Uống probiotic lúc nào tốt? Uống nhiều lợi khuẩn có sao không?

Uống probiotic lúc nào tốt? Uống nhiều lợi khuẩn có sao không?

Probiotic là một loại thức uống lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa, giúp ức chế và loại bỏ sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruột. Mặc dù tốt là vậy nhưng không phải uống probiotic lúc nào cũng được. Vậy nên hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Primer để biết uống probiotic lúc nào là tốt nhất các bạn nhé!

Tác dụng của probiotic là gì?

Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc uống probiotic lúc nào là tốt, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem những tác dụng của probiotic là gì nhé.

Tác dụng đầu tiên mà chúng ta cần nhắc tới là probiotic có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, đồng thời củng cố và phục hồi các lợi khuẩn đã mất đi sau quá trình bệnh lý hoặc sử dụng thuốc kháng sinh. Từ đó giữ cho môi trường đường ruột luôn khỏe mạnh.

Probiotic giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Probiotic giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Ngoài ra, probiotic cũng có khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe răng miệng và cải thiện tinh thần. Tuy nhiên những tác dụng này còn khá hạn chế.

Uống nhiều lợi khuẩn có sao không?

Mặc dù việc bổ sung lợi khuẩn được đánh giá là tốt nhưng bạn cũng không nên bổ sung quá nhiều. Theo khuyến nghị của Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ, trẻ em nên dùng 5 – 10 tỷ đơn vị lợi khuẩn (CFU) mỗi ngày còn với người trưởng thành khỏe mạnh, con số này có thể lên tới 10 – 20 tỷ đơn vị CFU.

Việc bổ sung lợi khuẩn quá mức có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và gây ra một số tác dụng phụ như:

Khiến hệ tiêu hóa khó chịu

Bổ sung lợi khuẩn có thể gây đầy hơi, chướng bụng tạm thời, thậm chí một số người còn bị táo bón và hay bị khát nước. Thường thì những triệu chứng này sẽ giảm dần sau một vài tuần tiếp tục sử dụng. Nếu không thuyên giảm, hãy ngừng sử dụng lợi khuẩn và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tham Khảo Thêm:  Top 40 lời chúc mừng lễ tốt nghiệp bằng tiếng Anh ý nghĩa nhất

Đau đầu

Trong probiotic có chứa các amin sinh học, phổ biến nhất là histamine, tyramine, tryptamine và phenylethylamine. Những amin này có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, làm tăng hoặc giảm lưu lượng máu và có thể gây triệu chứng đau đầu ở những người nhạy cảm với chất này.

Các axit amin có trong lợi khuẩn có thể là gây đau đầu ở những đối tượng nhạy cảm với những chất này
Các axit amin có trong lợi khuẩn có thể là gây đau đầu ở những đối tượng nhạy cảm với những chất này

Một số chủng lợi khuẩn có thể làm tăng mức độ histamine

Một số chủng vi khuẩn được sử dụng trong probiotic có thể sản xuất histamine bên trong đường tiêu hóa. Histamin là loại phân tử được sản xuất bởi hệ miễn dịch khi phát hiện ra mối nguy hiểm. Khi nồng độ histamin tăng cao, các mạch máu giãn ra để đưa máu đến khu vực bị ảnh hưởng được nhiều hơn. Cùng lúc đó, các tế bào miễn dịch cũng di chuyển đến các mô có liên quan để chống lại các mầm bệnh nguy hiểm.

Quá trình này sẽ khiến những khu vực bị ảnh hưởng bị sưng, đỏ và có thể gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa, chảy nước mắt, nước mũi hoặc khó thở.

Một số chủng men vi sinh sản sinh histamin bao gồm Lactobacillus helveticus, Lactobacillus hilgardii, Lactobacillus buchneri và Streptococcus thermophilus.

Làm tăng mức độ dị ứng

Những người dễ bị dị ứng nên đọc kỹ nhãn dán trên sản phẩm trước khi sử dụng vì rất có thể, sản phẩm này có chứa các thành phần gây dị ứng. Ví dụ như một số loại lợi khuẩn có chứa chất gây dị ứng như sữa, trứng, đậu nành, nấm men,…. Những người bị dị ứng với những chất này thì không nên sử dụng.

Probiotic có thể làm tăng triệu chứng dị ứng
Probiotic có thể làm tăng triệu chứng dị ứng

Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

Về cơ bản thì probiotic được đánh giá là an toàn với đại đa số người dùng. Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm gặp, vi khuẩn hoặc nấm men có trong lợi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng.

Trường hợp này thường xảy ra ở những người có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, ví dụ như người có hệ thống miễn dịch bị ức chế, người dùng ống thông tĩnh mạch, người nằm viện lâu ngày hoặc những người vừa mới phẫu thuật… Tuy nhiên, nguy cơ bị nhiễm trùng là rất thấp và hiện nay vẫn chưa có trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng nào được báo cáo trong các nghiên cứu lâm sàng.

Khi bị nhiễm trùng, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống nấm hoặc thuốc kháng sinh.

Tham Khảo Thêm:  Công thức tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu

Lưu ý rằng, những người bị viêm tụy cấp tính không nên uống probiotic vì nó có thể làm tăng nguy cơ tử vong.

>> Xem thêm: Thanh trùng và tiệt trùng là gì? Cách phân biệt chuẩn xác nhất

Nên uống probiotic lúc nào là tốt cho hệ tiêu hóa?

Một số nhà sản xuất probiotic khuyến cáo người dùng nên sử dụng chúng khi bụng còn trống, trước các bữa ăn. Một số khác lại khuyên rằng nên dùng probiotic cùng với các thực phẩm khác trong quá trình ăn.

Nên uống probiotic lúc nào
Nên uống probiotic lúc nào

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, men vi sinh là vi sinh vật sống nên chúng có thể bị tiêu diệt bởi axit có dạ dày. Do đó thời điểm thích hợp để bổ sung lợi khuẩn là trong, trước hoặc ngay sau khi ăn nhưng tuyệt đối không phải là khi đói. Vì khi đói, dạ dày chứa nhiều axit và có thể làm giảm số lượng lợi khuẩn đưa vào. Ngoài ra, bạn cũng không nhất thiết phải uống probiotic vào sau bữa chính. Thay vào đó, bạn có thể ăn nhẹ một chút gì đó để tạo ra lớp đệm bảo vệ lợi khuẩn khỏi axit dạ dày.

Bên cạnh đó cũng có một vài ý kiến cho rằng nên uống Probiotic vào buổi sáng hoặc tối vì đây là thời điểm hệ tiêu hóa ít hoạt động. Lúc này, độ pH trong ruột đang ở mức thấp nhất và lợi khuẩn có thể gắn kết với thành ruột một cách dễ dàng.

Mặc dù vẫn chưa có một nghiên cứu nào đo lường khả năng sống sót của lợi khuẩn trong cơ thể người nhưng đã có vài nghiên cứu chỉ ra rằng:

– Vi sinh vật Bifidobacterium và Lactobacillus tồn tại tốt nhất khi được vào cơ thể trước bữa ăn khoảng 30 phút.

– Khả năng tồn tại của vi sinh vật Saccharomyces boulardii là như nhau ngay cả khi cơ thể chưa hoặc đã hấp thụ thức ăn.

Thực tế thì việc bổ sung probiotic mỗi ngày được cho là quan trọng hơn việc sử dụng chúng trong một mốc thời gian cụ thể. Một nghiên cứu kéo dài 1 tháng đã chỉ ra rằng, việc sử dụng probiotic có tác động tích cực lên hệ vi khuẩn đường ruột dù bạn có sử dụng nó trước, trong hay sau bữa ăn.

>> Xem thêm: Uống nước gì để giảm mỡ máu hiệu quả, an toàn, nhanh chóng

Một số vấn đề cần lưu ý khi uống probiotic

Một số vấn đề cần lưu ý khi uống probiotic
Một số vấn đề cần lưu ý khi uống probiotic

Để đảm bảo hiệu quả của probiotic, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

Tham Khảo Thêm:  Bảng xếp hạng và thống kê dân số thế giới mới nhất 2024

– Không uống probiotic với nước hoặc thực phẩm có nhiệt độ cao trên 40 độ C.

– Sau khi đã pha hoặc mở hộp probiotic, hãy uống trong vòng 2 giờ để tránh việc bị vi khuẩn xâm nhập.

– Không sử dụng probiotic cùng với thuốc kháng sinh vì thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn trong đó có lợi khuẩn. Vì vậy bổ sung lợi khuẩn vào cơ thể khi đang sử dụng thuốc kháng sinh sẽ khiến lợi khuẩn bị tiêu diệt số lượng lớn. Điều này đã khiến cho lợi khuẩn không thể hoạt động và phát triển để bổ sung dưỡng chất trong dạ dày được.

Theo khuyến cáo của các bác sỹ, thời gian thích hợp để bổ sung probiotic là sau khi sử dụng thuốc kháng sinh tối thiểu 2 giờ.

– Nên uống theo đợt từ 5 – 7 ngày để đảm bảo hiệu quả sử dụng.

– Nên duy trì chính xác thời gian uống probiotic trong ngày theo tháng để cơ thể quen với việc hình thành các lớp màng bảo vệ của lợi khuẩn và duy trì sự ổn định.

– Lựa chọn đúng loại lợi khuẩn an toàn và phù hợp với tình trạng cơ thể, tránh loại lợi khuẩn có chất gây dị ứng cho cơ thể.

Lựa chọn đúng loại lợi khuẩn an toàn và phù hợp với tình trạng cơ thể
Lựa chọn đúng loại lợi khuẩn an toàn và phù hợp với tình trạng cơ thể

– Không sử dụng lợi khuẩn chung với thức uống có cồn vì trong cồn có chứa thành phần có thể gây ức chế sự bài tiết enzyme, khiến protein của vi sinh vật bị biến tính và vi khuẩn bị tiêu diệt. Vì vậy, khi dùng chung lợi khuẩn và thức uống có cồn, phần lớn lợi khuẩn sẽ bị tiêu diệt và không thể phát huy tối đa tác dụng của chúng.

Theo các bác sĩ, thời gian để bổ sung probiotic là sau khi uống thức uống có cồn khoảng 8 đến 15 tiếng và phải bổ sung lại lợi khuẩn vào ngày hôm sau.

Hy vọng rằng những thông tin mà Primer vừa chia sẻ ở trên có thể giúp các bạn trả lời được thắc mắc uống probiotic lúc nào là tốt nhất. Để xem thêm nhiều bài viết bổ ích hơn nữa, hãy thường xuyên truy cập vào website primer.vn và đừng quên liên hệ với Primer khi có nhu cầu tìm mua máy lọc nước gia đình, máy lọc nước RO công nghiệp,… hoặc cần sữa chữa, thay thế lõi lọc các bạn nhé.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.