Các thuốc nhuận tràng không kê đơn cho bệnh táo bón

2.2 Thuốc bôi trơn

Loại thuốc nhuận tràng này giúp phủ một lớp bôi trơn lên phân để chúng dễ dàng di chuyển qua đường ruột của cơ thể. Thông thường, thuốc nhuận tràng dạng bôi trơn sẽ bắt đầu phát huy tác dụng trong vòng từ 6 – 8 giờ kể từ khi sử dụng. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng chúng lâu dài vì nó có thể dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào thuốc và khiến cơ thể bị thiếu hụt một số loại vitamin quan trọng, bao gồm vitamin A, D, E và K.

Chất nhuận tràng bôi trơn phổ biến nhất là dầu khoáng, thường xuất hiện dưới dạng thuốc xổ và có thương hiệu là Fleet Mineral Oil Enema. Ngoài ra, nó cũng được sản xuất dưới dạng chất lỏng để uống, thường được gọi chung là dung dịch nhuận tràng bôi trơn dầu khoáng.

Trong một số trường hợp nhất định, việc sử dụng thuốc nhuận tràng dạng bôi trơn có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như chuột rút và đau dạ dày. Ngoài ra, nó cũng có thể khiến cho cơ thể bạn gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin và những loại thuốc khác. Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra, bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và tìm biện pháp khắc phục phù hợp.

Tham Khảo Thêm:  Giá xe SH Mode mới nhất tháng 3/2024: Giảm không phanh, giá bán tại đại lý ngang giá đề xuất

2.3 Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Loại thuốc nhuận tràng này giúp giữ nước trong ruột, từ đó làm phân mềm hơn và khiến bạn đi đại tiện thường xuyên hơn. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu hay còn được gọi là thuốc muối nhuận tràng. Chúng thường bao gồm magie citrate, magie hydroxit, natri phốt phát, polyethylene glycol và glycerin.

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu có thể ở dạng thuốc xổ, thuốc đạn hoặc thuốc dùng qua đường miệng. Những loại thuốc này có khả năng phát huy tác dụng một cách nhanh chóng. Đối với thuốc nhuận tràng dạng uống sẽ có tác dụng trong vòng 30 phút, trong khi đó thuốc xổ và thuốc đạn thường hoạt động nhanh hơn.

Theo thông tin cảnh báo từ FDA cho biết, trong một số trường hợp hiếm gặp, việc sử dụng quá nhiều các sản phẩm natri phốt phát có thể gây tổn thương đến tim và thận nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Đặc biệt, trẻ em, người cao tuổi và người có vấn đề về tim hoặc thận nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu này.

Mặc dù thuốc nhuận tràng thẩm thấu được xem là an toàn để sử dụng lâu dài, tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần đảm bảo bổ sung thêm nhiều nước hoặc chất lỏng để ngăn ngừa tình trạng mất nước có thể xảy ra. Bên cạnh đó, nhiều người sử dụng thuốc cũng cho biết, nếu sử dụng loại thuốc này quá thường xuyên có thể thấy chúng không còn đem lại hiệu quả như trước nữa.

Tham Khảo Thêm:  Văn hóa

Một số tác dụng phụ phổ biến của thuốc nhuận tràng thẩm thấu thường bao gồm tiêu chảy, đau bụng và đôi khi bị mất nước.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.