Bà bầu ăn mì tôm được không? Bật mí cách chế biến mì tôm ngon và an toàn cho mẹ bầu

Mì tôm là một món ăn nhanh được nhiều người yêu thích bởi độ thơm ngon, chế biến đơn giản, dễ dàng kết hợp với những thực phẩm khác. Tuy nhiên, trước vấn đề phát triển của thai nhi, có không ít chị em đắn đo khi dùng loại thực phẩm này. Vậy bầu ăn mì tôm được không và nếu muốn ăn thì nên ăn như thế nào cho đúng và an toàn?

Bầu ăn mì tôm được không? Giải đáp từ chuyên gia

Câu trả lời là . Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khẳng định chị em vẫn có thể ăn mì khi mang thai bởi trong thành phần dinh dưỡng của mì tôm vẫn có chất béo, đạm và sắt. Tuy nhiên, chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 gói mì/tuần để tránh các ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của cả 2 mẹ con.

Mẹ bầu vẫn có thể ăn mì tôm

Một số tác động xấu của mì tôm tới mẹ bầu và thai nhi khi ăn quá nhiều:

  • Béo phì: Mì tôm chứa hàm lượng chất béo, lượng đường cao nhưng lại ít dinh dưỡng. Nếu ăn nhiều, mẹ bầu sẽ đối mặt với nguy cơ tăng cân mất kiểm soát, béo phì thai kỳ. Việc tăng cân quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ về các vấn đề sức khoẻ khác như tiểu đường, thai nhi chậm phát triển.
  • Ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá: Muối, các chất bảo quản trong mì tôm nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra những vấn đề về đường tiêu hoá như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Huyết áp cao: Trong 100g mì tôm có chứa 2.5g muối, một hàm lượng muối quá cao. Ăn nhiều mì tôm đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều muối, làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, biến chứng thai sản, sinh non.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Mì tôm khiến mẹ bầu có cảm giác no nhanh nhưng lại không mang tới giá trị dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Một khi thiếu hụt chất dinh dưỡng, thai nhi có thể gặp các vấn đề về phát triển cân nặng, hệ xương, hệ thần kinh, não bộ.
Tham Khảo Thêm:  Biển số xe 34 ở tỉnh nào? Biển số xe Hải Dương là bao nhiêu?

Ăn quá nhiều mì sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá

Cách chế biến mì tôm an toàn cho mẹ bầu

Mặc dù đáp án của câu hỏi bầu ăn mì tôm được không là có nhưng khi chế biến, chị em cần biến nó trở thành món ăn an toàn, dinh dưỡng hơn cho cả mẹ và bé.

Trần mì trước khi ăn

Theo cách chế biến mì tôm thông thường, bạn sẽ đổ nước sôi trực tiếp vào mì, chờ 2 – 3 phút cho mì chín thì cho gói gia vị vào là có thể ăn được. Tuy nhiên, mẹ bầu hãy chịu khó trần (trụng, luộc) mì qua nước sôi trước khi nấu để loại bỏ bớt chất béo, chất bảo quản, phụ gia, chất có hại trong mì tôm.

Trần mì trước khi ăn để loại bỏ bớt chất béo, chất có hại

Sử dụng gia vị an toàn

Gói gia vị và dầu mỡ đi kèm trong gói mì góp phần tạo nên vị thơm ngon. Nhưng chúng lại không hề tốt, nhất là gói dầu gia vị chứa rất nhiều chất béo và các chất không tốt cho mẹ bầu, thậm chí còn làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ các thực phẩm khác. Do đó, để đảm bảo an toàn, tốt nhất, mẹ bầu hãy thay thế chúng bằng những gia vị an toàn, đã được kiểm định chất lượng.

Kết hợp với thực phẩm dinh dưỡng khác

Đừng ăn mì tôm “không người lái”, mẹ bầu nên kết hợp mì với những thực phẩm bổ dưỡng khác như hải sản, rau xanh, thịt gà, thịt bò, trứng,… Chúng vừa cung cấp thêm dinh dưỡng thiết yếu cho thai kỳ vừa tăng thêm độ ngon, sự hấp dẫn cho món ăn.

Tham Khảo Thêm:  Cyplosart 50mg hộp 30 viên

Nấu mì với những thực phẩm dinh dưỡng khác

“Cải biên” nước nấu mì

Thay vì chỉ dùng nước sôi để làm mì chín, mẹ bầu hãy dùng các loại canh rau, canh cá, nước hầm xương,… nhằm gia tăng giá trị dinh dưỡng cho món ăn.

Đôi điều lưu ý với mẹ bầu khi ăn mì tôm

Ngoài nắm được bầu ăn mì tôm được không, các mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau đây khi sử dụng thực phẩm này:

  • Dùng mì được làm từ rau củ, ngũ cốc nguyên hạt: Khi ăn mì tôm, bạn nên chọn loại mì được làm từ rau củ, ngũ cốc nguyên hạt. Nếu có thời gian, bạn có thể tự làm mì tươi tại nhà nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế chất bảo quản, chất độc hại.
  • Không uống nhiều nước mì: Nếu mẹ bầu có thói quen hoặc sở thích húp nước mì tôm thì hãy bỏ ngay. Bởi những chất độc hại có trong mì sẽ tồn đọng lại trong nước. Do đó, việc uống nhiều nước mì vừa không có giá trị dinh dưỡng vừa khiến mẹ bầu bị căng bụng, khó tiêu, gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
  • Tránh một số loại rau thêm vào mì: Khi nấu mì, các mẹ bầu cần tránh cho rau sam, ngải cứu, rau ngót, rau răm, cải bó xôi, mướp đắng,… vào mì. Bởi các loại rau này rất nguy hiểm cho sức khoẻ của thai phụ, dễ dẫn đến sảy thai, sinh non.
Tham Khảo Thêm:  1 năm có bao nhiêu tuần? Cách tính thời gian trong năm chi tiết nhất

Không cho rau sam, rau ngót, rau răm, mướp đắng,... vào mì nấu cho bà bầu

Kết luận

Đọc đến đây chắc chắn bạn đã tháo gỡ được thắc mắc bầu ăn mì tôm được không. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích, giúp chăm sóc tốt cho sức khoẻ của bản thân và thai nhi trong bụng.

>>> Xem thêm:

Dùng bếp từ có ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi không?

Phụ nữ mang thai có nên dùng máy lọc không khí không? Những thông tin cần biết về máy lọc không khí

Ngoài ra, để giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, bớt nặng nề trong quá trình mang thai, bạn hãy sắm ngay cho mình những thiết bị gia dụng thông minh. Đến với FPT Shop, bạn sẽ có mọi thứ cần thiết, từ nồi chiên không dầu, nồi áp suất cho tới máy xay thịt, máy rửa bát,…

Bạn có thể tham khảo qua một số mẫu máy rửa bát đang được yêu thích tại đây:

  • Máy rửa bát

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.