(Chích) Tiêm xơ giãn tĩnh mạch là gì? Có trị khỏi hoàn toàn không?

(Chích) Tiêm xơ giãn tĩnh mạch là gì? Có trị khỏi hoàn toàn không?

Tiêm xơ giãn tĩnh mạch được xem là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả suy tĩnh mạch mạng nhện ở chân. Sau khoảng 30 phút thủ thuật, người bệnh có thể đi lại bình thường, những đám tĩnh mạch mạng nhện ngoằn ngoèo trên da sẽ mờ dần.

tiêm xơ giãn tĩnh mạch

Tiêm xơ giãn tĩnh mạch là gì?

Tiêm xơ giãn tĩnh mạch (chích xơ giãn tĩnh mạch) là phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu để loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện, tĩnh mạch lưới và búi giãn tĩnh mạch nhỏ ở chân. Dung dịch thuốc gây xơ tạo bọt được tiêm vào lòng mạch bằng kim nhỏ, thuốc có tác dụng gây viêm lớp tế bào lòng mạch máu và gây teo xơ tĩnh mạch theo thời gian. (1)

Sau thủ thuật tiêm xơ tĩnh mạch, tùy vào kích thước tĩnh mạch được điều trị, tĩnh mạch sẽ mờ dần trong vài tuần đến vài tháng. Một số tĩnh mạch sẽ cần vài lần tiêm xơ để có thể xơ hóa hoàn toàn.

Ai nên thực hiện chích xơ tĩnh mạch?

BS.CKI Trần Quốc Hoài, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, phương pháp chích xơ tĩnh mạch được chỉ định cho các trường hợp suy tĩnh mạch mức độ nhẹ (C1 trong tổng số 6 phân độ lâm sàng (CEAP) của bệnh suy giãn tĩnh mạch). Đây là những tĩnh mạch nhỏ (kích thước <3mm), có màu xanh tím hoặc đỏ, không nổi gồ lên bề mặt da mà nằm ngay dưới da, có dạng cành cây hoặc mạng nhện. Các tĩnh mạch này không gây đau nhưng gây mất thẩm mỹ, nhất là ở phụ nữ trẻ. (2)

Tuy nhiên, phương pháp chích xơ tĩnh mạch không được chỉ định cho các đối tượng:

  • Có huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc huyết khối tĩnh mạch nông (cục máu đông)
  • Phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Bệnh tim có luồng thông trong tim hoặc bệnh thông động – tĩnh mạch

Trước khi làm thủ thuật, bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá bệnh nhân có đủ điều kiện thực hiện tiêm xơ giãn tĩnh mạch hay không.

Ưu điểm của phương pháp tiêm xơ giãn tĩnh mạch

Trong số các thủ thuật ngoại khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, tiêm xơ tĩnh mạch là thủ thuật ít xâm lấn và đơn giản nhất (thời gian thực hiện chỉ trong vòng 10-30 phút). Không chỉ vậy, liệu pháp này còn có ưu điểm như ít đau, không chảy máu, nhanh phục hồi, hiệu quả cao. Đặc biệt, bệnh nhân có thể đứng dậy, đi lại bình thường và ra về ngay sau thủ thuật.

Tham Khảo Thêm:  Tìm hiểu thông tin chi tiết đầu số 0126 đổi thành gì

Tuy nhiên theo BS.CKI Trần Quốc Hoài, đây là phương pháp điều trị cho các tĩnh mạch nhỏ nên chỉ “giải quyết phần ngọn”, còn nguyên nhân sâu xa dẫn đến suy giãn tĩnh mạch cần được thăm khám đánh giá kỹ, từ đó bác sĩ tiên lượng và quyết định phương pháp điều trị phù hợp, tránh tái phát về sau. Cách tốt nhất để ngăn ngừa giãn tĩnh mạch là tuân thủ lối sống lành mạnh, giảm áp lực lên chân. (3)

quá trình chích xơ tĩnh mạch

Xem thêm: Các bài tập cải thiện và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Quy trình thực hiện tiêm xơ giãn tĩnh mạch tại BVĐK Tâm Anh

1. Chuẩn bị

Trước khi bước vào ca thủ thuật chích xơ tĩnh mạch, bạn cần trao đổi với bác sĩ về các bệnh nền đi kèm (nếu có) cũng như tất cả các loại thuốc (bao gồm cả thuốc không kê toa, thảo dược và thực phẩm bổ sung) bạn đang dùng. Bạn cũng không nên thoa thuốc và dược phẩm lên chân trước khi làm thủ thuật.

Nếu bạn đang dùng một hoặc nhiều loại thuốc dễ chảy máu như aspirin, plavix, thuốc kháng viêm hoặc thuốc chống đông máu, cần tạm ngưng các thuốc này một thời gian trước khi thực hiện thủ thuật.

2. Tiến hành tiêm xơ giãn tĩnh mạch

Bác sĩ sử dụng kim rất nhỏ để bơm dung dịch thuốc tạo bọt vào lòng mạch máu. Thuốc này sẽ kích thích lớp nội mạc (lớp tế bào trong cùng) của tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch đỏ lên, phù nề, giảm lưu thông máu và xơ hóa dần theo thời gian.

Sau khi rút kim ra, bác sĩ sẽ ép lên vị trí tiêm cầm máu, ngăn thuốc chảy ra ngoài, xoa bóp để đưa thuốc đến các tĩnh mạch cần làm xơ hóa ở gần đó. Sau đó dán một miếng băng cá nhân để duy trì áp lực lên khu vực này trước khi chuyển sang tĩnh mạch tiếp theo. Số lượng thuốc và tĩnh mạch được tiêm trong một lần tùy thuộc vào kích thước và vị trí của tĩnh mạch, cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

3. Sau thủ thuật

Sau thủ thuật, bạn có thể đứng dậy và đi bộ nhẹ nhàng, điều này giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Bạn cần mang vớ áp lực tĩnh mạch ngay sau thủ thuật và mang vớ liên tục trong 2-3 ngày đầu đến 2 tuần sau đó nhằm giữ áp lực lên các tĩnh mạch được điều trị.

>> Xem thêm: Bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không? Cần lưu ý điều gì?

Trong 2 ngày sau thủ thuật, bạn cần tránh tắm nước nóng, chườm nóng lên vùng da điều trị, tắm hơi nước. Không nên cạo lông chân hoặc thoa kem dưỡng da cho đến khi vết tiêm lành hoàn toàn.

Trong khoảng thời gian 2 tuần, tránh tập thể dục cường độ cao vì áp lực lên hai chân có thể gây ứ máu tĩnh mạch làm giảm hiệu quả điều trị.

Tham Khảo Thêm:  TAXI Taxi nhanh giá tốt

Bạn nên hạn chế để các vùng da điều trị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong ít nhất 2 tuần. Nếu đi nắng, hãy sử dụng kem chống nắng vì ánh nắng mặt trời sẽ kích thích da đang tái tạo hình thành các vết nám đen trên da, đặc biệt đối với những người có làn da sẫm màu.

mang vớ tĩnh mạch sau khi chích xơ
Mang vớ tĩnh mạch sau khi chích xơ để ngăn ứ đọng máu ở các tĩnh mạch được điều trị

Biến chứng có thể gặp phải

Sau khi tiêm xơ giãn tĩnh mạch, trên da có thể xuất hiện tình trạng: (4)

  • Đỏ, bầm da
  • Phát ban
  • Loét da nhỏ
  • Da sạm
  • Mạch máu màu xanh tím chuyển thành màu đỏ hồng

Những biểu hiện thông thường này sẽ biến mất trong vòng vài ngày đến vài tuần. Một số người có thể lâu hơn do cơ địa, nhưng đa số là lành tính và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong khi đó, biến chứng dù hiếm gặp nhưng có thể kể đến của liệu pháp tiêm xơ giãn tĩnh mạch bao gồm:

  • Viêm, nhiễm trùng: thường nhẹ, biểu hiện là gây sưng, nóng và khó chịu xung quanh vị trí kim đâm vào da. Bác sĩ có thể kê thêm thuốc hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc bôi giúp cải thiện triệu chứng.
  • Cục máu đông: Biến chứng này rất hiếm xảy ra, và hiếm hơn nữa nếu cục máu đông di chuyển đến tĩnh mạch sâu hơn ở chân hoặc trôi lên phổi. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào vị trí của cục máu đông.
  • Thuyên tắc phổi: là tình trạng cục máu đông di chuyển từ chân đến phổi và làm tắc động mạch phổi, người bệnh sẽ có triệu chứng khó thở, đau ngực, chóng mặt, ho ra máu… Đây là một biến chứng nghiêm trọng của tiêm xơ tĩnh mạch, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. May mắn thay, biến chứng này rất hiếm khi xảy ra.
  • Thuyên tắc khí: Bóng khí nhỏ có thể xuất hiện trong máu, gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Các biến chứng khác nhau tùy thuộc vào loại tĩnh mạch và kích thước của tĩnh mạch được điều trị, tĩnh mạch càng nhỏ thì tỷ lệ biến chứng càng không đáng kể.

Thời gian phục hồi bao lâu?

Hiệu quả của liệu pháp tiêm xơ đối với suy giãn tĩnh mạch mạng nhện được thấy rõ nhất sau 3-6 tuần thực hiện thủ thuật. Các tĩnh mạch lớn hơn có thể mất từ ​​3-6 tháng. Đôi khi, bạn cần thực hiện thủ thuật chích xơ vài lần để đạt được kết quả mong muốn. Có khoảng 50-80% các tĩnh mạch điều trị sẽ xơ hóa hiệu quả sau mỗi lần chích

Sau khi thực hiện kỹ thuật chích xơ tĩnh mạch, bạn sẽ được hướng dẫn mang vớ áp lực tĩnh mạch. Hoặc, bác sĩ quấn băng thun tạo áp lực để cố định thành mạch máu, định hướng dòng máu lưu thông theo các tĩnh mạch khỏe khác, đồng thời ngăn chặn ứ đọng máu ở các tĩnh mạch đã được chích xơ gây tái phát.

Tham Khảo Thêm:  Ho Chi Minh ZIP code - The most updated Ho Chi Minh postal codes

Chích xơ tĩnh mạch có khỏi không? Có tái phát không?

Sau khi chích xơ, dòng máu không đi theo các tĩnh mạch bệnh mà sẽ theo tĩnh mạch khỏe mạnh khác để hợp với hệ tĩnh mạch sâu trở về tim. Bạn sẽ nhanh chóng thấy các đám mạng nhện ngoằn ngoèo trên da biến mất, chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt.

Nguy cơ bệnh tái phát rất thấp nếu bệnh nhân tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học sau điều trị: mang vớ áp lực tĩnh mạch, không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, tập thể dục đều đặn, duy trì cân nặng ổn định, hạn chế mang giày cao gót, kê cao chân khi ngủ…

Chi phí thực hiện

Chuyên khoa Ngoại Tim mạch – Lồng ngực – Mạch máu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sở hữu hệ thống máy siêu âm doppler mạch máu hiện đại giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Phương pháp này giúp xác định tổn thương của van tĩnh mạch hiển lớn, hiển bé, tĩnh mạch sâu và các van tĩnh mạch xuyên, từ đó bác sĩ có thể lựa chọn kỹ thuật điều trị phù hợp.

Ngoài các biện pháp điều trị nội khoa đa dạng, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cũng làm chủ các kỹ thuật tiên tiến trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới như: chích xơ tĩnh mạch, đốt laser hoặc sóng cao tần nội mạch, bơm keo sinh học trong lòng tĩnh mạch, giúp loại bỏ hoàn toàn tĩnh mạch nông bị suy và ngăn ngừa bệnh tái phát.

các bác sĩ thực hiện thủ thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch
Các bác sĩ thực hiện thủ thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới cho bệnh nhân tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Chi phí cho một lần chích xơ tĩnh mạch tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM khoảng 3 triệu đồng. Tùy theo tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh có thể làm từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 6 tuần.

Lưu ý bảng giá dịch vụ trên đây là bảng giá tham khảo tại thời điểm cập nhật bài viết. Khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp bệnh viện để được tư vấn cụ thể về chi phí tại thời điểm khách hàng sử dụng dịch vụ.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới tại BVĐK Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:

Tiêm xơ giãn tĩnh mạch là biện pháp thường được bác sĩ ưu tiên lựa chọn để điều trị suy giãn tĩnh mạch mức độ nhẹ. Sau thủ thuật, khả năng tái phát rất thấp. Tuy nhiên, các tĩnh mạch khác vẫn có khả năng bị suy. Do đó, người bệnh cần tuân thủ lối sống lành mạnh, giảm áp lực lên chân và tái khám định kỳ để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch tiến triển.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.