Con Gái Đến Tháng Nên Uống Gì? 12 Loại Đồ Uống Tốt Cho Ngày Đèn Đỏ

Chu kỳ hàng tháng kéo theo sự mệt mỏi, tâm trạng thất thường, đầy bụng, đau đầu và tất nhiên là cả những cơn co thắt tử cung dữ dội. Nguyên nhân đau bụng kinh là do các hormone được gọi là prostaglandin gây ra các cơn co thắt và viêm bên trong tử cung. Con gái khi đến tháng nên uống gì? Ngoài việc duy trì chế độ ăn đủ chất, nghỉ ngơi đầy đủ, bạn nữ cũng nên bổ sung một số loại đồ uống tốt cho ngày đèn đỏ, bổ sung dinh dưỡng và giảm đau hiệu quả.

>> Tham khảo thêm:

  • Phụ Nữ Đang Có Kinh Uống Trinh Nữ Hoàng Cung Được Không?

  • Phụ Nữ Bị Trễ Kinh Uống Gì Cho Máu Ra Nhanh, Giúp Điều Hòa Kinh Nguyệt

  • Các tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. nhanh chóng

  • Tampon Là Gì? Loại Nào Tốt? Cách Sử Dụng Và Lưu Ý Về Băng Vệ Sinh Tampon

  • Top 20 Các Loại Băng Vệ Sinh Tốt, An Toàn Và Phổ Biến

1. Các loại đồ uống tốt cho ngày đèn đỏ

Con gái đến tháng nên uống gì? Đây là thắc mắc chung của nhiều chị em khi cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể trong chu kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là những loại đồ uống cần được bổ sung để giúp duy trì sức đề kháng khỏe mạnh trong những ngày nhạy cảm này.

1.1. Nước lọc

Nước lọc là thức uống quen thuộc và cần thiết không chỉ trong ngày đèn đỏ mà cũng cần được bổ sung đầy đủ vào những ngày bình thường. Lượng nước đủ cho cơ thể được các chuyên gia khuyến cáo là là 2,5lit/ ngày. Tuy nhiên, thực tế, trong các loại thực phẩm hằng ngày đã có khoảng 1/5 lượng nước. Do đó, vào những ngày đèn đỏ, bạn chỉ cần bổ sung thêm khoảng từ 9 – 12 cốc nước là phù hợp. Uống đủ nước lọc mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình trạng bị đau đầu do mất nước – một triệu chứng phổ biến thường gặp ở phái nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, nước lọc cũng giúp chị em không còn cảm giác bị đầy hơi vào những ngày nhạy cảm này.

>> Tham khảo thêm: 15 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt chị em dễ nhận biết nhất

Nước lọc - loại nước cần được bổ sung khi đến tháng

Nước lọc – loại nước cần được bổ sung khi đến tháng (Nguồn: Sưu tầm)

1.2. Sữa đậu nành

Con gái đến tháng cần gì để giảm đau đớn và mệt mỏi căng thẳng? Đậu nành được chứng minh lâm sàng về khả năng cung cấp hợp chất isoflavone – hoạt chất có khả năng giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm căng thẳng, stress rất hiệu quả. Đồng thời, thành phần phytoestrogen (một loại estrogen thực vật) có trong đậu nành còn có cơ chế hoạt động tương tự với hormone estrogen trong cơ thể của phái đẹp. Vì thế, sữa đậu nành có tác dụng trong việc giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm các cơn đau bụng kinh nhanh chóng.

>> Tham khảo thêm: Cách Tính Chu Kỳ Kinh Nguyệt Để Tránh Thai Và Có Thai Theo ý Muốn

Sữa đậu nành là gợi ý phù hợp nếu bạn đang thắc mắc con gái đến tháng nên uống gì

Sữa đậu nành là gợi ý phù hợp nếu bạn đang thắc mắc con gái đến tháng nên uống gì (Nguồn: Sưu tầm)

1.3. Trà gừng

Con gái tới tháng uống gì tốt? Một tách trà gừng ấm cũng là loại nước mà bạn nên bổ sung nếu đang thắc mắc con gái đến tháng nên uống gì. Trà gừng có khả năng giúp cải thiện số biểu hiện thường xảy ra trong kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là vì gừng có tác dụng làm dịu những cơn đau nhức và chống viêm hiệu quả. Gừng cũng có khả năng giảm cảm giác buồn nôn nếu chị em hay gặp phải hiện tượng này mỗi khi đến kỳ kinh.

>> Tham khảo thêm: Cao Ích Mẫu Có Tác Dụng Gì? Công Dụng Và Liều Dùng

Trà gừng có tác dụng giúp giảm cảm giác buồn nôn

Trà gừng có tác dụng giúp giảm cảm giác buồn nôn (Nguồn: Sưu tầm)

1.4. Sữa chua

Khi con gái tới tháng nên uống gì? Nhiều người thường gặp phải tình trạng nhiễm trùng do nấm men trong khi trải qua hoặc sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, nếu bạn cũng đang có những biểu hiện nguy cơ thì nên bổ sung các thực phẩm giàu giàu probiotic như sữa chua cho cơ thể. Sữa chua có tác dụng giúp nuôi dưỡng vi khuẩn “tốt” phát triển trong âm đạo, từ đó, giúp bạn chống lại hiện tượng nhiễm trùng hiệu quả. Vì vậy, nếu vẫn đang phân vân con gái đến tháng nên uống gì thì có thể thử ngay những cách chế biến sữa chua thành các loại nước uống ngon miệng vào kỳ kinh nguyệt.

>> Tham khảo thêm: Kinh nguyệt ra ít: Hiện tượng, nguyên nhân, cách điều trị

Sữa chua có công dụng trong việc nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi ở âm đạo phụ nữ

Sữa chua có công dụng trong việc nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi ở âm đạo phụ nữ (Nguồn: Sưu tầm)

1.5. Trà bạc hà

Một nghiên cứu từ những năm 2016 đã chỉ ra tác dụng của trà bạc hà có thể khiến chị em cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn vào những ngày tiền kinh nguyệt. Cụ thể, các thành phần trong bạc hà sẽ giúp giảm thiểu những dấu hiệu của tình trạng đau bụng kinh. Ngoài ra, đây cũng là loại thức uống có lợi cho sức đề kháng của cơ thể. Vào những ngày nhạy cảm, một ly trà bạc hà sẽ hỗ trợ làm ấm cơ thể, giúp những ngày nhạy cảm trải qua một cách nhẹ nhàng.

>> Tham khảo thêm: 15 Nguyên Nhân Chậm Kinh, Trễ Kinh Thường Gặp Ở Nữ Giới

Trà bạc hà giúp giảm thiểu những dấu hiệu của tình trạng đau bụng kinh

Trà bạc hà giúp giảm thiểu những dấu hiệu của tình trạng đau bụng kinh (Nguồn: Sưu tầm)

1.6. Trà hoa cúc

Tương tự như trà bạc hà, trà hoa cúc cũng chứa các hợp chất tốt cho sức khỏe, có thể có lợi trong việc giảm các cơn đau bụng kinh. Cụ thể, trong loại trà này có chứa 2 chất là glycine và hippurate có công dụng giúp giảm các cơn co thắt cơ và giúp tử cung “thư giãn”. Đồng thời, trà hoa cúc cũng có đặc tính chống viêm nên hữu dụng trong việc điều trị chuột rút – biểu hiện thường gặp vào kỳ kinh nguyệt.

>> Tham khảo thêm: 19 Cách Để Hết Đau Bụng Kinh Đơn Giản, Hiệu Quả

Trà hoa cúc giúp giảm các cơn co thắt cơ và giúp tử cung “thư giãn”

Trà hoa cúc giúp giảm các cơn co thắt cơ và giúp tử cung “thư giãn” (Nguồn: Sưu tầm)

1.7. Kombucha

Con gái đến tháng nên uống gì? Kombucha chính là gợi ý phù hợp cho phái đẹp vào chu kỳ kinh. Loại thức uống này cũng giàu probiotic tương tự như sữa chua nên có lợi trong việc chống lại các tác động gây hại của nấm men. Đây cũng là một loại thức uống giàu dinh dưỡng, giúp chị em cảm thấy thoải mái và dễ chịu trong những ngày đèn đỏ. Một lưu ý nhỏ là chị em nên tránh các loại đồ uống kombucha có chứa quá nhiều đường là được.

Tham Khảo Thêm: 

Kombucha cũng là thức uống giàu probiotic

Kombucha cũng là thức uống giàu probiotic (Nguồn: Sưu tầm)

1.8. Sinh tố “xanh”

Một ly sinh tố vừa đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa tươi ngon sẽ là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang thắc mắc con gái đến tháng nên uống gì. Sinh tố được làm từ nhiều rau xanh sẽ giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể vào thời điểm nhạy cảm này. Trong đó, rau bina được khuyến khích sử dụng vào chu kỳ kinh nguyệt. Đây là nguồn magie và sắt cực kỳ dồi dào có lợi cho cơ thể. Một gợi ý nhỏ là ngoài rau xanh đơn thuần, chị em có thể kết hợp thêm với một số loại hạt lanh để chống viêm và tăng thêm hương vị thơm ngon.

>> Tham khảo thêm: Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì?

Sinh tố “xanh” giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể vào ngày nhạy cảm

Sinh tố “xanh” giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể vào ngày nhạy cảm (Nguồn: Sưu tầm)

1.9. Nước dừa

Hội chị em vẫn thường chia sẻ cho nhau bí kíp uống nước dừa vào ngày đèn đỏ nhằm mục đích điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Những khoáng chất và vi chất dinh dưỡng có trong thành phần của nước dừa sẽ giúp tử cung hoạt động co bóp một cách nhẹ nhàng hơn. Điều này hỗ trợ làm giảm thiểu các cơn đau bụng kinh. Uống nước dừa mỗi ngày cũng có tác dụng giúp gan thải độc, thanh lọc cơ thể, chống nhiễm khuẩn cũng như tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch.

>> Tham khảo thêm: Kinh Nguyệt Không Đều: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Nước dừa giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt

Nước dừa giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)

1.10. Nước ép cam

Nước ép cam cũng là gợi ý phù hợp dành cho các bạn đang tự hỏi con gái đến tháng nên uống gì. Loại đồ uống này cung cấp hàm lượng lớn vitamin C – một loại vitamin có công dụng giúp cho da dẻ trở nên mịn màng và khỏe mạnh từ bên trong. Ngoài ra, nước cam cũng giúp tinh thần trở nên thoải mái trong ngày nhạy cảm. Tuy nhiên, bạn gái nên tránh sử dụng nước cam vào buổi tối vì dễ gây tiểu đêm làm mất ngủ.

Nước ép cam giúp cung cấp vitamin C cho cơ thể

Nước ép cam giúp cung cấp vitamin C cho cơ thể (Nguồn: Sưu tầm)

1.11. Nước ép cần tây

Cần tây chứa rất ít hàm lượng chất béo và cholesterol. Ngoài ra, loại rau này còn giàu sắt, chất xơ và các dưỡng chất có lợi như vitamin B, C, K… Vì thế, việc bổ sung nước ép cần tây cho cơ thể vào ngày đèn đỏ có tác dụng rất tốt trong việc giảm viêm, ngăn ngừa thiếu máu, trẻ hóa làn da, hỗ trợ tiêu hóa và điều hòa kinh nguyệt.

>> Tham khảo thêm: Rối loạn nội tiết tố nữ là gì: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nước ép cần tây chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể

Nước ép cần tây chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể (Nguồn: Sưu tầm)

1.12. Nước ép cà rốt

Cà rốt là loại củ giàu vitamin A, C, canxi, sắt và các chất xơ cần thiết giúp cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống nước ép cà rốt khi tới ngày đèn đỏ có tác dụng hiệu quả trong việc bổ máu, tăng sức đề kháng và làm dịu những cơn đau bụng kinh của chị em.

Nước ép cà rốt có tác dụng hiệu quả trong việc bổ máu

Nước ép cà rốt có tác dụng hiệu quả trong việc bổ máu (Nguồn: Sưu tầm)

1.13. Nước socola nóng

Socola đen với 70% ca cao có hàm lượng chất dinh dưỡng đa dạng và phong phú đến bất ngờ, bao gồm một lượng đáng kể magiê, sắt, kali và chất chống oxy hóa có tác dụng hỗ trợ điều chỉnh lưu lượng máu, nội tiết tố và kiểm soát cơn đau trong kỳ kinh nguyệt. Thêm vào đó, bạn nữ cần để ý khi mua sản phẩm socola có đường, được chế biến kỹ càng từ cửa hàng đồ uống. Hầu hết các nhãn hiệu này đều chứa rất ít ca cao mà thay bằng hương liệu tổng hợp. Thay vào đó, hãy chọn một phiên bản lành mạnh hơn ở nhà. Bạn có thể tự pha một cốc socola nóng phù hợp với kỳ kinh nguyệt bằng cách kết hợp socola đen tan chảy hoặc bột ca cao nguyên chất, một chút vani, một chút muối, mật ong và sữa.

1.14. Trà gừng và chanh

Nếu bạn cảm thấy đầy hơi, đau nhức và buồn nôn, một tách trà gừng và chanh bốc khói có thể giúp ích. Gừng nổi tiếng với đặc tính chống viêm giúp giảm đau bụng kinh và thậm chí làm dịu cơn đau bụng. Một số nghiên cứu thậm chí còn cho thấy gừng có hiệu quả như ibuprofen đối với chứng đau cơ. Chanh tươi cũng có những lợi ích sức khỏe mạnh mẽ. Có tính kiềm tự nhiên, chanh rất tốt để làm dịu cơn đau bụng thường đến trong kỳ kinh nguyệt của bạn, và nó kết hợp tốt với gừng cả về hương vị lẫn dinh dưỡng để hỗ trợ tử cung. Kết hợp gừng tươi nạo và một ít chanh với nước nóng để có kết quả tốt nhất. Thêm chất làm ngọt tự nhiên như mật ong nếu bạn thích.

1.15. Nước nghệ, quả me

Nghệ và me được cho là một trong những thức uống điều hòa kinh nguyệt hiệu giảm đau hiệu quả. Các loại thức uống chứa gia vị tự nhiên luôn là sự lựa chọn lý tưởng của chị em phụ nữ khi cơn đau bụng kinh ập đến dữ dội. Cách làm: Cạo phần vỏ, cắt củ nghệ thành nhiều miếng và xay mịn. Sau đó, đun nghệ với nước và thêm quả me chua vào.

1.16. Nước ép cam, cà rốt

Cả cam và cà rốt đều giàu vitamin C, đóng vai trò quan trọng hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng. Điều này làm cho chúng trở thành loại đồ uống tốt cho kỳ kinh nguyệt lý tưởng – thời điểm mà bạn nữ có xu hướng mất nhiều chất sắt do chảy máu cổ tử cung. Uống nước ép cà rốt và cam không chỉ cung cấp một lượng vitamin C lành mạnh mà còn chứa nhiều magiê và kali, giúp giảm bớt triệu chứng chuột rút và co thắt cổ tử cung. Bạn có thể xay thành sinh tố hoặc nước ép đều có tác dụng tương tự.

1.17. Sinh tố xanh

Trái cây và rau xanh luôn tốt cho sức khỏe, nhưng chúng thậm chí còn tốt hơn trong thời kỳ kinh nguyệt. Uống một ly sinh tố thơm ngon, xanh tươi vào đầu ngày hoặc thậm chí là một bữa ăn nhẹ khi đón sẽ mang cung cấp nguồn dinh dưỡng hữu ích giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm liên quan đến thời kỳ kinh nguyệt. Các loại rau lá xanh đậm như rau bina và cải xoăn chứa sắt và magie, trong khi kiwi, chuối chứa nhiều chất chống oxy hóa, kẽm và chất xơ. Cách chế biến thức uống tốt cho ngày đèn đỏ đơn giản này là chỉ cần trộn chuối tươi hoặc đông lạnh với một ít lá xanh, kiwi, đá xay, nước cốt chanh, mật ong và sữa là có ngay một ly kem xanh ngon lành, bổ dưỡng. Hoặc một ly sinh tố có chứa trái cây và rau xanh không chỉ giúp giảm bớt chứng chuột rút mà còn giúp giảm căng thẳng, phục hồi năng lượng tinh thần và thể chất.

Tham Khảo Thêm:  Khám phá top 8 phần mềm chèn chữ vào ảnh trên máy tính đơn giản nhất năm 2024

1.18. Nước ép dứa

Dứa là loại trái cây rất giàu khoáng chất. Các đặc tính chống oxy hóa trong loại trải cây này cũng có thể giúp giảm viêm gây đau dữ dỗi trong thời kỳ kinh nguyệt. Dứa cũng chứa enzyme bromelain đã được chứng minh là có tác dụng giảm đau và có thể giúp thư giãn cơ bắp trong các cơn co thắt kinh nguyệt. Cách làm nước ép dứa khá dễ dàng: Chuẩn bị dứa đã gọt vỏ, cắt thành nhiều miếng, trộn với nước sau đó xay cho đến khi mịn là bạn nữ đã có ngay một ly sinh tố hoa quả tốt cho ngày kinh nguyệt.

1.19. Nước ép củ dền

Nước ép củ dền chứa beta-carotene, chất chống oxy hóa và các vitamin khác tốt cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Nó thúc đẩy lưu lượng máu và giảm triệu chứng chuột rút, cải thiện cơn đau và nhức mỏi do kinh nguyệt. Các chất dinh dưỡng trong củ dền làm cho nó trở thành một sự lụa chọn đồ uống tốt cho kỳ kinh nguyệt vừa ngon thơm lại công hiệu.

1.20. Sinh tố cải bó xôi

Rau bina là một siêu thực phẩm với mật độ khoáng chất và chất dinh dưỡng cao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, rau bina là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào với vitamin A có thể làm giảm nguy cơ thiếu máu và giảm đau trong kỳ kinh nguyệt. Cách làm khá đơn giản, bạn nữ chỉ cần kết hợp xay rau bina với dứa chuối sữa là đã có ngày một thức uống tốt cho ngày đèn đỏ, giảm đau bụng kinh cấp tốc.

1.21.Trà hạt thì là

Hạt thì là là một loại thảo mộc tự nhiên có hiệu quả cao trong điều trị đau bụng kinh, làm giảm các hormone có thể dẫn đến viêm và đầy hơi, giảm chuột rút cơ bắp và giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt. Cách làm: Bạn nữ có thể thêm hạt thì là vào nước và đun sôi trong mười đến mười lăm phút.

1.22. Sinh tố đu đủ

Đu đủ chứa các vitamin, chất chống oxy hóa và rất nhiều khoáng chất có lợi cho bạn nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Uống nước ép đu đủ có thể làm dịu cơn đau bụng kinh và tạo cảm giác dễ chịu. Nó cũng có đặc tính chống viêm có thể làm giảm đầy hơi, giúp ích cho những phụ nữ có kinh nguyệt không đều.

1.23. Nước ép táo, cần tây, gừng và rau mùi tây

Nếu bạn nữ đang tìm kiếm loại nước trái cây giảm đau, thư giãn tinh thần tốt nhất để uống trong thời kỳ kinh nguyệt, thì đây nước ép táo, rau cần tây, mùi tây và gừng là lựa chọn tuyệt vời. Cả 4 thành phần đều chứa một lượng khoáng chất sắt và canxi nhiều và có tính kiềm cao. Hỗn hợp nước ép trái cây này sẽ hỗ trợ bảo vệ hệ thống sinh sản, giữ cho các tế bào và mô luôn khỏe mạnh. Cách làm: Cho 2 nhánh cần tây, 1/2 quả táo, gừng và một nắm mùi tây vào máy xay sinh tố.

1.24. Nước ép củ dền, cần tây, táo và dưa chuột

Trong những ngày kinh nguyệt, bạn có thể trở nên uể oải và thờ ơ. Đôi khi, bạn cũng có thể cảm thấy khó khăn trong việc hoàn thành các công việc và nhiệm vụ hàng ngày của mình. Nước ép năng lượng cao này chứa các thành phần mạnh mẽ như củ cải đường, cần tây, táo và dưa chuột. Tất cả những thành phần này sẽ nâng cao mức năng lượng của bạn và giúp bạn tràn đầy năng lượng suốt cả ngày. Đây thực sự là loại nước trái cây tốt nhất cho thời kỳ kinh nguyệt. Cách làm: Cho 1 củ dền, 6 nhánh cần tây, 1 quả táo xanh và ½ quả dưa chuột vào máy xay sinh tố và tạo ra một loại nước ép tốt cho sức khỏe.

1.25. Nước ép cà rốt, táo và chanh

Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng các thành phần như cà rốt, táo và chanh sẽ cung cấp 25% nhu cầu kali hàng ngày (một loại khoáng chất giúp cải thiện tâm trạng). Nếu bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt và tâm trạng của bạn cũng không tốt, thì bạn có thể làm một loại nước ép giải khát bằng cách thêm nước ép táo, cà rốt và chanh. Cách làm: Cho 3 củ cà rốt, 1 quả táo, 1 quả chanh, 1 chén rau mùi tây tươi và một miếng gừng nhỏ vào máy xay sinh tố.

1.26. Nước ép đào và chanh

Nếu bạn nữ bị đầy hơi trong kỳ kinh nguyệt thì có thể uống thêm nước ép đào và chanh. Nước trái cây này sẽ giúp đào thải chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể và làm giảm khả năng giữ nước, cải thiện chứng khó tiêu và táo bón. Cách làm: Cho nửa quả chanh, một quả đào cỡ vừa và một nhúm húng quế tươi vào máy xay sinh tố để nước ép có vị ngon hơn.

1.27. Nước ép việt quất và dưa hấu

Quả việt quất và dưa hấu rất giàu chất chống oxy hóa, chất xơ mang lại hiệu quả cao cho phụ nữ, giảm thiểu các cơn đau bụng kinh. Chất chống oxy hóa loại bỏ các gốc tự do và độc tố khỏi cơ thể. Cách làm loại nước uống cho con gái đến tháng này khá đơn giản: Cho một nắm quả việt quất, nửa quả chanh và nửa cốc dưa hấu cắt nhỏ vào máy xay sinh tố.

1.28. Nước ép củ dền và cam

Đây chắc chắn là loại nước trái cây tuyệt vời trong các giai đoạn đèn đỏ giúp bạn nữ vượt qua sự mệt mỏi và uể oải kéo dài. Công dụng của loại nước ép này giúp chống lại tất cả các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt bao gồm lo lắng, căng thẳng, trầm cảm và cáu kỉnh. Cách làm: Thêm một củ dền cỡ vừa, một quả cam cỡ vừa và nửa quả chanh để cải thiện hương vị của nước ép.

Tham Khảo Thêm:  Người sinh ngày 20 tháng 11 thuộc cung gì?

1.29. Nước ép táo và cam

Hỗn hợp nước uống cho con gái đến tháng bao gồm táo và cam rất tốt cho sức khỏe, giảm đầy hơi, cải thiện mức năng lượng bị hao hụt, ngăn ngừa trầm cảm và lo lắng và cải thiện tiêu hóa tốt hơn. Nó cũng sẽ giảm thiểu sự xuất hiện của mụn trứng cá trên khuôn mặt có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Cách làm: Cho cam cỡ vừa và táo cỡ vừa vào máy xay sinh tố.

2. Con gái đến tháng không nên uống gì?

Bên cạnh tìm hiểu con gái đến tháng nên uống gì, chị em cũng cần tránh những loại thức uống như sau khi bước vào chu kỳ kinh.

2.1. Nước đá, đồ uống lạnh

Nước đá lạnh có khả năng làm giảm tuần hoàn máu trong cơ thể, gây nên trạng thái tắc kinh, nghĩa là máu kinh bị đông, không được thải ra ngoài. Điều này sẽ khiến bạn gái cảm thấy khó chịu và có cảm giác đau bụng kinh.

>> Tham khảo thêm: TOP Những Loại Thuốc Điều Hòa Kinh Nguyệt Tốt Nhất Và Cách Dùng

Tránh sử dụng nước đá vào chu kỳ kinh

Tránh sử dụng nước đá vào chu kỳ kinh (Nguồn: Sưu tầm)

2.2. Rượu bia và đồ uống có cồn

Rượu bia được nghiên cứu lâm sàng về tác động đến việc làm tăng nồng độ estrogen và testosterone trong cơ thể. Phụ nữ nghiện bia rượu hay các đồ uống có cồn thường gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Nghiêm trọng hơn có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sinh sản. Do đó, bạn nên tránh sử dụng các loại uống này vào kỳ kinh.

Hạn chế rượu bia vào kỳ kinh nguyệt

Hạn chế rượu bia vào kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)

2.3. Thức uống chứa caffeine

Caffeine có trong cà phê có thể gây ra hiện tượng giữ nước và đầy hơi. Đây cũng là nguyên nhân làm trầm trọng thêm các cơn đau đầu thường gặp vào kỳ kinh. Ngoài ra, việc uống cà phê nhiều trong ngày nhạy cảm không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi mà còn gây tăng huyết áp và loạn nhịp tim, dẫn đến trạng thái lo âu và căng thẳng.

>> Tham khảo thêm: 12 App Theo Dõi Chu Kỳ Kinh Nguyệt, Tính Ngày Rụng Trứng Miễn Phí Tốt Nhất

2.4. Nước ngọt, nước tăng lực và các loại đồ uống có gas

Uống nước ngọt có gas vào ngày nhạy cảm có thể gây đầy bụng và chán ăn. Từ đó, cơ thể sẽ không được nạp đủ dưỡng chất cần thiết, khiến bạn dễ rơi vào trạng thái mất sức và mệt mỏi vào những ngày này, ảnh hưởng đến hiệu quả học hành và làm việc.

Uống nước ngọt có gas vào ngày nhạy cảm có thể gây đầy bụng và chán ăn

Uống nước ngọt có gas vào ngày nhạy cảm có thể gây đầy bụng và chán ăn (Nguồn: Sưu tầm)

2.5. Trà đen và trà xanh

Tình trạng thiếu máu trong cơ thể sẽ trở nên trầm trọng nếu bạn sử dụng trà đen hoặc trà xanh trong thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân được lý giải là trong các loại trà này có chứa hàm lượng acid tannic – một hoạt chất làm tiêu hao lượng vitamin B trong cơ thể, khiến cơ thể nhanh rơi vào trạng thái thiếu máu.

>> Tham khảo thêm: Chậm Kinh 5 Ngày Có Phải Là Dấu Hiệu Mang Thai Hay Không?

2.6. Tinh bột nghệ

Thực tế, tinh bột nghệ chỉ tốt khi bạn sử dụng trước chu kỳ kinh nguyệt khoảng 1-2 tuần. Còn trong chu kỳ thì không nên dùng tinh bột nghệ vì chất curcumin có trong loại thực phẩm này có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.

Curcumin có trong nghệ có thể gây ra các tác dụng phụ

Curcumin có trong nghệ có thể gây ra các tác dụng phụ (Nguồn: Sưu tầm)

3. Một số cách giảm bụng kỳ kinh nguyệt khác

Bên cạnh việc tìm hiểu con gái đến tháng nên uống gì, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau đây để kỳ kinh diễn ra êm ái và dễ chịu hơn.

3.1. Bổ sung các loại thực phẩm khi đến tháng

Các loại thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn gái trong kỳ kinh nguyệt. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh trước ngày dâu rụng có khả năng giúp cải thiện năng lượng của cơ thể một cách hiệu quả.

>> Tham khảo thêm: Kinh nguyệt ra nhiều thì có nguy hiểm không?

3.2. Ngủ đủ giấc

Con gái đến tháng cần gì? Một chế độ ngủ đủ giấc và lành mạnh sẽ giúp cơ thể đỡ mệt mỏi hơn khi bước vào chu kỳ kinh. Nếu những cơn đau bụng kinh gây khó chịu khiến bạn khó ngủ, bạn có thể khắc phục bằng cách chọn tư thế nằm phù hợp để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Ngủ đủ giấc giúp cơ thể đỡ mệt mỏi vào chu kỳ kinh

Ngủ đủ giấc giúp cơ thể đỡ mệt mỏi vào chu kỳ kinh (Nguồn: Sưu tầm)

3.3. Tập thể dục nhẹ nhàng

Khi đến tháng, hãy thử thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, kết hợp với việc giãn cơ để tăng cường sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên duy trì chế độ tập luyện phù hợp trước giai đoạn diễn ra ngày đèn đỏ khoảng từ 1 tuần.

>> Tham khảo thêm: Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

3.4. Bổ sung các khoáng chất thiết yếu

Mặc dù kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên nhưng cơ thể của bạn nữ vẫn mất đi một lượng máu nhất định vào những ngày này. Vì vậy, bạn có thể bổ sung sắt và các khoáng chất cần thiết khác ngay từ lúc trước khi có kinh nguyệt để tránh trường hợp thiếu máu xảy ra khiến bạn bị mệt mỏi.

>Bổ sung khoáng chất cho cơ thể

>Bổ sung khoáng chất cho cơ thể (Nguồn: Sưu tầm)

Trên đây là gợi ý của Kotex về các loại thức uống nên bổ sung nếu bạn đang không biết con gái đến tháng nên uống gì. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn phù hợp để chăm sóc sức khỏe vào ngày đèn đỏ. Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu mua những sản phẩm băng vệ sinh Kotex chất lượng cho kỳ nguyệt san hoặc đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác, bạn có thể truy cập ngay vào website Kotex để “chốt đơn” nhanh chóng và khám phá những chia sẻ thú vị khác nữa nhé.

>> Tham khảo thêm các bài viết:

  • Các loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn và hướng dẫn cách sử dụng

  • Nhận biết sớm tình trạng rong kinh :Nguyên nhân, Điều trị và Cách phòng tránh

  • Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai là do đâu?

  • Xem Bói Kinh Nguyệt Theo Ngày, Giờ: Giải Mã Ngày Đèn Đỏ Của Chị Em Phụ Nữ

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.