ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Sự kiện trong nước

– Ngày 13/2/1930: Nguyễn Ái Quốc rời Hồng Kông sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử là tổ chức thành công cuộc hợp nhất giữa các tổ chức cộng sản ở Việt Nam và hải ngoại thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bác Hồ trong chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 2 năm 1958. Ảnh tư liệu

– Ngày 13/2/1958: Bác Hồ kết thúc chuyến thăm lịch sử Ấn Độ. Chuyến đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thăm Ấn Độ diễn ra từ 5/2 đến 13/2. Trong chuyến đi này, đoàn đại biểu Việt Nam đã trao đổi ý kiến với những nhà lãnh đạo xuất sắc của Ấn Độ và nhất trí về những vấn đề quốc tế quan trọng cùng những nội dung thuộc về mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rời đất nước Ấn Độ trong mối cảm tình đặc biệt về tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ. Không chỉ là một người bạn của nhân dân Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn góp phần làm cho mối tình hữu nghị và sự ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước Việt Nam – Ấn Độ ngày càng thêm bền vững và phát triển trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam XHCN, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.

Tham Khảo Thêm:  Chế độ ẩn danh là gì? Dùng chế độ ẩn danh liệu đã an toàn như bạn nghĩ?

– Ngày 13/2/1961: Bác Hồ đến thăm Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và đặc biệt quan tâm tìm hiểu mặt trống đồng Đông Sơn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh xem bản dập đúc trên mặt trống đồng Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam) ngày 13/2/1961. Nguồn ảnh Bảo tàng Hồ Chí Minh

– Ngày 13/2/1962: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ xã Nam Liên (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ngày nay). Trong thư, Người mong đồng bào và cán bộ cố gắng xây dựng xã Nam Liên thành một xã kiểu mẫu. Người căn dặn: “Tư tưởng bảo thủ là như những sợi dây cột chặt tay chân người ta, phải vất nó đi. Muốn tiến bộ thì phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ dám làm. Trong việc này cũng như mọi việc khác, cán bộ, đảng viên và đoàn viên xung phong đi trước thì đồng bào sẽ tiến theo” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 13, trang 340).

– Ngày 13/2/1964 (tức là mồng Một Tết Nguyên đán Giáp Thìn): Bác có Thư chúc mừng năm mới: “Bắc Nam như cội với cành/Anh em ruột thịt, đấu tranh một lòng/Rồi đây thống nhất thành công/Bắc Nam ta lại vui chung một nhà/Mấy lời thân ái nôm na/Vừa là kêu gọi vừa là mừng Xuân”. Lời Bác truyền cảm hứng, nhiệt huyết về niềm tin thống nhất đất nước.

Tham Khảo Thêm:  Tháng 8 cung gì? Những bí ẩn thú vị của người sinh tháng 8

Cũng trong ngày này, Bác đã về thăm và chúc tết đồng bào xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Bác Hồ đã vào thǎm gia đình cụ Nguyễn Thế Oanh có 4 con trai đi bộ đội (3 người đã hy sinh), ông Đinh Thiệm, chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp.

Nói chuỵện với bà con tại đình làng Lỗ Khê (xã Liên Hà), Bác Hồ khen ngợi xã nhà đã cần kiệm xây dựng hợp tác xã và cǎn dặn: “Đây mới là thắng lợi bước đầu, không được tự mãn, chủ quan. Không phải cái gì cũng phải tốt cả, mà còn có những cái kém. Đó là vệ sinh, chǎn nuôi, trồng màu và trồng cây”.

Nơi Bác Hồ về thăm cán bộ và nhân dân thôn Lỗ Khê hiện vẫn còn được giữ gìn nguyên vẹn. Để ghi nhớ công ơn của Người, năm 1990 Đảng bộ và nhân dân xã Liên Hà, thôn Lỗ Khê đã xây dựng nhà Tưởng niệm Bác Hồ với nhân dân Lỗ Khê ngay tại khu vực đình làng. Nhân 40 năm Bác về thăm Lỗ Khê, xã Liên Hà long trọng tổ chức lễ kỷ niệm nhằm ôn lại truyền thống quê hương và tổng kết đánh giá phong trào thi đua làm theo lời Bác.

Sau khi thăm Lỗ Khê, nơi có phong trào tiết kiệm và sản xuất giỏi của huyện Đông Anh, Bác Hồ thăm tới thăm Đại đội 130 pháo cao xạ, tại Dốc Vân (Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội). Nơi Bác về thăm trận địa pháo cao xạ Dốc Vân hiện nay là nơi đóng quân (kho xăng dầu) của Quân chủng Phòng không, Không quân. Nơi Bác Hồ đứng nói chuyện với bộ đội, nay đơn vị vẫn dành khoảng đất trống để xây nhà tưởng niệm ghi dấu sự kiện Bác Hồ về thăm, cũng là nơi sinh hoạt, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ ngày nay.

Tham Khảo Thêm:  Pick me là gì? Những thuật ngữ đi kèm có thể bạn chưa biết

Bác Hồ đến thăm Đại đội 130 tại Dốc Vân (Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) ngày mồng Một Tết Giáp Thìn (13/2/1964). Ảnh tư liệu.

Sự kiện quốc tế

– Ngày 13/2: Ngày Phát thanh Thế giới (viết tắt là WRD – World Radio Day). Ngày Phát thanh Thế giới – 13/2 lần đầu tiên được công bố ở Hội nghị toàn thể UNESCO thứ 36 (3/11/2011), nhằm tôn vinh và đề cao vai trò của phát thanh trong cuộc sống hiện đại. Lý do chọn ngày 13/2 vì đây là ngày ra đời của Đài Phát thanh trực thuộc Liên Hợp Quốc năm 1946, khi tổ chức này xuất hiện sau Thế chiến thứ hai nhằm mục tiêu duy trì hòa bình bền vững.

– Ngày 13/2/1988: Khai mạc Thế vận hội Mùa đông 1988. Thế vận hội có 57 quốc gia tham dự tổ chức từ 13/2 đến 28/2/1988 tại Calgary, Alberta, Canada.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.