Những ngôn ngữ khó học nhất thế giới: Tiếng Việt khó nhưng chưa là gì so với 4 ngôn ngữ này!

Học một ngôn ngữ mới cần rất nhiều thời gian. Nhưng theo nghiên cứu của Học viện Dịch vụ ngoại giao, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, có nhiều ngôn ngữ mà người Mỹ có thể học và thành thạo chỉ trong vòng một năm.

Bản đồ dưới đây cho thấy khoảng thời gian để học gần 70 ngôn ngữ khác nhau trên khắp thế giới, theo ước tính của Học viện Dịch vụ Đối ngoại (FSI) – nơi dạy ngôn ngữ cho các nhà ngoại giao. Theo đó, các quốc gia trên bản đồ được đánh dấu theo thang độ màu, nơi nào có màu càng đậm thì càng mất nhiều thời gian để có thể thuần thục ngôn ngữ của quốc gia đó.

Biểu đồ miêu tả khoảng thời gian để thuần thục một ngôn ngữ của những nhà ngoại giao Mỹ nói riêng và những người sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ nói chung

CIA Factbook được sử dụng để xác định ngôn ngữ mẹ đẻ của mỗi quốc gia. Các quốc gia không có ngôn ngữ chính thức, chẳng hạn như Mozambique – một quốc gia đa ngôn ngữ hoặc nơi không dạy ngôn ngữ chính, sẽ có màu xám. Các hạng mục học ngôn ngữ của FSI được đánh giá dựa trên thang độ giống như các cơn bão (từ 1 đến 4) – số càng cao thì ngôn ngữ đó lại càng khó học.

Tham Khảo Thêm:  Cách tắt nguồn iPhone 13, 13 Pro, 13 Pro Max đơn giản, nhanh chóng

Các quốc gia được biểu hiện bằng màu đậm nhất trên bản đồ đại diện cho các ngôn ngữ thuộc mức 4 – mức độ khó nhất. Những ngôn ngữ này được người nói tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ phải dành ra ít nhất 88 tuần (tương đương 2200 giờ) để học thuần thục. 4 ngôn ngữ đó bao gồm: tiếng Ả Rập; tiếng Trung Quốc (tiếng Quảng Đông và tiếng Quan Thoại), tiếng Nhật và tiếng Hàn. Tài liệu của FSI gọi đây là “ngôn ngữ siêu khó”.

Sau đó là 50 ngôn ngữ được xếp vào loại 3 với độ khó nằm ở mức vừa phải, có nghĩa là người học mất khoảng 44 tuần (tương đương 1100 giờ) để có thể sử dụng được. Nó bao gồm tiếng Séc, tiếng Hindi, tiếng Nga, tiếng Thái… Dù hay được mọi người đánh giá là “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, nhưng tiếng Việt cũng chỉ được xếp vào mức độ khó thứ ba.

Còn về khoảng thời gian mà một người học ngoại ngữ có thể thuần thục là dựa trên quá trình quan sát, nghiên cứu, dạy giảng ngoại ngữ kéo dài 70 năm của FSI. Tuy nhiên, thời gian học tập thực tế có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm khả năng tự nhiên của người học ngôn ngữ, kinh nghiệm ngôn ngữ trước đây và thời gian tham gia các lớp học…

Tham Khảo Thêm:  Điện Thoại Samsung Galaxy A30 Chính Hãng, Giá Rẻ Toàn quốc

Số tuần trong bản đồ biểu hiện thời gian mà một người học không có kinh nghiệm về một ngôn ngữ cần có để đạt được “trình độ thông thạo 3/3”, nghĩa là mức độ thông thạo 3 trên thang độ thông thạo 5 đối với kỹ năng nói và đọc. Nếu ai đạt được mức độ thông thạo 5, người đó có thể sử dụng ngôn ngữ trôi chảy như người bản ngữ, được giáo dục tốt, có khả năng phát âm chuẩn xác.

Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, không có câu trả lời cụ thể nào cho việc học ngôn ngữ nào mới là “dễ nhất” hay “khó nhất”, bởi vì người học là khác nhau. Một người nói tiếng Anh bản ngữ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc học tiếng Ý so với một người sử dụng tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ mẹ đẻ, vì hai ngôn ngữ thuộc top “lãng mạn” này có liên quan chặt chẽ tới nhau.

Mặt khác, có người lại cảm thấy khó phát âm trong một ngôn ngữ có thanh điệu như tiếng Việt, trong khi những người khác lại dễ dàng thích nghi. Ngữ pháp tiếng Trung Quốc gần như không phức tạp như ngữ pháp của một số ngôn ngữ châu Âu, nhưng sự phức tạp của hệ thống chữ viết của tiếng Trung lại buộc nó phải nằm trong danh sách những ngôn ngữ khó học nhất thế giới.

Tham Khảo Thêm:  Tử vi người sinh năm 1981: Mệnh gì? Hợp màu gì? Đeo đồng hồ nào may mắn?

Dưới đây là danh sách cụ thể các ngôn ngữ FSI và xếp hạng độ khó của chúng:

Theo Quaktz

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.