Cách bày mâm lễ đi chùa đẹp mắt, thể hiện lòng thành với Đức Phật

Đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa tâm linh xuất phát từ tấm lòng thánh kính với Đức Phật. Phong tục này mang ý nghĩa cầu xin “Trời Phật phù hộ” cho gia đình luôn bình an, sức khỏe, làm ăn thuận lợi,… Do đó, việc sắm lễ yêu cầu phải thật chu đáo, cẩn thận. Trong bài viết dưới đây, VinShop sẽ chia sẻ đến bạn cách bày mâm lễ đi chùa chuẩn nhất. Cùng tham khảo nhé!

NHẬP BÁNH GPR NGAY!

1. Cách bày mâm lễ đi chùa đầy đủ, đúng chuẩn

Sắm lễ đi chùa đầu năm hay ngày rằm, mùng 1 không thể thiếu mâm ngũ quả. Vật phẩm này dùng để thể hiện lòng thành kính dâng lên Đức Phật. Tuy nhiên, cách bày mâm lễ đi chùa thế nào cho đẹp, cho đúng? Cách sắp xếp có giống với cách bày mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết không vẫn khiến nhiều người lúng túng.Về nguyên tắc, khi đi lễ tại chùa bạn chỉ cần dâng hương và sắm lễ chay để cúng Đức Phật. Không được sắm lễ mặn (thịt lợn, trâu, gà, bò, giò,…) như cỗ tam sinh. Thường việc sắm lễ mặn chỉ khi trong chùa có thờ các vị Thánh, Mẫu và Đức Ông. Đó là 3 vị thần cai quản tất cả các ban chùa. Nhưng cũng chỉ được dâng đồ lễ tại ban thờ, điện thờ đó thôi chứ tuyệt đối không được dâng tại ban thờ Phật.

Tham Khảo Thêm:  Tình hình thời tiết Đà Nẵng tháng 3 & gợi ý ĂN CHƠI vui hết nấc

1.1. Chuẩn bị mâm ngũ quả

Theo nhà Phật, 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau sẽ tượng trưng cho ngũ thiện căn bao gồm: huệ căn (sáng suốt) – niệm căn (ghi nhớ) – định căn (tâm không loạn) – tấn căn (ý chí kiên trì) – tín căn (lòng tin). Vì vậy, việc dâng mâm ngũ quả lên Đức Phật không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn hướng đến nguồn cội, mong cuộc sống an yên, hạnh phúc.

Bày mâm lễ đi chùa bạn hãy chọn 5 loại trái cây tươi sạch. Có thể chọn theo ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ với màu trắng, xanh, đen, đỏ, vàng như quan niệm của người Á đông. Chẳng hạn như:

  • Kim: dưa lê màu trắng, đào, lê,…
  • Mộc: phật thủ, đu đủ, na, bưởi xanh, chuối xanh, xoài xanh, sung màu xanh,…
  • Thủy: mận, nho, hồng xiêm, vú sữa hay những loại quả có màu sẫm tối, nâu đen,…
  • Hỏa: hồng, táo, trái cây họ cam quýt, thanh long,…
  • Thổ: cam/quýt vàng, dưa vàng, xoài chín màu vàng,..

Ngoài ra, tùy theo mùa vụ của trái cây và phong tục văn hóa từng vùng miền mà cách bày mâm lễ đi chùa cũng có sự khác biệt.

NHẬP BÁNH GPR NGAY!

1.2. Cách bày mâm lễ đi chùa

  • Miền Bắc: Thường sử dụng chuối xanh hay phật thủ đặt bên dưới làm bệ đỡ. Bạn nên xếp thành hình tháp. Bày những loại quả to ở dưới để tạo thế trụ vững cho mâm ngũ quả. Tiếp đó xếp những quả kích thước nhỏ hơn và số lượng nhiều như cam, quýt, quất sung,… lên trên.
  • Miền Trung: Thường không quá cầu kỳ, có gì cúng đó và quan trọng nhất vẫn là tâm thành. Các loại quả thường thấy trong mâm lễ đi chùa của người dân miền Trung đó là thanh long, cam, quýt, và xoài, ớt,… Mâm ngũ quả được xếp hình tháp hoặc long phụng với cặp dưa ở 2 bên.
  • Miền Nam: Mâm lễ không có chuối. Thay vào đó là các loại quả như mãng cầu, sung, dừa, xoài, đu đủ,… Đây đều là những loại trái cây khi phát âm nghe giống câu “cầu sung vừa đủ xài”, với mong ước cầu trời Phật phù hộ 1 năm no đủ, thịnh vượng.
Tham Khảo Thêm:  Cách tính m khối - Công thức tính m3 nước, gỗ, đất, bê tông...

Thực tế, bày mâm lễ đi chùa không quan trọng số lượng, chỉ cần đủ 5 loại trái cây là được. Ngoài ra, bạn có thể thêm 1 lọ hoa, các loại trà, nhang trầm, bánh kẹo phù hợp. Mâm lễ càng đủ đầy sẽ càng đẹp mắt.

Gợi ý cho bạn là nên sử dụng các loại bánh hộp thiếc như bánh quy bơ cao cấp, nhập khẩu Đan Mạch (GPR). Không chỉ thơm ngon mà bao bì cũng rất sang trọng, lịch sự. Phần vỏ hộp cứng cáp, dễ xếp chồng lên nhau và bài trí dễ dàng.

2. Ý nghĩa các loại trái cây trong mâm lễ đi chùa

  • Phật thủ: Như bàn tay khổng lồ của Phật Tổ Như Lai luôn che chở cho gia đình.
  • Táo: Trong phong thủy, táo tượng trưng cho sự hòa hợp, yên bình. Ngoài ra, táo có màu đỏ mang tới những điềm lành, phú quý, giàu sang.
  • Dứa: Là biểu tượng cho sự giàu có, đủ đầy. Trong tiếng Hán, quả dứa có phát âm tựa như nghĩa của từ sung túc, may mắn.
  • Cam, quýt, lê, đào: Dùng để gửi gắm lời nguyện cầu thành công, thăng tiến trong sự nghiệp.
  • Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.
  • Lựu: Cầu mong con đàn cháu đống.
  • Thanh long: Tượng trưng cho rồng mây hội tụ, phát tài phát lộc.
  • Dưa hấu: Vẹn tròn, may mắn.
  • Sung: Biểu tượng của sự sung mãn về cả sức khỏe và tiền bạc.
  • Đu đủ: Nghĩa là đủ đầy, mang đến sự thịnh vượng.
  • Xoài: Mong việc tiêu xài không thiếu thốn.
Tham Khảo Thêm:  Người sinh năm 1986 mệnh gì, tuổi gì, hợp màu nào?

3. Lưu ý khi bày mâm hoa quả đi lễ chùa

  • Chọn trái cây tươi mới, có hình dáng đẹp, đều màu, không bị trầy xước, hư hỏng. Bề mặt quả lành lặn, phần cuống xanh và chắc chắn.
  • Nên chọn quả còn xanh hoặc chín vừa.
  • Dùng giấy hoặc khăn sạch lau nhẹ bên ngoài, không nên rửa trái cây trước khi bày lên mâm lễ vì sẽ làm chúng mau hỏng.
  • Tuyệt đối không chọn hoa quả giả vì theo tâm linh, dùng hoa quả giả vừa không tôn trọng, vừa không có lợi về mặt phong thủy.
  • Không cần bày vàng mã hay tiền âm phủ lên mâm lễ đi chùa. Nếu có thì chỉ được đặt tại các ban thờ các vị Thánh, Mẫu và Đức Ông.
  • Nên hạn chế việc đặt tiền thật lên mâm lễ mà nên bỏ vào hòm công đức đặt ở chùa.

NHẬP BÁNH GPR NGAY!

4. Các mẫu mâm lễ chùa ấn tượng

NHẬP BÁNH GPR NGAY!

Trên đây là cách bày mâm lễ đi chùa để bạn tham khảo. Với các chủ tiệm tạp hóa, nếu bạn đang muốn nhập bánh quy bơ về bán thì hãy tham khảo ngay trên ứng dụng VinShop nhé! VinShop hiện đang có chương trình ưu đãi Mua nhiều, giảm nhiều khi nhập bánh GPR – Bánh quy bơ nhập khẩu cao cấp, công thức Đan Mạch, các chủ tiệm đừng bỏ lỡ nhé!

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.