Chùa Vĩnh Nghiêm: Danh lam cổ tự ở Bắc Giang

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang cách trung tâm thành phố Bắc Giang 20 km về phía Đông Nam. Chùa Vĩnh Nghiêm từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân Bắc Giang nói riêng và là một “Đại danh lam cổ tự” nổi tiếng khắp cả nước nói chung.

Chùa thờ Phật và 3 vị Trúc Lâm tam tổ là vua Trần Nhân Tông (1258-1308) pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng, thiền sư Pháp Loa (1284-1330) và thiền sư Huyền Quang (1254-1334).

Theo thư tịch cổ và tài liệu văn bia còn lưu giữ tại chùa cho thấy, chùa được xây dựng từ thời Lý (thế kỷ XI) với tên gọi chùa Chúc Thánh. Đến thế kỷ XIII, ở thời Trần, Trần Nhân Tông cho mở mang xây dựng nơi đây thành trung tâm Phật giáo và đổi tên thành chùa Vĩnh Nghiêm. Lịch sử phát triển của chùa gắn liền với sự hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập. Ba vị Trúc Lâm tam tổ từng trụ trì và mở trường thuyết pháp, đào tạo tăng đồ, lập sổ bộ tăng tịch định các chức danh cho tăng, ni trong các nước. Đây cũng là thư viện lớn nhất lưu trữ tài liệu, kinh sách, hồ sơ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, nơi khởi thủy truyền bá tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử – đạo Phật Việt Nam do đích thân Phật hoàng Trần Nhân Tông truyền giảng. Do đó, chùa Vĩnh Nghiêm được coi là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, Trường Đại học Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam và là trung tâm Phật giáo thời Trần.

Tham Khảo Thêm:  1 phần đĩa mì ý Jollibee bao nhiêu calo? Ăn mì ý có béo không? Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp

Chùa nằm trên một quả đồi thấp, sau lưng là dãy núi Cô Tiên, mặt hướng ra nơi tụ hội của sông Thương và sông Lục Nam, chùa Vĩnh Nghiêm có tổng diện tích khoảng 1 ha. Trên tấm bia lục lăng khắc bằng chữ Hán vào năm Hoằng Định thứ 7 (1606) tại sân chùa còn ghi “Chùa Vĩnh Nghiêm là một danh lam được xây dựng giữa một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của vùng Kinh Bắc. Nơi đây trang nghiêm rực rỡ, non cao ngàn dặm, trùng trùng điệp điệp vây quanh thành hình cái nong, chùa ở chỗ con sông sóng nước dạt dào mênh mông, quanh co uốn lượn chầu về như dải lụa bạc. Đây là một danh lam đứng đầu trong thiên hạ”.

Chùa Vĩnh Nghiêm hiện có 7 khối kiến trúc chính gồm: Cổng tam quan; tòa tiền đường, thiên hương, thượng điện; nhà tổ đệ nhất; gác chuông; nhà tổ đệ nhị; hai dãy hành lang Đông Tây; khu vườn tháp.

Năm 1964 chùa được Nhà nước xếp hạng là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia, đến năm 2015, chùa được Nhà nước xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay, đa số nét kiến trúc còn lại của chùa là những tác phẩm nghệ thuật thời Lê – Nguyễn. Hiện nay, chùa còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị như: Hệ thống tượng Phật với quy mô bài trí chuẩn mực, các bia đá, hoành phi, câu đối… Đặc biệt, chùa còn lưu giữ được kho mộc bản kinh Phật với 3.050 bản ván khắc chữ Hán, Nôm rất có giá trị nghiên cứu về Phật học, khoa học và lịch sử.

Tham Khảo Thêm:  IPhone 13 Pro Max 256GB Cũ chính hãng

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là bộ sưu tập mộc bản duy nhất hiện còn lưu giữ được của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Nội dung chính của kho mộc bản là các bộ kinh, sách, luật giới nhà Phật và trước tác của một số danh nhân, thiền sư đã sáng lập, chấn hưng, phát triển trung tâm Phật giáo Vĩnh Nghiêm trong nhiều thế kỷ và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển về văn hóa, xã hội trong lịch sử Việt Nam như: Trần Nhân Tông, Pháp Loa Đồng Kim Cương, Huyền Quang Lý Đạo Tái,…

Kho mộc bản có 3.050 tấm ván rời, với 9 đầu sách được chia thành ba nhóm: Kinh Phật: có hai bộ kinh Đại phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh (gọi là kinh Hoa Nghiêm, cả phần kinh và phần chú giải) và A Di Đà kinh; Giới luật nhà Phật: gồm Đại thừa chỉ quán, Tỳ khâu ni giới, Sa di ni giới kinh; Sách: gồm Thần du Tây phương ký, Tây phương mỹ nhân truyện, Kính tín lục, Yên Tử nhật trình – Thiền tông bản hạnh.

Mộc bản được chế tác trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX. Kích thước các mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm không đồng đều, tùy theo từng bộ kinh, sách mà có kích thước khác nhau. Bản khắc lớn nhất là loại sớ, điệp chiều dài hơn 100 cm, rộng 40-50 cm, bản nhỏ nhất dài khoảng 15 cm, rộng 20 cm. Trên các mộc bản có những hoa văn và hình chạm khắc đặc biệt thể hiện triết lý Phật giáo. Mỗi bản có 2 mặt, mỗi mặt 2 trang sách khắc ngược (âm bản) khoảng 2.000 chữ Hán, Nôm.

Tham Khảo Thêm:  Tác hại 'đáng sợ' của gạo lứt, nhiều người vẫn vô tư ăn nhiều để giảm cân mà không biết

Nội dung mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm có ý nghĩa lớn đối với xã hội Việt Nam trên nhiều phương diện như: Lịch sử, triết học, y học, giáo dục, ngôn ngữ, nghệ thuật. Đặc biệt, các mộc bản quý có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá quá trình tự chủ trong tư tưởng, văn hóa của dân tộc; giúp nghiên cứu sự phát triển về ngôn ngữ, hệ thống văn tự Việt, từ chỗ sử dụng chủ yếu chữ Hán sang coi trọng và chủ động sử dụng chữ Nôm, ngôn ngữ của người Việt ra đời từ thế kỷ XI.

Kho mộc bản là bản nguyên gốc, còn tương đối nguyên vẹn và được bảo quản kỹ lưỡng. Mộc bản đã được UNESCO công nhận là Di sản Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2012.

Trải qua hơn 700 năm hình thành, chùa Vĩnh Nghiêm vẫn còn được bảo tồn, trở thành chốn văn hóa tâm linh linh thiêng ở Bắc Giang. Hàng năm, lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức vào ngày 14 tháng 2 âm lịch. Đây là lễ hội lớn, bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ngoài phần lễ trang nghiêm, trong phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian thu hút đông đảo du khách thập phương về tham quan, vãn cảnh chùa cầu mong quốc thái, dân an.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.