[TopTip] Top 8 Lí Luận Văn Học Có Thể Áp Dụng Lên Mọi Bài Văn – YBOX

Lí luận văn học là phạm trù nghiên cứu văn học ở bình diện lí thuyết bao gồm về bản chất của sáng tác văn học, thẩm mỹ của văn học và phương pháp lí luận phân tích văn học ( Wikipedia ). Các bạn đừng nghĩ lí luận văn học chỉ áp dụng trong các bài thi của học sinh giỏi hay trong cuộc thi Văn các cấp mà chúng ta cũng cần sử dụng lí luận văn học để gây ấn tượng mạnh cho người chấm thi, khiến bài viết trở nên sâu sắc hơn, từ đó nâng cao điểm số bài thi của các bạn. Đây là 8 lí luận văn học mà các bạn có thể tham khảo để đưa vào bài văn của mình.

1. ” Tác phẩm chân chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc…” ( Aimatop )

Mình thường sử dụng câu lí luận văn học này cho phần kết bài khi tổng kết lại vấn đề cần nghị luận lúc sắp hết thời gian làm bài. Các bạn có thể tham khảo mẫu câu sau: ” Khép lại tác phẩm A của nhà văn B chúng ta càng rõ hơn nhân định ” Tác phẩm chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc..”. Chính.. ( vấn đề cần nghị luận ) đã khiến cho tác phẩm chiến thắng sự nghiệt ngã của bụi mù thời gian và neo đậu mãi trong trái tim người đọc nhiều thế hệ.”

2, Cách nhận định ngôn ngữ trong tác phẩm văn học

” Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo. ” ( Nguyễn Tuân )

Các bạn có thể áp dụng đối với các nhà văn luôn đưa tính miêu tả, biểu cảm trong những đứa con tinh thần của mình. Ví dụ như Nguyễn Tuân tác giả của ” Người lái đò sông Đà ” khi miêu tả vẻ đẹp riêng của dòng sông Đà vừa hung bạo lại trữ tình bằng cách tập trung miêu tả con sông, nhấn nhá với những ngôn từ tài hoa uyên bác, giàu tính thẩm mỹ với phong cách tinh tế, phóng khoáng. Khiến người đọc say mê trước ” thứ vàng mười của thiên nhiên Tây Bắc ” có sẵn trong con người lao động bình dị.

Tham Khảo Thêm:  NƯỚC ÉP CÓC – TOP 5 CÁCH LÀM GIẢM CÂN, GIỮ DÁNG 2023

3. Chi tiết tác phẩm

” Chi tiết làm nên hạt bụi vàng của tác phẩm ” ( Pauxtopxki )

Câu nhận định này vô cùng linh hoạt khi áp dụng vào trong các tác phẩm truyện bởi chi tiết là một thành phần không thể thiếu tạo nên cốt truyện. Bạn nên ấp dụng câu nhận định này đối với các chi tiết đắt giá trong các tác phẩm như trong ” Chí Phèo ” chi tiết cái lò gạch cũ tượng trưng cho vòng lặp cho số phận bi thảm của người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám hay chi tiết bát cháo hành tuy đơn sơ nhưng lại toả sáng lấp lánh giữa cuộc đời tăm tối, thối nát của anh Chí, là liều thuốc giải cảm cũng như liều thuốc thức tỉnh nhân tính bấy lâu trong tâm hồn con quỷ của làng Vũ Đại.

Hay trong tác phẩm ” Vợ nhặt ” của Kim Lân nổi bật là chi tiết về nồi chè khoán của bà cụ Tứ vùa xót xa ứ đọng cho cuộc sống bần hàn đến tột cùng nhưng vẫn phải lạc quan để mừng ngày hạnh phúc của con trai trong khi hương vị chát xít của nồi cháo nghẹn trong cổ họng. Hay chi tiết đối lập giữa nước mắt của bà cụ Tứ và nụ cười của Tràng, là sự đối lập giữa sự xót xa của người mẹ trước cảnh ngộ của con trai khi lấy vợ giữa lúc ” tao đoạn ” và tính cách ngờ nghệch, chất phác, nhân hậu yêu đời của gã trai quê thô kệch. Và còn rất nhiều chi tiết đặc sắc hơn trong tác phẩm của ”nhà văn làng quê Việt Nam” này.

Bên cạnh đó câu nhận định này cũng có thể áp dụng trong các câu thơ khi sử dụng các chi tiết nghệ thuật mang ý nghĩa ẩn dụ cho ý nghĩa của tác phẩm, phản chiếu tâm trạng của người cầm bút.

Tham Khảo Thêm:  Ngày tam nương là gì? Ngày tam nương có nên xây sửa nhà không?

[TopTip] Top 8 Lí Luận Văn Học Có Thể Áp Dụng Lên Mọi Bài Văn - YBOX

4. Hiện thực trong tác phẩm và cuộc sống

” Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời. ” ( Nhật ký của Nguyễn Văn Thạc )

Các bạn có thể sử dụng linh hoạt trong các tác phẩm có yếu tố tả thực, lột tả cuộc sống hiện thực cuộc sống. ” Chiếc thuyền ngoài xa ” của Nguyễn Minh Châu đã lột tả một bức tranh con người lao động thời kỳ hậu chiến một cách chân thực, tinh tế. Những trang sách của ông khắc hoạ hiện thức ở đời khi bên cạnh bức tranh cảnh biển bình minh làng chài tuyệt đẹp là bức tranh bạo lục gia đình vì bức bối về cơm áo gạo tiền. Người đàn bà làng chài – một người phụ nữ nghèo khổ trong chốn làng chài lạc hậu mà lại dạy cho Phùng – một người tri thức vỡ lẽ ra nhiều triết lí ở đời. Vì vậy bạn có thể lòng ghép câu lí luận sau vào cuộc trò chuyện của người đàn bà và Phùng tại toàn án huyện. Mặc dầu vậy bạn có thể linh hoạt sử dụng nhé.

5. Nghệ thuật hiện thực

” Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.” (Nam Cao )

Văn chương cần lột tả hiện thực chứ không nên dùng ngôn từ hoa mỹ để che lấp sự thật tàn khốc bởi vậy mình luôn sử dụng câu lí luận này khi nói về giá trị hiện thục của một tác phẩm văn học. Ví dụ như cách miêu tả chân thức cuộc sống nghèo khổ của nông dân lao động trước cách mạng tháng Tám một cách trần trụi, tàn nhẫn gắn với hình ảnh của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, chị Dậu trong ” Tắt đèn ” của Ngô Tất Tố, Chí Phèo của Nam Cao…

6. Thơ

” Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy ” ( Tố Hữu )

Tràn đầy ở đây có thể hiểu là tràn đầy niềm vui khi nhận ra lý tưởng của Đảng của cách mạng soi rọi ý chí đang lạc lõng của Tố Hữu trong tác phẩm ” Từ Ấy ” hay tràn đầy niềm uất ức bất công cho số phận người phụ nữ, uất ức trước duyên phận bấp bênh, gắng gượng vươn lên số phận nhưng vẫn rơi vào tuyệt vọng trong ” Tự Tình ” của Hồ Xuân Hương.

Tham Khảo Thêm:  Du Lịch Cha Trương Bửu Diệp Bạc Liêu Có Gì Hấp Dẫn

7. ” Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật ” ( Huygo )

”Văn học luôn là hình thái nghệ thuật phản ánh đời sống. Trong văn học Việt Nam ta chỉ thấy được những chủ đề tương tự nhau chứ cuộc đời nhân vật và ý nghĩa truyền tải qua phong cách của tác giả thì không bao giờ bắt gặp được sự giống nhau bởi ” Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật ” . Nam Cao luôn khúc xạ một cách chân thực cuộc sống khổ cực của người nông dân trước cách mạng tháng Tám với một giọng điệu lạnh lùng, sâu cay nhưng chứa đựng tình cảm lớn lao với những số phận trớ trêu ấy. Vũ Trọng Phụng lại có một cách viết châm biếm sâu cay đặc trưng với cuộc đời. Hay Xuân Diệu với ngôn từ duy mỹ, yêu đời, yêu mùa xuân, dào dạt tình cảm…Nhưng rồi đọng lại sâu sắc nhất trong tôi là tác phẩm A của B để lại trong độc giả ấn tượng về ( vấn đề cần nghị luận )”Bạn có thể sử dụng câu lý luận này như một mở bài hoàn hảo để bước vào phân tích tác phẩm.

8. Giá trị nhân đạo

” Nhà văn chân chính là người suốt đời chỉ truyền bá một thứ tôn giáo: tình yêu thương con người ”

Giá trị cốt lõi của tinh thần nhân đạo trong mỗi tác phẩm đều hướng về con người vì vậy bạn có thể áp dụng mẫu câu lý luận này khi phân tích giá trị nhân đạo của một tác phẩm nào đó.

Lí luận văn học không hề khó khi bạn hiểu rõ cách thức áp dụng của nó. Chỉ cần thuộc 3 đến 4 lí luận văn học để áp dụng linh hoạt trong mọi tình huống khi viết văn làm cho bài văn của các bạn trở nên thu hút và sâu sắc hơn. Hi vọng các lý luận cùng những ví dụ trên sẽ giúp cho các bạn trở nên yêu thích văn học hơn nhưng mà nhớ đừng có quá rập khuôn nhé.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.