Sự khác biệt giữa CEO và Founder

Sự khác biệt giữa CEO và Founder
Video founder khác gì ceo

Chắc chắn bạn đã từng nghe thấy các từ như CEO hay Founder. Thậm chí có những người đồng thời đảm nhận cả hai vai trò CEO và Founder.

Vậy CEO và Founder là gì? Sự khác biệt giữa CEO và Founder nằm ở đâu? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau của Ms Uptalent để có câu trả lời cho riêng mình nhé. MỤC LỤC 1- CEO là gì, Founder là gì? 1.1- CEO là gì? 1.2- Founder là gì? 2- Sự khác biệt giữa CEO và Founder 3- Những tố chất cần có để trở thành CEO, Founder 3.1- Các tố chất cần có để trở thành CEO 3.2- Các tố chất cần có để trở thành Founder Tuyển cấp cao

1- CEO là gì, Founder là gì?

1.1- CEO là gì?

CEO (Chief Executive Officer) là chức vụ Giám đốc điều hành trong doanh nghiệp. Người đảm nhận vị trí này có thể là người sáng lập hoặc được thuê điều hành một công ty.

Công việc chính của một CEO là lên kế hoạch và xác định phương hướng phát triển cụ thể cho doanh nghiệp nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra. Đồng thời họ cũng là người chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.

Trong vai trò của người điều hành cao nhất, công việc của CEO gắn liền với các quyết định quan trọng, có ảnh hưởng đến khả năng vận hành và sự thành bại của một doanh nghiệp. Với tài trí và sự nỗ lực của mình CEO luôn đảm bảo xử lý ổn thỏa tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp và đưa doanh nghiệp phát triển xa hơn.

1.2- Founder là gì?

Founder được hiểu là người sáng lập hay nhà sáng lập. Đây là người đưa ra ý tưởng thành lập hoặc xây dựng một điều gì đó. Trong kinh doanh Founder được hiểu là người thành lập nên một doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế. Ngoài ra, trong một số trường hợp Founder có thể là Giám đốc một bộ phận nào đó trong doanh nghiệp.

Khi đứng ra thành lập một doanh nghiệp, Founder trở thành một doanh nhân. Họ có trách nhiệm đưa công ty đi vào hoạt động, duy trì sự tồn tại của công ty và gánh chịu tất cả các rủi ro có thể xảy ra.

Từ ý tưởng ban đầu, Founder sẽ đứng ra kêu gọi vốn đầu tư để thành lập công ty. Kế tiếp họ sẽ tuyển chọn những vị trí quan trọng và trực tiếp dẫn dắt cũng như xử lý phần lớn các vấn đề trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Có thể nói họ là người hiểu rõ công ty nhất. Với niềm tin mãnh liệt, sự kiên trì và bền bỉ họ có thể từng bước đưa doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn khó khăn khi mới thành lập. ceo là gì >>> CEO là gì? CEO cần sở hữu tố chất nào?

Tham Khảo Thêm:  iPhone XR

2- Sự khác biệt giữa CEO và Founder

Thực ra có khá nhiều quan niệm trái chiều về CEO và Founder. Có người cho rằng hai vị trí này có thể xem là một. Nhưng có người lại khẳng định hai vị trí này hoàn toàn khác nhau. Vậy, sự khác biệt giữa Founder và CEO là gì?

Về cơ bản, CEO và Founder có các điểm khác biệt sau:

Thứ nhất, về cách quản lý

Trước tiên có thể khẳng định Founder là những người nhạy bén và giỏi lên ý tưởng kinh doanh. Tuy nhiên, chưa chắc họ đã có thể thực hiện được các ý tưởng đó hoặc biết cách thực hiện sao cho hiệu quả. Hơn nữa Founder có thể chưa từng quản lý nhân sự bao giờ. Vì vậy họ khó có thể điều hành doanh nghiệp hoạt động trơn tru và hiệu quả được.

Trong khi đó, CEO là những người được đào tạo bài bản để quản lý và điều hành doanh nghiệp. Mặt khác với kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp trong nhiều năm, họ chắc chắn có phương pháp và biết cách thực hiện các ý tưởng kinh doanh hiệu quả nhất.

Hiểu đơn giản, Founder sẽ đưa ra ý tưởng kinh doanh và họ sẽ cần có một CEO giỏi để quản lý hoạt động kinh doanh và xử lý các vấn đề trong doanh nghiệp. Về phần CEO, họ sẽ phải làm mọi cách để phát huy tốt nhất tiềm lực hiện có của doanh nghiệp và đảm bảo vận hành doanh nghiệp theo đúng tầm nhìn của Founder. ceo khác gì founder >>> Chức danh CEO là gì? Mô tả công việc của CEO

Thứ hai, trách nhiệm với doanh nghiệp

Khi xem xét một doanh nghiệp có cả hai vị trí Founder và CEO, bạn sẽ thấy rõ sự khác nhau về khía cạnh trách nhiệm của hai vị trí này.

Cụ thể, Founder là người sáng lập ra doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm hoàn toàn trước sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu công ty làm ăn thua lỗ, Founder có thể phải chịu tổn thất nặng nề, thậm chí là phá sản.

Trong khi đó, CEO chỉ giữ vai trò của một người quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp. Nói cách khác họ chỉ được thuê để điều hành công ty. Cho nên họ có thể không có mối quan hệ khăng khít và trách nhiệm với doanh nghiệp lớn như Founder.

Thứ ba, quyền hạn

Founder có thể quyết định CEO có quyền hạn quyết định như thế nào trong doanh nghiệp. Đôi khi họ không giao toàn bộ quyền điều hành hoạt động cho CEO. Điều này có thể khiến bộ máy doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Thậm chí còn gây ra nhiều căng thẳng trong nội bộ doanh nghiệp.

Tham Khảo Thêm:  Nữ 2004 lấy chồng tuổi gì hợp nhất? Cứ lấy tuổi này nữ 2004 sẽ sướng cả đời

Khi đó nhà sáng lập sẽ trở thành rào cản lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Họ quá chú trọng giải quyết các vấn đề bề nổi mà bỏ qua yếu tố quan trọng nhất trong điều hành doanh nghiệp là kỹ năng lãnh đạo và quản lý của người người quản lý.

Thứ tư, phạm vi công việc

Founder là người tập trung vào việc nghiên cứu phát triển sản phẩm và kiến tạo tầm nhìn cho công ty. Trong khi đó CEO sẽ phụ trách việc quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý nhân sự, tài chính,…

Có sự phân chia như vậy vì Founder có thể là người có nhiều sáng kiến, ý tưởng độc đáo, mới lạ nhưng họ lại không giỏi các lĩnh vực khác. Vì thế Founder cần thuê CEO thay họ điều hành bộ máy nhân sự và quản lý hoạt động của doanh nghiệp. tuyển dụng ceo >>> CEO nghĩa là gì? Bật mí vai trò quan trọng của CEO

3- Những tố chất cần có để trở thành CEO, Founder

3.1- Các tố chất cần có để trở thành CEO

Ngoài kiến thức và kinh nghiệm thực tế, để trở thành một CEO tài ba bạn cần có những tố chất sau:

+ Khả năng quan sát, tổng hợp và phân tích: một CEO thường là người có khả năng quan sát xuất sắc. Từ những thông tin thu thập được họ sẽ tiến hành phân tích để đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp trong ngắn và dài hạn.

+ Có bản lĩnh và quyết đoán: là người đứng đầu doanh nghiệp CEO thường phải xử lý các vấn đề phức tạp và đưa ra các quyết định quan trọng. Chính vì vậy họ không thể chần chừ, do dự mà phải quyết đoán để xử lý các vấn đề khó khăn.

+ Sự thông minh nhạy bén: thị trường luôn biến động không ngừng nên CEO cần có sự nhạy bén để chèo lái doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, thử thách. Bên cạnh đó họ còn phải nắm bắt tốt các cơ hội phát triển và nhận ra những rủi ro tiềm ẩn để đưa công ty phát triển mạnh mẽ.

+ EQ cao: một CEO giỏi không chỉ cần sự thông minh, sáng suốt mà còn phải nhạy bén về mặt cảm xúc. Điều này sẽ giúp họ tạo được động lực và truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên trong công ty.

+ Có tầm nhìn xa: sở hữu tầm nhìn xa sẽ giúp CEO phán đoán chính xác các khả năng trong tương lai. Từ đó họ có thể xây dựng các kế hoạch phù hợp giúp công ty phát triển đúng hướng.

+ Uy tín: được tin tưởng là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn, kể cả CEO. Vì vậy các CEO luôn cố gắng tạo dựng niềm tin, uy tín đối với nhân viên. Mặc dù đôi lúc họ có thể ra quyết định sai hoặc thất hứa nhưng nếu biết cách tạo dựng uy tín họ vẫn có thể khiến người khác tin phục. ceo làm những gì >>> CEO là gì? CEO đi làm thuê cần chú ý những gì?

Tham Khảo Thêm:  Cách ăn bún đậu mắm tôm đúng cách nhất năm 2022

3.2- Các tố chất cần có để trở thành Founder

Founder là người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của một công ty. Vì vậy để khởi nghiệp thành công Founder cần có các tố chất sau:

+ Sự đam mê: đây là phẩm chất rất quan trọng của một Founder. Chỉ khi có sự đam mê đủ lớn họ mới có thể vượt qua được những khó khăn khi khởi nghiệp và đạt được thành công.

+ Tính quyết đoán: quá trình khởi nghiệp không bao giờ dễ dàng. Vì vậy nếu không có sự quyết đoán mà chần chừ, do dự Founder sẽ không thể đưa doanh nghiệp vượt qua những thời điểm khó khăn.

+ Tự tin: môi trường khởi nghiệp vô cùng khốc liệt. Bởi vậy không có sự tự tin Founder sẽ không thể nào kiên trì đưa “con thuyền” doanh nghiệp đi tới thành công. Nếu ngay cả người sáng lập cũng không tin tưởng vào doanh nghiệp của mình thì họ không thể thuyết phục người khác cùng chung sức với họ.

+ Khôn ngoan: sở hữu phẩm chất này sẽ giúp Founder kịp thời nắm bắt biến động thị trường và điều chỉnh sao cho phù hợp. Từ đó họ có thể đưa ra được các kế hoạch, chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.

+ Kỹ năng thuyết phục: bên cạnh sự khôn ngoan thì Founder cần có khả năng thuyết phục để khiến người khác tin tưởng và làm theo những gì họ chỉ đạo.

+ Sáng tạo: một doanh nghiệp có thể phát triển hay không phụ thuộc vào khả năng sáng tạo của Founder.

+ Tinh thần học hỏi cao: đây là phẩm chất đáng quý mà Founder phải có. Bởi vì một nhà quản lý thiếu tinh thần học hỏi sẽ làm trì trệ sự phát triển của doanh nghiệp.

+ Có tầm nhìn và chiến lược rõ ràng: nhà sáng lập phải là người có tầm nhìn xa và chiến lược phát triển cụ thể. Có như vậy họ mới nắm bắt chính xác nhu cầu, xu hướng thị trường để có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

+ Liêm chính và minh bạch: đây là phẩm chất vô cùng quan trọng của một founder. Với sự liêm chính và minh bạch họ sẽ vững vàng đưa doanh nghiệp phát triển trong tương lai.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này bạn đọc đã nhận ra sự khác biệt giữa CEO và Founder. Có thể thấy cả hai vị trí đều có vai trò rất quan trọng với sự thành bại và khả năng phát triển của một doanh nghiệp. Do đó để duy trì và phát triển doanh nghiệp bền vững đòi hỏi CEO và Founder phải hợp tác và hỗ trợ hiệu quả lẫn nhau.

Dịch vụ headhunter

HRchannels – Headhunter – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.