Ai cần bổ sung kẽm?

Kẽm là vi chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể, những người thiếu kẽm cần bổ sung một cách đầy đủ và hợp lý để cơ thể luôn khỏe mạnh. Những người được khuyến cáo bổ sung kẽm là:

  • Người ăn chay: Do phần lớn kẽm đến từ thực phẩm có nguồn gốc từ các động vật. Vì vậy, những người ăn chay, đặc biệt là người ăn chay trường sẽ cần nhiều hơn 50% kẽm trong chế độ ăn uống so với người không ăn chay.
  • Những người bị bệnh bao gồm: Rối loạn tiêu hóa, loét miệng, bệnh viêm ruột, viêm ruột kết, bệnh thận mạn tính hoặc hội chứng ruột ngắn. Những người này sẽ gặp khó khăn trong việc thể hấp thụ và giữ lại kẽm từ thực phẩm mà họ ăn.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Để đáp ứng được nhu cầu kẽm của bào thai, phụ nữ mang thai, đặc biệt là đối với những người có lượng kẽm dự trữ thấp khi có thai, mỗi ngày sẽ cần bổ sung nhiều kẽm hơn những người khác.
  • Trẻ trên 6 tháng vẫn còn bú sữa mẹ: Trẻ nhỏ từ khi sinh ra cho đến khi được 7 tháng tuổi, có thể nhận được đủ lượng kẽm hàng ngày từ sữa mẹ. Sau đó, nhu cầu kẽm hàng ngày của trẻ tăng 50% và sữa mẹ sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu đó nữa.
  • Người bị bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm: Nghiên cứu đã cho thấy 60 – 70% những người bị bệnh hồng cầu hình liềm có mức độ kẽm thấp hơn đặc biệt đúng đối với trẻ em, bởi vì cơ thể họ hấp thụ kẽm khó khăn hơn.
  • Người nghiện rượu: Thực tế cho thấy là có đến một nửa số người nghiện rượu bị thiếu kẽm bởi vì họ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng do các tổn thương ở đường ruột và việc uống rượu quá nhiều, đồng thời kẽm bị tiết ra nhiều hơn qua nước tiểu của họ.
  • Đàn ông trưởng thành: Đàn ông trưởng thành rất cần được cung cấp kẽm, bởi vì kẽm rất quan trọng trong việc sản xuất tinh dịch. Sẽ mất khoảng 5mg kẽm trong quá trình xuất tinh. Tình trạng thiếu hụt kẽm ở đàn ông có thể dẫn tới việc giảm số lượng tinh trùng và giảm tần suất quan hệ tình dục. Tình trạng thiếu hụt kẽm cũng có thể xảy ra khi nam giới xuất tinh thường xuyên. Ngược lại việc mất một lượng nhỏ kẽm cũng có thể khiến cho đàn ông bị sụt cân, giảm khả năng quan hệ tình dục và thậm chí có thể mắc bệnh vô sinh.
Tham Khảo Thêm:  In Nhãn Vở

Với tầm quan trọng và vai trò của kẽm với cơ thể thì lời khuyên của các chuyên gia là bạn chọn thức ăn giàu kẽm như hàu, thịt đỏ, gan, trứng, ngũ cốc thô, các loại rau, củ, trái cây, các loại đậu,… nhưng chế độ ăn cần cần cân đối giữa thức ăn thực vật và động vật.

Bạn cũng có thể lựa chọn các thực phẩm có bổ sung kẽm như một số chế phẩm có chứa vitamin muối khoáng có hàm lượng kẽm khá đầy đủ. Cần bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn, chậm lớn, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học, vì thế các chuyên gia thường khuyến khích bổ sung kẽm cho bà mẹ và trẻ em vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn các sản phẩm có chứa kẽm gluconat kẽm hay sulfat kẽm và uống bổ sung kẽm sau ăn 30 phút. Thời gian bổ sung có thể kéo dài 2-3 tháng. Các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến cáo, bạn cần chữa các bệnh gây ra tình trạng thiếu kẽm trước khi bổ sung (như bệnh rối loạn đường tiêu hóa).

Tham Khảo Thêm:  Tử vi thứ Năm 24/8/2023 của 12 cung hoàng đạo

Khi bổ sung kẽm nên bổ sung thêm vitamin A, B6, C và phospho vì các chất này có tác dụng làm tăng sự hấp thu kẽm. Nếu dùng cả sản phẩm bổ sung sắt và sản phẩm bổ sung kẽm thì bạn dùng cách xa nhau bằng cách dùng kẽm trước, bởi vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm. Tránh việc bổ sung thừa kẽm vì có thể làm giảm khả năng miễn dịch.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.