Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không? Khi nào mổ, uống phóng xạ?

Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không? Khi nào mổ, uống phóng xạ?

Bệnh cường giáp gây nhiều phiền toái đến chất lượng cuộc sống, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không điều trị. Bệnh hoàn toàn chữa khỏi nếu người bệnh đi khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường.

Bệnh cường giáp có chữa khỏi không

Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết nhỏ, hình bướm, nằm trước cổ, có chức năng sản xuất hormone T3 (triiodothyronine) và T4 (levothyroxine) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chuyển hóa, điều hòa nhiệt độ, kiểm soát nhịp tim. Khi tuyến giáp sản xuất các hormone giáp vượt quá nhu cầu của cơ thể sẽ xảy ra tình trạng cường giáp. Nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp: bệnh Basedow (một dạng bệnh nội tiết phổ biến với bướu giáp lớn ở cổ, thường lan tỏa, chiếm 70% trường hợp cường giáp), các nhân tuyến giáp hoạt động quá mức, viêm tuyến giáp, sử dụng nhiều thực phẩm chứa iod, dùng quá nhiều thuốc hormone tuyến giáp…

Người bệnh cường giáp có biểu hiện: lo lắng, run tay, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, tăng tiết mồ hôi, sụt cân, mệt mỏi liên tục, đi phân lỏng, yếu cơ… Nếu không được điều trị, cường giáp sẽ dẫn đến các biến chứng: rung tâm nhĩ, đột quỵ, suy tim sung huyết, loãng xương… Với phụ nữ, cường giáp khiến kinh nguyệt không đều nên khó mang thai.

Bệnh cường giáp gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng sinh sản. Vậy bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?

Bệnh cường giáp hoàn toàn chữa khỏi nếu người bệnh khám và điều trị đúng cách. Khi có các dấu hiệu nhận biết bệnh cường giáp như: bướu cổ sưng tấy, mắt lồi, móng tay giòn, rụng tóc… bạn nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được chẩn đoán chính xác bệnh, chỉ định phương pháp điều trị kịp thời, dứt điểm. (1)

Có 3 phương pháp điều trị cường giáp: nội khoa (dùng thuốc), phóng xạ (uống iod có gắn chất phóng xạ) và phẫu thuật (mổ) tuyến giáp. Khi sử dụng phương pháp phù hợp, tuyến giáp sẽ hoạt động bình thường, các hormone được cân bằng, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe tim, huyết áp, thận…. Việc điều trị dứt điểm cũng giúp người bệnh chấm dứt các triệu chứng khó chịu do cường giáp gây ra làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc, cuộc sống.

Tham Khảo Thêm:  9 cách tải nhạc Youtube về thẻ nhớ MP3 chỉ trong 1 nốt nhạc!
Bệnh cường giáp hoàn toàn chữa khỏi
Bệnh cường giáp hoàn toàn chữa khỏi nếu người bệnh khám và điều trị đúng cách.

Điều trị bệnh cường giáp có mổ được không?

Căn cứ vào nguyên nhân, mức độ tình trạng cường giáp, độ tuổi, mang thai, bệnh tim, dị ứng thuốc… của người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ có chỉ định mổ. Tuy nhiên, với phương pháp phẫu thuật, bác sĩ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Cũng như dùng liệu pháp phóng xạ, người bệnh dễ bị suy giáp, bác sĩ dùng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp để điều chỉnh về trạng thái cân bằng.

Bệnh cường giáp khi nào mổ?

Quá trình mổ bướu giáp tiềm ẩn nhiều rủi ro: mất máu, ảnh hưởng đến dây thanh quản khiến người bệnh khàn giọng thậm chí câm, để lại sẹo… Nếu phẫu thuật cắt hoàn toàn tuyến giáp, người bệnh phải dùng thuốc hormone tuyến giáp cả đời. Do đó, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định mổ tuyến giáp khi:

  • Điều trị thuốc kháng giáp và uống phóng xạ không hiệu quả khiến tình trạng cường giáp tái phát.
  • Tuyến giáp bị viêm nặng hoặc bướu cổ có kích thước lớn (độ 2 – 3) đã được điều trị nội khoa ổn định (lên cân, hết run tay, hết hồi hộp, tim đập bình thường, mạch hết nhanh).
  • Người bệnh có vấn đề về mắt hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức gây ảnh hưởng đến mắt.
  • Phụ nữ mang thai (tháng thứ 3-4) và trong thời gian cho con bú hoặc không có điều kiện điều trị nội khoa.

Mổ tuyến giáp cần bác sĩ phẫu thuật có tay nghề cao cùng trang thiết bị hiện đại. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM được trang bị thiết bị máy móc hiện đại cùng bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, tay nghề cao… là địa chỉ tin cậy cho người bệnh phải dùng đến phương pháp phẫu thuật.

iêu âm tuyến giáp khi có dấu hiệu bất thường
Bác sĩ chỉ định siêu âm tuyến giáp khi có dấu hiệu bất thường: giáp sưng phù bất thường, nhiễm trùng….

Khi nào nên uống phóng xạ bệnh cường giáp?

Điều trị bằng i-ốt phóng xạ là một loại xạ trị phá hủy các tế bào trong tuyến giáp, làm giảm lượng hormone mà cơ quan này sản xuất. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả cao. Tuy nhiên, uống iod phóng xạ điều trị cường giáp chỉ áp dụng cho người bệnh không mang thai, không đang cho con bú. (2)

Người bệnh được uống một ly nước chứa iod phóng xạ. Các tế bào tuyến giáp cần iod để sản xuất hormone nên chúng sẽ hấp thụ bất kỳ dạng iod nào trong cơ thể. Khi hấp thụ iod phóng xạ, tế bào tuyến giáp hoạt động quá mức bị ngộ độc. Các chất phóng xạ không được tế bào tuyến giáp hấp thụ sẽ được thải ra khỏi cơ thể qua mồ hôi, nước tiểu, phân… trong khoảng 2 tuần. Với phương pháp này, tuyến giáp hoặc nhân giáp thu nhỏ kích thước, nồng độ hormone tuyến giáp trở lại bình thường. Người bệnh có thể tái phát cường giáp nhưng thường ở mức độ nhẹ hơn.

Tham Khảo Thêm:  20 địa chỉ thưởng thức lẩu Thái ngon Hà Nội ai cũng tấm tắc khen

Sau khi uống iod chứa phóng xạ, người bệnh cường giáp nên tránh tiếp xúc với người xung quanh trong vòng 2 tuần. Đồng thời, phụ nữ không nên mang thai trong vòng ít nhất 6 tháng và đàn ông không nên có con trong ít nhất 4 tháng.

Trên thế giới, vào năm 1942 tại bệnh viện Massachusett – Hoa Kỳ, lần đầu tiên iod phóng xạ đã được sử dụng để điều trị bệnh cường giáp và bệnh Basedow. Cho đến nay, hàng triệu bệnh nhân mắc bệnh này đã được điều trị thành công bằng iốt phóng xạ, được chứng minh an toàn. Tuy nhiên, phương pháp iod phóng xạ phá hủy tế bào tuyến giáp nên người bệnh thường bị suy giáp. Bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ giúp người bệnh kiểm soát suy giáp bằng cách dùng thuốc uống bổ sung hormone tuyến giáp hàng ngày.

Điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chẹn beta trong trường hợp cường giáp mà người bệnh không bị suy tim. Thuốc chẹn beta có tác dụng nhanh chóng, giảm nhiều triệu chứng của cường giáp: run, tim đập nhanh, lo lắng… chỉ sau vài giờ. Khi người bệnh đã qua cơn cường giáp cấp hoặc bão giáp, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng thuốc kháng giáp methimazole (Thyrozol®) hoặc propylthiouracil (PTU) nhằm ngăn chặn quá trình sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Các loại thuốc này giúp kiểm soát hoạt động quá mức và không gây tổn thương vĩnh viễn cho tuyến giáp. (3)

tác dụng phụ khi uống thuốc kháng giáp
Tổn thương gan là một trong những tác dụng phụ khi uống thuốc kháng giáp.

Thuốc kháng giáp gây ra phản ứng dị ứng ở khoảng 5% người bệnh. Các dị ứng thường gặp là: phát ban đỏ, nổi mề đay, có thể sốt, đau khớp. Một tình trạng hiếm gặp xảy ra ở 1/500 người bệnh là giảm số lượng bạch cầu gây nhiễm trùng. Người bệnh dùng thuốc kháng giáp có biểu hiện sốt, đau họng nên ngưng thuốc, tái khám với bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được chỉ định làm xét nghiệm máu, kiểm tra số lượng bạch cầu và có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu tiếp tục dùng thuốc kháng giáp mà không tái khám, người bệnh cường giáp có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Ngoài ra, tổn thương gan là một trong những tác dụng phụ hiếm gặp khi dùng thuốc kháng giáp. Khi có các biểu hiện vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, mệt mỏi liên tục, đau bụng…. người bệnh nên tái khám với bác sĩ để được điều chỉnh kịp thời.

Tham Khảo Thêm:  Giải đáp thắc mắc: Canh giờ là gì? 1 canh là mấy giờ? Canh ba là mấy giờ theo người Việt xưa?

Một số lưu ý khi điều trị cường giáp

Cường giáp là bệnh nội tiết gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Nếu không được can thiệp điều trị đúng cách và kịp thời, người bệnh dễ bị rung tâm nhĩ, đột quỵ, loãng xương, khó mang thai (đối với phụ nữ)… Ngoài ra, người bệnh có thể rơi vào cơn bão giáp (cơn nhiễm độc giáp) đe dọa tính mạng. Đây là tình trạng tuyến giáp sản xuất và giải phóng một lượng lớn hormone tuyến giáp trong khoảng thời gian ngắn. Các triệu chứng của cơn bão giáp gồm:

  • Sốt cao, nhiệt độ từ 40 đến 42 độ C.
  • Nhịp tim nhanh vượt quá 140 nhịp/phút.
  • Người bệnh bị kích động, lo lắng, mê sảng, lơ mơ.
  • Chỉ trong thời gian ngắn, người bệnh nhanh chóng bị suy tim sung huyết (tim hoạt động kém hiệu quả, chức năng bơm máu bị giảm khiến tim không thể đáp ứng được đủ nhu cầu oxy của cơ thể, gây ra tình trạng ứ máu tại tim, phổi và các mô, cơ quan trong cơ thể).
Người bệnh cường giáp không nên ăn bắp cải.
Người bệnh cường giáp không nên ăn bắp cải.

Điều trị cường giáp với bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ giúp người bệnh sớm chấm dứt tình trạng bệnh, tránh kéo dài thời gian vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc vừa tốn kém tài chính. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định, uống thuốc theo đúng liều lượng của bác sĩ. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nên liên hệ với bác sĩ điều trị để có những điều chỉnh hợp lý.

Người bị cường giáp (ngay cả khi đã điều trị) nên tránh ăn quá nhiều các thực phẩm giàu iod như: rau chân vịt, rau cần tây, cải thảo, bắp cải, rau cải xoong, hải sản, rong biển, lòng đỏ trứng, phô mai… Lượng iod được khuyến nghị mỗi ngày là 150 microgam (mcg).

Với người bị bệnh basedow, căng thẳng là một trong những yếu tố khiến cường giáp phát triển. Do đó, ngoài thực hiện chế độ ăn uống ít iod, người bệnh cần tránh căng thẳng, thay vào đó, nên tập yoga, vận động thể dục để thư giãn.

Ngoài ra, người bệnh cường giáp tuyệt đối không nên tự ý chữa trị bằng phương pháp lấy kim châm vào bướu, rạch bướu bằng dao lam, đắp lá vào bướu… gây nhiễm trùng bướu, gây áp xe khiến việc điều trị tại các bệnh viện trở nên khó khăn hơn.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc bệnh cường giáp có chữa khỏi được không? Bệnh hoàn toàn được chữa khỏi nếu điều trị đúng cách. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.