Gấp hơn 30 lần cầu dài nhất Việt Nam, siêu cầu 4,1 tỷ đô, 12 năm giữ "ngôi vương thế giới" có gì đặc biệt?

Video những cây cầu dài nhất việt nam

Theo trang tin 163 (Trung Quốc), công nghệ xây cầu của Trung Quốc đã phát triển từ “phương pháp địa phương” truyền thống sang “công nghệ cao” như ngày nay, đặc biệt là trong việc xây dựng những cây cầu nhịp siêu lớn.

Năm 2011, cầu Đan Dương – Côn Sơn thu hút nhiều sự chú ý đã được thông xe và được khen ngợi là cây cầu dài nhất và là cây cầu đầu tiên sử dụng dầm liên hợp thép-bê tông, thể hiện bước đột phá mới trong công nghệ xây cầu của Trung Quốc với tư cách là một “siêu dự án”.

Tiền Thất Hổ – viện sĩ Viện Kỹ thuật Trung Quốc và là kỹ sư trưởng của Dự án cầu số 5 sông Dương Tử Nam Kinh – nhận xét: “Cây cầu này [cầu Đan Dương – Côn Sơn] là một cột mốc mới trong việc xây dựng cầu của đất nước tôi [Trung Quốc].”

Tham Khảo Thêm:  1 quả trứng bao nhiêu calo? Ăn trứng tăng cân hay giảm cân

Tại sao lại xây cầu thay vì làm đường sắt trên mặt đất?

Theo trang Baijiahao (Trung Quốc), cầu Đan Dương – Côn Sơn bắc qua 5 thành phố, bắt đầu từ Đan Dương, đi qua Thường Châu, Vô Tích, Tô Châu và cuối cùng kết thúc ở Côn Sơn, với tổng chiều dài 164,851 km, khoảng cách này tương đương với việc xây một cây cầu dài từ trung tâm Đặc khu hành chính Hongkong, xuyên qua các thành phố Thâm Quyến, Đông Hoản, đến tận quận Hoa Đô của thành phố Quảng Châu.

So sánh với cây cầu dài nhất Việt Nam là cầu Đình Vũ-Cát Hải ở thành phố Hải Phòng có chiều dài 5,44 km, cầu Đan Dương – Côn Sơn dài gấp hơn 30 lần.

Cầu Đan Dương – Côn Sơn nằm trên đoạn Giang Tô của tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh -Thượng Hải, giữa ga Nam Nam Kinh và ga Hồng Kiều tại Thượng Hải. Trong điều kiện bình thường, làm đường sắt trực tiếp trên mặt đất rẻ hơn nhiều so với xây cầu cạn. Vậy tại sao lại phải xây cầu Đan Dương-Côn Sơn trên tuyến đường sắt này?

Trước hết liên quan đến nguyên nhân địa chất, phía nam tỉnh Giang Tô nằm trong vùng đồng bằng phù sa của đồng bằng sông Dương Tử, đất mềm trũng thấp phân bố rộng rãi. Do khả năng chịu lực kém của địa chất nơi đây nên nếu đặt móng trực tiếp trên mặt đất để xây dựng đường sắt, độ lún không đồng đều rất dễ xảy ra, khiến tàu bị xóc khi di chuyển.

Tham Khảo Thêm:  Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi không nhận được mã xác minh Gmail

Mặc dù cầu Đan Dương – Côn Sơn dài 165km, nhưng thực tế nó bao gồm nhiều trụ cầu độc lập và các dầm hộp bê tông được nối với nhau.

Hơn nữa, vùng đồng bằng sông Dương Tử có mạng lưới kênh rạch, hồ nước dày đặc, với hơn 150 con sông có chiều rộng hơn 20 mét, ngay cả khi làm đường sắt trên mặt đất thì cũng vẫn phải xây nhiều cây cầu để băng qua các hệ thống sông nước và đường sá phức tạp, điều này sẽ dẫn đến việc tàu phải chuyển đổi qua lại liên tục giữa đường và cầu.

Ngoài ra, phía nam tỉnh Giang Tô có kinh tế phát triển, tài nguyên đất đai khan hiếm, dân số đông đúc, nên việc xây dựng cầu đường sắt có thể tiết kiệm quỹ đất, tránh va chạm với người và phương tiện đường bộ.

Cân nhắc các yếu tố trên, các kỹ sư Trung Quốc đã lựa chọn xây dựng tuyến đường sắt cao tốc bằng cách xây cầu Đan Dương – Côn Sơn thay vì làm đường sắt trên mặt đất, tránh giao cắt với đường bộ và đường sông, đồng thời làm cho đường sắt cao tốc thẳng hơn để tàu có thể di chuyển với tốc độ cao lên tới 350 km/h.

Cầu Đan Dương – Côn Sơn bắc qua 5 thành phố, bắt đầu từ Đan Dương, đi qua Thường Châu, Vô Tích, Tô Châu và kết thúc ở Côn Sơn, với tổng chiều dài 164,851 km. Ảnh: Constas

Thúc đẩy sự trỗi dậy của đồng bằng sông Dương Tử

Tham Khảo Thêm:  Chỉ số SPO2 ở người bình thường là bao nhiêu?

Theo trang Baijiahao, việc xây dựng cầu Đan Dương – Côn Sơn bắt đầu vào năm 2008, phải huy động hàng chục nghìn nhân công và mất 3 năm mới hoàn thành. Cây cầu sử dụng tổng cộng hơn 4.500 dầm hộp bê tông nặng 900 tấn, với tổng trọng lượng 4 triệu tấn. Tổng chi phí xây dựng 30 tỷ nhân dân tệ (khoảng 4,1 tỷ USD).

Vào ngày 30/6/2011, cầu Đan Dương – Côn Sơn được thông xe cùng với việc khai trương tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải.

12 năm sau, tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải đã trở thành tuyến đường sắt cao tốc có lợi nhuận cao nhất Trung Quốc nhờ nguồn hành khách dồi dào.

Cầu Đan Dương – Côn Sơn cũng đã trở thành một trong những dự án giao thông thành công nhất của Trung Quốc, rút ngắn thời gian di chuyển của hành khách, thúc đẩy giao lưu giữa các thành phố dọc theo tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải và thúc đẩy sự phát triển kinh tế và trỗi dậy của toàn bộ đồng bằng sông Dương Tử.

Theo Tổ chức Kỷ lục Guinness, tính đến thời điểm hiện tại, cầu Đan Dương – Côn Sơn vẫn giữ kỷ lục thế giới là cây cầu dài nhất thế giới.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.