khác, nó có thể gây tác dụng phụ với một số người. Tác dụng phụ xảy ra tần suất hơn 1/100 người, nếu các triệu chứng này không hết sau 1 tuần phải liên hệ bác sĩ điều trị ngay. Các triệu chứng của tác dụng phụ gồm:

  • Buồn nôn và nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Đau bụng.
  • Ăn mất ngon.
  • Có vị kim loại trong miệng.
Tham Khảo Thêm:  7 Cách ẩn ứng dụng trên iPhone iOS cũ đến mới nhất đơn giản nhất cho bạn

Ngoài ra, các trường hợp rất hiếm với tần suất 1/10.000 người xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo như:

  • Cảm giác khó chịu, mệt mỏi nghiêm trọng, thở nhanh hoặc nông, lạnh người và tim đập chậm.
  • Da vàng và lòng trắng mắt chuyển vàng. Đây là dấu hiệu vấn đề về gan.
  • Mệt mỏi cực kỳ, thiếu năng lượng, cảm giác như bị kim châm, đau, lưỡi đỏ, loét miệng, yếu cơ và rối loạn thị lực. Các triệu chứng này có thể do bệnh thiếu máu vì thiếu vitamin B12.
  • Phát ban da, mẩn đỏ hoặc ngứa là những dấu hiệu của rối loạn da.
Đối tượng không nên dùng thuốc Metformin
Người bị nhiễm toan lactic có sự tích tụ axit lactic trong máu không nên dùng thuốc Metformin.

Metformin gây ra một tình trạng đe dọa tính mạng gọi là nhiễm toan lactic. Người bị nhiễm toan lactic có sự tích tụ axit lactic trong máu không nên dùng thuốc Metformin. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm có thể gây tử vong; tuy nhiên, thường hiếm gặp, chủ yếu người bệnh kèm suy thận. Vì vậy, người bệnh từng gặp vấn đề về thận thì cần báo bác sĩ biết.

Sau khi uống thuốc Metformin, nếu người bệnh gặp tác dụng phụ nhẹ thông thường thì nên uống thuốc trong bữa ăn hoặc tăng liều từ từ theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Đồng thời, người bệnh cần uống nhiều nước để tránh mất nước, uống từng ngụm nhỏ, báo nhân viên y tế khi có dấu hiệu mất nước như tiểu ít hơn bình thường, tiểu sẫm màu, có mùi nặng. Nếu bị tiêu chảy, nôn mửa không được tự ý dùng bất kỳ thuốc nào, cần thông qua ý kiến bác sĩ.

Với tình trạng người bệnh bị đau dạ dày cần cố gắng ăn uống chậm lại, chia thành nhiều bữa ăn, nghỉ ngơi và thư giãn. Đặt miếng đệm gia nhiệt, hoặc chai nước nóng để giúp cải thiện cơn đau bụng. Nên báo ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu cảm thấy đau dữ dội.

Những loại thuốc khác sẽ ảnh hưởng đến Metformin?

  • Thuốc lợi tiểu (Furosemide): làm tăng lượng Metformin trong máu.
  • Thuốc tim mạch thuộc nhóm Canxi (Nifedipine): tăng hấp thu Metformin.
  • Các loại thuốc ảnh hưởng đến thận như: Ranolazine, Vandetanib, Dolutegravir và Cimetidine có thể tăng tiếp xúc với Metformin và tăng nguy cơ nhiễm Axit Lactic.
  • Rượu: trong khi dùng thuốc mà uống quá nhiều rượu sẽ tăng nguy cơ nhiễm Axit Lactic.
  • Thuốc cản quang: Trong chất cản quang có i-ốt nên thuốc này kết hợp với Metformin có thể gây giảm chức năng thận và nhiễm toan lactic. Người bệnh có thể yêu cầu ngưng dùng thuốc 48 giờ, trước khi nhận chất cản quang có i-ốt để làm xét nghiệm chẩn đoán.

Ngoài ra, khi kết hợp với các thuốc sau đây có thể dẫn đến tăng đường huyết hoặc mất kiểm soát đường huyết, gồm:

  • Corticosteroid.
  • Thuốc chống loạn thần, như Phenothiazines.
  • Thuốc tuyến giáp.
  • Estrogen.
  • Thuốc uống tránh thai.
  • Thuốc chống co giật.
  • Niacin (B3, Axit Nicotinic).
  • Isoniazid được sử dụng để điều trị bệnh lao.
Bác sĩ kiểm tra lượng đường trong máu của người bệnh
Bác sĩ kiểm tra lượng đường trong máu của người bệnh để điều chỉnh liều lượng thuốc Metformin nếu cần.

Các câu hỏi thường gặp về viên uống Metformin

1. Khi nào nên tăng giảm liều dùng thuốc Metformin?

Với liều thuốc Metformin, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của người bệnh thường xuyên để điều chỉnh liều lượng nếu cần. Nếu đây là lần đầu tiên người bệnh dùng Metformin dạng viên nén giải phóng tiêu chuẩn thì cần dùng tăng liều từ từ, việc này sẽ giảm nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ.

Trường hợp, người bệnh cảm thấy không thể chịu đựng được các tác dụng phụ của thuốc Metformin dạng giải phóng tiêu chuẩn. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chuyển sang dụng dạng viên giải phóng chậm.

Tham Khảo Thêm:  Ba năm Tam Tai không bằng 1 năm Thái Tuế: 3 tuổi hạn nặng nhất 2023, tiền của rủ nhau đi hết

2. Quên dùng thuốc Metformin phải làm sao?

Nếu người bệnh lỡ quên một liều thuốc Metformin hãy tiếp tục dùng liều tiếp theo đúng thời điểm dùng hàng ngày. Không được dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên, quá liều sẽ gây hại sức khỏe.

3. Dùng quá liều thuốc Metformin phải làm sao?

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp hoặc gọi ngay cấp cứu bởi vì khi dùng thuốc quá liều, người bệnh có thể bị hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc nhiễm axit lactic. Các triệu chứng nghiêm trọng khi dùng quá liều Metformin như:

  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy.
  • Thở nhanh hoặc nông.
  • Cảm thấy lạnh.
  • Buồn ngủ bất thường.

4. Dùng thuốc Metformin trong thời gian dài có sao không?

Thuốc Metformin dùng trong thời gian dài vẫn ổn, không làm người bệnh tăng cân mà còn giảm cân, giữ cholesterol ở mức lành mạnh. Bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng thân của người dùng thuốc ít nhất 1 lần/năm. Người bệnh có thể chủ động kiểm tra nhiều hơn, đặc biệt là người lớn tuổi hoặc người có chức năng thận không hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, người bệnh có thể bị thiếu hụt vitamin B12 khi dùng thuốc Metformin trong thời gian dài. Trường hợp này, người bệnh điều trị bằng cách bổ sung vitamin B12 thông qua đường tiêm hoặc uống.

5. Khi nào thì có thể ngừng dùng thuốc Metformin?

Trong việc điều trị bệnh tiểu đường type 2, Metformin là thành phần quan trọng không thể thiếu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc giảm liều lượng hoặc ngừng thuốc hoàn toàn sẽ an toàn nếu chứng bệnh tiểu đường của người bệnh được kiểm soát. Việc ngưng dùng thuốc Metformin phải do bác sĩ chỉ định.

Người bệnh tiểu đường sẽ hưởng lợi trong việc thay đổi một số thói quen sống nhất định, ngay cả những người đang dùng thuốc. Những hoạt động về giảm cân, ăn uống khoa học, tập thể dục,…sẽ giúp giảm lượng đường huyết và A1C. Nếu người bệnh duy trì được thói quen sống lành mạnh này có thể ngưng dùng Metformin hoặc các thuốc điều trị bệnh tiểu đường khác.

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ thông tin để ngưng dùng thuốc Metformin điều trị thì người bệnh cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • A1C < 7%.
  • Đường huyết buổi sáng lúc đói < 130mg/dL.
  • Đường huyết sau ăn hoặc đường huyết bất kỳ <180mb/dL.

Nếu người bệnh không đáp ứng được các tiêu chí này thì việc ngừng dùng thuốc Metformin sẽ gây rủi ro. Tuy nhiên, có thể dựa vào độ tuổi, sức khỏe tổng thể và các yếu tố khác mà có thể thay đổi các tiêu chí này. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trong việc dùng, thay đổi liều lượng và ngưng dùng thuốc Metformin.

Metformin thường được dùng để điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2. Dù thuốc khá an toàn nhưng vẫn có nhiều tác dụng phụ đáng kể. Chính vì vậy, người bệnh cần điều trị thuốc này dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên môn cao. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh với chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường có các bác sĩ nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao thăm khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời cho người bệnh.

Thông qua bài viết với chủ đề “Metformin: Thuốc điều trị tiểu đường và đối tượng sử dụng” sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về thông tin của thuốc và biết cách chăm sóc sức khỏe kết hợp với thuốc để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.