Rắn cắn – Phân biệt rắn độc & không độc

Rắn cắn – Phân biệt rắn độc & không độc

Tác giả: TS.BS. Nguyễn Đức Hoàng

Việt Nam có khoảng 140 loài rắn, trong đó có khoảng 18 loài rắn độc ở đất liền và 13 loại rắn độc ở biển. Nọc rắn độc gồm hơn 20 thành phần khác nhau, chủ yếu là protein chứa các men và độc tố polypeptide; tùy loại rắn mà thành phần chất độc cũng khác nhau.

Nọc độc của rắn là một phức hợp phức tạp, chủ yếu là các protein, có hoạt tính enzym. Mặc dù enzyme đóng một vai trò quan trọng, các tính chất gây chết người của nọc độc là do một số polypeptit nhỏ hơn. Hầu hết các thành phần nọc độc dường như gắn kết với các thụ thể sinh lý khác nhau, và các nỗ lực để phân loại nọc độc theo hệ thống cụ thể (ví dụ độc tố thần kinh neurotoxin, độc tố tan máu hemotoxin, độc tố tim mạch cardiotoxin, độc tố trên cơ myotoxin) gây hiểu nhầm và có thể dẫn đến sai sót trong đánh giá lâm sàng.

Các triệu chứng và dấu hiệu của rắn cắn

Một vết rắn cắn, dù là từ rắn độc hay không độc hại, thường gây ra tác động mạnh, thường có biểu hiện thần kinh tự động (ví dụ như buồn nôn, nôn ói, nhịp tim nhanh, tiêu chảy, toát mồ hôi), có thể khó phân biệt với các biểu hiện toàn thân. Các rắn cắn không độc hại chỉ gây thương tích ở tại chỗ, thường là đau và 2 đến 4 hàng trầy xước từ hàm trên của rắn ở khu vực cắn. Các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm độc tố có thể là cục bộ, hệ thống, hoặc sự kết hợp, tùy thuộc vào mức độ độc tố xâm nhập vào và loài rắn. Sốc phản vệ có thể xảy ra, đặc biệt đối với người xử lý con rắn đã từng bị cắn trước đó.

Tham Khảo Thêm:  Học phí đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm học 2022 – 2023

Chẩn đoán chính xác

Rắn phải được giả định là độc cho đến khi được chứng minh bằng cách xác định rõ ràng loài hoặc trong một thời gian quan sát.

Phân biệt rắn độc – rắn không độc

– Di chuyển

Thấy người cố gắng bò đi thật nhanh thì phần nhiều là rắn không độc. Thấy người rắn thu người lại thủ thế phình mang hoặc bò đi đủng đỉnh thì phần nhiều là rắn độc.

Mắt rắn

Rắn không độc đồng tử (con ngươi) thường tròn, trong khi rắn độc thì đồng tử sọc dọc (hình elip). Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ, khi đồng tử của một số loài rắn độc như mamba đen (châu Phi), rắn hổ (Trung Đông, châu Á, châu Phi), và rắn taipan của Úc lại có hình tròn. Một số loài rắn dù không độc nhưng lại có khả năng thay đổi hình dạng đồng tử tùy theo tình huống nguy hiểm hay không. Vậy nên, nếu thấy đồng tử mắt của một con rắn có hình tròn thì cũng đừng vội chủ quan.

– Khoảng giữa cách mắt – mũi

Rắn độc, ở khoảng giữa mắt và lỗ mũi của chúng sẽ có hốc nhỏ. Đây là lỗ cảm nhận nhiệt, cho phép chúng xác định vị trí của con mồi.

Đuôi rắn

Vảy đuôi của rắn độc thường được phân thành từng hàng riêng lẻ, trong khi rắn không độc sẽ có một đường chia thành 2 cột vảy xen kẽ nhau.

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn cách dùng que thử thai và đọc kết quả chuẩn xác nhất

Đầu rắn

Thông thường đầu của rắn độc khá lớn, có hình tam giác, cổ nhỏ, đuôi ngắn, đoạn đuôi từ sau hậu môn nhỏ thót lại, hoa văn hiện rõ. Đầu của rắn không độc tương đối nhỏ, có hình bầu dục, đuôi dài, đoạn đuôi phía sau hậu môn nhỏ dần.Tuy nhiên, một số rắn độc nhưng đầu của rắn cạp nong, cạp nia và các loài rắn biển thì đầu của chúng gần giống như đầu của rắn không độc. Trong số rắn không độc, cũng có một số ít loại có đầu hình tam giác, ví dụ như rắn có hình lăng trụ, vì nó rất giống rắn lao, do vậy cũng có người gọi nó là rắn lao giả.

– Màu sắc, họa tiết trên da rắn

Rắn độc thường có màu nổi bật, và có thể phát ra những tiếng rít rất đặc trưng (giống như âm thanh của rắn đuôi chuông). Ngoài ra, nếu trên da rắn có những vân họa tiết hình kim cương, hoặc có từ 3 màu trở lên nhiều khả năng là rắn độc.

Rắn nước vẫn có loại độc. Rắn nước kịch độc, thường bơi theo kiểu nổi toàn thân, còn rắn không độc thì chỉ nổi đầu, thân mình giấu dưới mặt nước.

– Răng nanh, vết cắn

Rắn có răng độc thì chắc chắn là rắn độc. Răng độc có hai loại: một là, răng móc câu, trên răng có một rãnh dẫn nọc độc. Hai là, răng ống, gồm một đôi răng dài hơi cong, đầu nhọn rất nhỏ, giống như đầu của kim thêu hoa, bên trong răng là rỗng cũng giống như chiếc ống, cho nên gọi là răng ống. Phần gốc của răng ống thông với ống dẫn của tuyến độc, nó giống như răng rãnh, khi cắn người, cơ ở phía ngoài tuyến độc co lại, ép dịch độc ở bên trong vào đường ống của răng độc, rồi chích vào trong cơ thể người, dịch độc theo máu toả ra khắp cơ thể người sẽ làm cho người bị trúng độc. Vì vậy, khi bị rắn cắn, có thể căn cứ vào vết răng để phân biệt bị loại rắn độc cắn hay là rắn không độc cắn, nếu là rắn độc thì nhất định có một vết răng hoặc hai vết răng của răng độc, còn nếu là rắn không độc cắn thì chỉ có hai hàng răng nhỏ li ti.

Tham Khảo Thêm:  13 lợi ích sức khỏe từ cây bồ công anh

Vị trị tại chỗ rắn cắn

Rắn độc cắn thì nơi bị cắn sẽ bị sưng tấy và đau đớn dữ dội rất nhanh, có khi còn cảm thấy chóng mặt, vã mồ hôi, khó thở,… Nhưng khi bị các loại rắn độc như các loại rắn biển, rắn cạp nong và rắn cạp nia cắn, thường mấy giờ sau mới xuất hiện triệu chứng, tính nguy hiểm rất lớn, phải đặc biệt chú ý.

Hình 1. Phân biệt rắn độc – rắn không độc Hình 2. Phân biệt vết cắn rắn độc – không độc

Tóm lại, khi nạn nhân bị rắn cắn. Tại hiện trường, đưa bệnh nhân ra khỏi khu vực bị rắn tấn công, chuẩn bị phương tiện nhanh chóng vận chuyển, quấn kín chi bị cắn, cố định nó ở ngang mức tim, và tháo bỏ các vật dụng gây bó, thắt như nhẫn và đồng hồ: không cắt, rạch vào vết thương hay thực hiện garo.

Theo dõi bệnh nhân có các vết cắn của rắn lục thường xuyên trong ít nhất 08 giờ, lâu hơn nếu phát hiện thấy có nhiễm nọc độc rắn.

Điều trị vết thương và triệu chứng, và hội chẩn với trung tâm chống độc.

Dùng thuốc kháng nọc độc sớm với liều hợp lý, trẻ em được dùng liều đủ như người lớn.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.