Nặn mụn xong nên làm gì để không bị thâm sẹo?

Nặn mụn xong nên làm gì để không bị thâm sẹo?

Mụn là một trong những tình trạng thường thấy trên da mặt gây ra không ít ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến nhiều chị em cảm thấy đau đầu khi gặp phải. Nặn mụn là giải pháp giúp loại bỏ hoàn toàn nhân mụn ra khỏi bề mặt da được nhiều người lựa chọn để điều trị mụn. Vậy, nặn mụn xong nên làm gì? Qua bài viết hôm nay, Eucerin sẽ chia sẻ cho bạn cách chăm sóc da sau nặn mụn để không để lại thâm sẹo. Cùng khám phá ngay.

>>> Xem thêm: Cách trị mụn bọc

Vì sao chăm sóc da sau nặn mụn lại quan trọng?

Nặn mụn xong nên làm gì? Vì sao chăm sóc da sau nặn mụn lại quan trọng? Là câu hỏi mà rất nhiều người sau khi nặn mụn xong thường thắc mắc. Chăm sóc da đúng cách sau khi nặn mụn mang đến rất nhiều lợi ích, cụ thể như sau:

  • – Hạn chế sẹo/thâm mụn: Việc nặn mụn với lực mạnh có thể làm tổn thương đến lớp biểu bì da, cấu trúc của da, dẫn đến tình trạng sẹo mụn. Do đó, nếu không được bảo vệ và chăm sóc đúng cách sẽ dễ khiến da tăng sắc tố, gây ra tình trạng thâm sạm trên da.
  • Giúp da nhanh phục hồi, tránh nguy cơ nhiễm trùng: Làn da sau nặn mụn nhạy cảm, mỏng yếu và có nguy cơ viêm nhiễm cao. Chăm sóc da là cách phục hồi da sau nặn mụn hiệu quả và nhanh chóng, hạn chế sự thâm nhập của vi khuẩn.
  • Rút ngắn thời gian điều trị mụn, ngăn nguy cơ mụn tái phát: Ở vị trí nặn mụn và các vùng da lân cận, tình trạng mụn có thể tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn, đôi khi ở mức độ nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị dứt điểm nếu không được chăm sóc đúng cách.

Nặn mụn là một trong những cách trị mụn bọc (mụn bọc ở cằm, mụn bọc ở mũi), cách trị mụn đầu đen ở mũi, cách trị mụn ẩn,…hiệu quả. Nhưng đòi hỏi quá trình chăm sóc sau nặn mụn phải kỹ càng, để làn da được phục hồi và tránh các vấn đề không đáng có xảy ra như nhiễm trùng, kích ứng, mụn tái lại.

>>> Xem thêm: Cách nặn mụn bọc an toàn, không thâm sẹo

Lợi ích của chăm sóc da đúng cách sau nặn mụn

Nặn mụn xong nên làm gì là vấn đề được nhiều người quan tâm (Nguồn: Internet)

Mới nặn mụn xong nên làm gì?

Banner Tinh chất giảm thâm nám cho da nhờn & hỗn hợp Eucerin Crystal Booster Serum

Sau khi nặn mụn, rất nhiều người đặt câu hỏi về các biện pháp cần thực hiện để đảm bảo da không hình thành sẹo, thâm đen, thâm đỏ sau nặn mụn. Mới nặn mụn xong nên làm gì? Dưới đây là 6 bước chăm sóc da sau nặn mụn cần thực hiện để ngừa thâm, sẹo tối đa:

  • – Bước 1: Đảm bảo nhân mụn không còn sót lại (nặn hết cồi mụn)
  • – Bước 2: Dùng nước muối sinh lý làm sạch da sau nặn mụn
  • – Bước 3: Cân bằng da sau nặn mụn với toner có độ pH phù hợp
  • – Bước 4: Làm dịu da, giảm sưng sau nặn mụn bằng mặt nạ
  • – Bước 5: Phục hồi cho làn da sau nặn mụn với sản phẩm chuyên sâu
  • – Bước 6: Bảo vệ da khỏi tác hại từ tia UV, bụi bẩn và hạn chế trang điểm.
Tham Khảo Thêm:  Top 8 phương pháp pha màu đỏ tuyệt vời và chuẩn tone nhất

Để làn da phục hồi nhanh chóng sau khi nặn mụn, không để lại sẹo thâm, bạn nên áp dụng đầy đủ 6 bước chăm sóc da sau nặn mụn, cùng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Chi tiết 6 bước chăm sóc da dành cho các bạn thắc mắc “Sau khi nặn mụn nên làm gì?” như sau:

>>> Xem thêm: Sau khi nặn mụn không được ăn gì để da không thâm sẹo

Bước 1. Sau khi nặn mụn cần đảm bảo không còn nhân mụn sót lại

Điều quan trọng nhất sau khi nặn mụn mà nhiều người thường bỏ qua chính là cần đảm bảo nhân mụn đã được lấy sạch, không còn sót lại mủ hay nhân trắng. Vì nếu nhân mụn vẫn còn sót lại, sẽ dẫn đến tình trạng các nốt mụn sau khi nặn ko xẹp đi, mà còn gây đau nhức, tái phát mụn và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục da. Để đảm bảo điều này, bạn nên ưu tiên lấy mụn ở những cơ sở uy tín, nặn mụn ở spa, với đội ngủ nhân viên có chuyên môn cao để đảm bảo các nốt mụn được nặn đúng cách, sạch cồi, hạn chế tối đa việc để lại tổn thương trên da.

Bước 2. Làm sạch da sau nặn mụn

Rất nhiều bạn thắc mắc: Sau khi nặn mụn xong nên làm gì? Nặn mụn xong có nên rửa mặt không? Thì câu trả lời là có, vì làm sạch da là bước không thể thiếu để hạn chế tình trạng viêm, nhiễm khuẩn ngược sau nặn mụn.

Trên thực tế, sau khi nặn mụn xong là lúc làn da khá nhạy cảm nhưng cũng cần được làm sạch. Do đó, bạn không nên dùng sữa rửa mặt để làm sạch da, vì trong sữa rửa mặt có chứa nhiều thành phần hóa học, dễ gây kích ứng cho làn da sau nặn mụn. Thay vào đó, bạn nên dùng nước muối sinh lý để làm sạch da bằng cách:

  • – Thấm một lượng vừa đủ dung dịch nước muối sinh lý vào bông tẩy trang
  • – Lau nhẹ nhàng lên khắp vùng da mặt
  • – Sau đó, dùng nước sạch thấm vào bông tẩy trang lau lại một lần nữa cho da, để hạn chế tình trạng các gốc muối lưu lại trên da khiến da trở nên khô và sạm.

Lưu ý: Dùng lực nhẹ nhàng và bông tẩy trang mềm mại khi làm sạch để tránh làm tổn thương da. Đặc biệt, đối với những bạn sở hữu da mặt khô thì tuyệt đối không nên bỏ qua bước lau sạch lại với nước một lần nữa, để tránh da mất nước bởi các gốc muối còn sót lại.

Tham Khảo Thêm:  Phương pháp dạy bé học bảng đơn vị đo độ dài lớp 2

Làm sạch da sau nặn mụn

Làm sạch da bằng nước muối sinh lý (Nguồn: Internet)

Bước 3. Cân bằng da sau khi nặn mụn

Các sản phẩm toner/nước hoa hồng hay xịt khoáng sẽ giúp cân bằng lại độ pH cơ bản của làn da. Từ đó, cảm giác đau nhức hay châm chích sau khi nặn mụn sẽ được làm dịu. Bạn cần chú ý lựa chọn dòng sản phẩm không chứa cồn, bảng thành phần dịu nhẹ để tránh gây kích ứng cho da.

Thời gian sử dụng toner cho da sau khi nặn mụn tốt nhất là ngay sau bước rửa mặt. Cách dùng toner như sau: bạn nên thấm khô da mặt nhẹ nhàng, tiếp đến dùng toner thấm vào bông tẩy trang và lau nhẹ nhàng toàn khuôn mặt (hạn chế sử dụng tay trực tiếp để tránh khả năng nhiễm khuẩn cho các nốt mụn vừa nặn).

Bước 4. Làm dịu và giảm sưng cho làn da sau nặn mụn

Làn da sau nặn mụn sẽ không tránh khỏi việc sưng tấy, kích ứng, vậy nặn mụn xong nên làm gì để cải thiện điều đó?

Câu trả lời là bạn nên đắp mặt nạ, bởi việc này giúp giảm sưng và làm dịu da. Nên ưu tiên chọn các loại mặt nạ có chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm một cách dịu nhẹ như: lô hội, bạc hà, trà xanh, hoa cúc, Niacinamide,… các hoạt chất này sẽ thấm sâu vào tế bào da và giúp các tổn thương sau nặn mụn nhanh lành hơn. Ngoài ra, nên lựa chọn loại mặt nạ giấy, mặt nạ gel rửa trôi, tránh các loại mặt nạ tẩy tế bào chết hay dạng lột vì những loại mặt nạ này sẽ khiến da sau nặn mụn thương tổn hơn. Để giảm sưng hiệu quả hơn, bạn có thể thực hiện chườm lạnh lên da bằng cách: bọc đá lạnh tỏng khăn vải mềm hoặc túi chườm, sau đó đắp lên vùng da bị sưng tấy từ 2-5 phút, lặp lại bước trên 2-3 lần/ngày để da hết sưng hẳn.

Nặn mụn xong nên đắp mặt nạ phục hồi, giảm sưng cho da

Đắp mặt nạ có tính kháng viêm, kháng sưng cho da sau nặn mụn (Nguồn: Internet)

Bước 5. Phục hồi và ngăn thâm sẹo cho da sau nặn mụn

Nặn mụn xong nên làm gì để da nhanh hồi phục và không để lại sẹo? Là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Để da sau mụn được phục hồi tốt nhất, bạn không chỉ cần chăm sóc da sau mụn, dưỡng ẩm đúng cách, mà còn cần sử dụng những sản phẩm đặc trị phù hợp với tình trạng da.

Sau khi nặn mụn, da thường bị khô nên việc dưỡng ẩm sẽ giúp làn da nhanh chóng phục hồi. Nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm kem dưỡng, serum phục hồi da sau nặn mụn có thành phần dưỡng ẩm, tái tạo da nhẹ nhàng như Hyaluronic Acid, Vitamin E, Ferulic Acid hay Ceramide,… tránh các sản phẩm chứa cồn có thể gây kích ứng cho da.

Tham Khảo Thêm:  25 Món Ăn Đặc Sản Hà Nội Ngon Nổi Tiếng Không Thể Bỏ Qua

Bước 6. Bảo vệ da khỏi tác hại từ tia UV

Tia UV là một trong các tác nhân hàng đầu khiến cho vùng da vừa nặn mụn xong gặp phải tình trạng sạm da, thâm sẹo. Do đó, bạn nên bảo vệ làn da sau nặn mụn bằng cách tránh ánh nắng hết sức có thể như hạn chế việc di chuyển ra ngoài trời nắng để da nhanh chóng phục hồi. Trong trường hợp cần phải ra ngoài, bạn cần thoa kem chống nắng để chủ động bảo vệ làn da khỏi tác động của ánh nắng mặt trờ, bạn nên chọn loại kem chống nắng dịu nhẹ, có kếch cấu mỏng không gây bí da, không chứa cồn và hương liệu. Ngoài ra, nên dùng thêm dụng cụ che chắn như khẩu trang/nón. Làn da sau nặn mụn nếu được chống nắng kỹ sẽ giúp mờ nhanh vết thâm trên da. Hãy sử dụng kem chống nắng và các vật dụng chống nắng khác như khẩu trang, mũ rộng vành.

Sau khi nặn mụn xong nên làm gì? Bạn cần xây dựng một quy trình chăm sóc da sau mụn đúng cách và kiên trì thực hiện để giúp làn da nhanh chóng phụ hồi, hạn chế thâm sẹo xuất hiện và ngừa nguy cơ mụn quay trở lại.

>>> Xem thêm: Mới nặn mụn xong có nên bôi kem chống nắng không?

Vừa nặn mụn xong nên bôi gì?

Nặn mụn xong nên bôi gì để làm dịu da và ngăn ngừa sẹo mụn? Tùy vào giai đoạn mà sử dụng những sản phẩm dưỡng da phù hợp. Có thể chia thành 3 giai đoạn: sau 1 ngày, sau 3 ngày và 1 tuần sau nặn mụn như dưới đây:

Vừa mới nặn mụn xong 1 ngày nên bôi gì

Nặn mụn xong nên làm gì sau 1 ngày? Thông thường, thời điểm này da vẫn còn khá nhạy cảm, bạn chỉ nên sát khuẩn bằng nước muối sinh lý hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ, không cần sử dụng thêm các sản phẩm nào khác để tránh tác động lên vùng da đang bị tổn thương, khiến bí da, bít tắc lỗ chân lông.

Bôi gì sau nặn mụn 3 ngày

Giai đoạn này bạn có thể dùng các sản phẩm dưỡng ẩm cho da nhạy cảm ở dạng gel lỏng, có công dụng phục hồi dịu nhẹ cho làn da. Nói không với các sản phẩm dạng kem đặc, điều này sẽ khiến lỗ chân lông bít tắc, bí da và là nguyên nhân gây mụn nhiều hơn.

Nặn mụn xong nên bôi gì sau 3 ngày

Bôi sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ ở dạng gel, lỏng sau nặn mụn 3 ngày (Nguồn: Internet)

Sau 1 tuần nặn mụn nên bôi gì

Nặn mụn xong nên làm gì sau 1 tuần? Giai đoạn này là giai đoạn da bắt đầu bong mài, bạn có thể thực hiện các bước skincare cho da mụn như bình thường. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp sử dụng những sản phẩm trị mụn thâm có bảng thành phần an toàn để hạn chế các vết thâm “xấu xí” xuất hiện trên da.

Bạn có thể tham khảo tinh chất giảm thâm mụn Triple Effect Serum thuộc dòng dược mỹ phẩm trị mụn đến từ thương hiệu Eucerin. Nhờ sự kết hợp giữa các thành phần chuyên biệt ch

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.