Chốc mép là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị lở mép miệng

Chốc mép là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị lở mép miệng
  • Vị giác thay đổi
  • Cảm giác nóng rát ở môi hoặc miệng
  • Môi khô và nứt nẻ
  • Gặp khó khăn trong ăn uống do kích ứng, có thể dẫn đến sụt cân.

Nguyên nhân gây chốc mép

Bị lở khóe miệng là do đâu hay nguyên nhân gây chốc mép là do đâu? Theo các chuyên gia sức khỏe, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bạn bị khô hai bên mép miệng hay thậm chí là lở mép miệng. Trong đó phổ biến nhất là nhiễm virus và thứ hai là nhiễm nấm.

Loại nhiễm nấm phổ biến nhất gây chốc mép là Candida albicans. Các bào tử nấm men này có mặt ở khắp nơi. Khi sức đề kháng cơ thể giảm sút, chúng sẽ có cơ hội phát triển và gây viêm ở mép, khóe miệng dẫn đến lở mép miệng. Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn cũng có thể gây ra tình trạng này.

Thông thường, việc nước bọt đọng lại ở mép miệng trong thời gian dài sẽ làm khu vực này quá ẩm. Khi nước bọt bay hơi, vùng da miệng ở vị trí này sẽ khô và bị kích ứng, dẫn đến lở mép miệng. Lúc này, người bệnh thường có thói quen liếm môi để giảm cảm giác khô và làm ẩm môi. Tuy nhiên, hành động này lại càng khiến cho tình trạng lở khoé miệng nặng hơn.

Tham Khảo Thêm:  Trang phục truyền thống người phụ nữ Thái Lan có gì nổi bật

Một nguyên nhân khác dẫn đến chốc mép là thiếu hụt vitamin B. Khi đó, ngoài vết nứt ở mép miệng, bạn có thể bị đau lưỡi. Lý do thiếu hụt vitamin B thường là không ăn đủ các loại trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên cám.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị lở mép

bị chốc mép

Ngoài các nguyên nhân kể trên, việc thường xuyên bị lở khóe miệng hay bị rách mép miệng là do đâu? Theo các chuyên gia sức khỏe, ngoài các nguyên nhân kể trên, việc thường xuyên bị lở khóe miệng còn có các yếu tố khác như:

  • Quá nhiều nước bọt đọng lại trên khóe miệng: Vấn đề này thường xảy ra ở những người có thói quen liếm môi.
  • Nấm miệng ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bệnh đái tháo đường hay dùng corticosteroid toàn thân, kháng sinh.
  • Hệ miễn dịch yếu: Người nhiễm HIV/AIDS, hóa trị hoặc một số thuốc có thể gây hại cho hệ miễn dịch, dẫn đến một số bệnh lý.
  • Di truyền: Một số tình trạng di truyền như hội chứng Down có thể làm tăng nguy cơ bị lở mép.
  • Các vấn đề dinh dưỡng: Tình trạng thiếu máu hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn thiếu chất có thể khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Có các vấn đề về răng, miệng, môi, nướu: Các vấn đề như tưa miệng, các vấn đề về nướu và miệng, nhiễm virus hoặc nhiễm trùng ở trong hoặc gần miệng, sử dụng răng giả, môi khô và nứt nẻ… có thể làm tăng nguy cơ bị chốc mép.
  • Da nhạy cảm, nhất là khi bị viêm da dị ứng.
  • Dùng thuốc retinoid dạng uống: isotretinoin trị mụn trứng cá, acitretin trị vảy nến.
Tham Khảo Thêm:  10 hiện tượng thiên nhiên hiếm thấy

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.