CẢNH BÁO NGUY HIỂM: Rắn hoa cổ đỏ – Bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng

CẢNH BÁO NGUY HIỂM: Rắn hoa cổ đỏ - Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng
Video rắn hoa cỏ cổ đỏ

CẢNH BÁO NGUY HIỂM:

Rắn hoa cổ đỏ

Một loại rắn tưởng không độc, nhưng lại độc không tưởng

Đang chơi sau nhà, bé N.M.T 5 tuổi (Quãng Ngãi) vô tình bị rắn hoa cổ đỏ cắn ở vị trí đầu ngón tay cái bên trái. Với suy nghỉ loài rắn này không độc, người thân đã xử trí băng vết thương cầm máu tại nhà. Sau một ngày, vị trí vết thương bị cắn vẫn chảy máu rỉ rả liên tục không cách nào dừng nên người nhà đã đưa trẻ đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây, trẻ được điều trị tích cực bằng truyền máu và dùng thuốc cầm máu nhưng tình trạng xuất huyết không cải thiện, các xét nghiệm rối loạn đông máu trầm trọng nên trẻ được chuyển đến Khoa Nhi Cấp cứu Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng.

Tham Khảo Thêm:  Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nam giới và nữ giới Việt Nam

Khi nhập viện tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, trẻ vẫn còn rỉ rả chảy máu tại vị trí bị rắn cắn và xuất hiện nhiều điểm chảy máu trên da. Trẻ bị rối loạn chức năng đông máu rất nặng, nhiều chỉ số đông máu quan trọng đều không đo được. Đây là tình huống rất nặng, đe dọa tử vong cao nhưng hiện nay trên thế giới vẫn chưa có huyết thanh kháng độc đối với loại rắn này. Qua hội chẩn với các trung tâm chống độc lớn có kinh nghiệm về điều trị rắn cắn ở hai đầu đất nước, đồng thời tìm hiểu các nghiên cứu y văn trên thế giới, Bệnh viện đã sử dụng phương pháp điều trị hỗ trợ thay huyết tương cho trẻ, đồng thời truyền các chế phẩm máu nhằm cải thiện tình trạng rối loạn đông máu giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy kịch như xuất huyết não, xuất huyết phổi…

Sau 3 ngày thay huyết tương liên tục, đồng thời truyền một số lượng lớn máu và các chế phẩm đông máu (gồm 3 khối hồng cầu, 12 đơn vị kết tủa lạnh, 30 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh), tình trạng rối loạn đông máu của trẻ có cải thiện dần và sau 2 tuần điều trị, các xét nghiệm máu gần như trở về mức bình thường.

Rắn hoa cổ đỏ (tên khoa học là Rhabdophis subminiatus, loại rắn nằm trong họ rắn nước Colubridae, thuộc bộ Sqiuamata) hay dân gian còn gọi là rắn học trò, rắn hổ lửa, rắn bảy màu. Rắn có đầu màu xanh đậm hay xanh oliu, cổ màu đỏ đậm đỏ nhạt, thân có vệt đen, tính khí thất thường có thể tấn công người khi chạm vào chúng. Trước kia, loài rắn cổ đỏ được cho rằng không có độc nên nhiều người đã bắt loại rắn này về nuôi làm cảnh.

Tham Khảo Thêm:  Số đề con rắn

Trên thực tế, loài rắn cổ đỏ này không tự sản xuất ra nọc độc mà tích lũy nọc độc từ các loại động vật chúng ăn như cóc độc, rết và dùng nọc độc này phòng vệ khi bị tấn công hoặc đe dọa. Theo báo cáo của Bệnh viện Chợ Rẫy, trong vòng 10 năm qua, Bệnh viện đã tiếp nhận 31 trường hợp bị rắn cổ đỏ tấn công và chỉ cứu được 6 người. Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có huyết thanh để điều trị đối với loại rắn này, nên nguy cơ tử vong do rắn này cắn là rất cao. Người dân cần cảnh giác, không nên bắt loại rắn này làm cảnh, tránh nguy hiểm đến tính mạng. Nếu chẳng may bị rắn này cắn, cần giữ vết thương sạch, không garo vết thương, không đắp lá cây cầm máu tránh tình trạng nhiễm trùng và đưa đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt. Nguồn: BS. Lê Văn Thông

Ngày đăng: 11/11/2021

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.