Điểm danh những nhân vật nổi tiếng ở Bình Định

Điểm danh những nhân vật nổi tiếng ở Bình Định
Video những người nổi tiếng ở bình định

Sau vụ việc cô hoa hậu kể tên 3 người nổi tiếng tại Bình Định, đã có nhiều ý kiến, tranh luận xem Bình Đình có những nhân vật nổi tiếng nào? Cùng pháp lý nhanh điểm tên những nhân vật nổi tiếng tại Bình Định qua bài viết sau đây:

Bình Định có những nhân vật nổi tiếng nào?

Được mệnh danh là vùng “đất võ trời văn”, Bình Định là nơi sản sinh và nuôi dưỡng nhiều anh hùng dân tộc, nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc. Dưới đây là tên và tiểu sử của những nhân vật nổi tiếng tại mảnh đất Bình Định.

Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ), vị anh hùng áo vải

Vua Quang Trung (1753- 1792) là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Tây Sơn, sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc.

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.

Quang Trung cũng ra sức xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, ban bố Chiếu lập học, khuyến khích các xã mở trường học. Tiếng nói dân tộc được coi trọng. Quang Trung muốn đưa chữ Nôm lên địa vị chữ viết chính thức của quốc gia. Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Các văn kiện của Nhà nước dần dần viết bằng chữ Nôm.

Nhưng tiếc thay, khi đất nước đang trên bước chuyển mình đầy triển vọng thì ngày 16-9-1792, Quang Trung đột ngột từ trần, lúc đó ông mới 39 tuổi.

Tham Khảo Thêm:  Sinh ngày 25/2 cung gì? Sinh ngày 25/2 làm ngay điều này để gặp nhiều may mắn

ĐIỂM TÊN NHÂN VẬT NỔI TIẾNG TẠI BÌNH ĐỊNH - PHAPLYNHANH.VN

Bùi Thị Xuân – Nữ tướng thời Tây Sơn

Bùi Thị Xuân (1752-1802) là nữ tướng thời Tây Sơn, vợ của Thái phó Trần Quang Diệu. Bà là một trong 5 người phụ nữ nổi bật của vương triều Tây Sơn, mang danh Tây Sơn ngũ phụng thư.

Thuở nhỏ, Bùi Thị Xuân sớm tinh thông võ nghệ. Tương truyền, năm 20 tuổi bà đã cầm kiếm đánh hổ để giải nguy cho Trần Quang Diệu. Hai vợ chồng về sau làm tướng dưới quyền vua Quang Trung.

Bùi Thị Xuân tham gia nhiều trận đánh lớn như trận Rạch Gầm – Xoài Mút phá tan 2 vạn quân Xiêm Xâm lược, trận đại phá quân Thanh Tết Kỷ Dậu 1789 bà cũng giữ chức chỉ huy đội tượng binh của nhà vua. Bùi Thị Xuân phụng sự nhà Tây Sơn cho đến những ngày cuối cùng của triều đại này.

Tăng Bạt Hổ

Tăng Bạt Hổ (1859-1906) quê ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

Tăng Bạt Hổ tham gia phong trào Cần Vương cùng với Mai Xuân Thưởng từ năm 1885-1887. Sau khi phong trào tan rã, ông ra nước ngoài theo nghề hàng hải, đi lại được nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,… Do đó, ông có điều kiện quan sát văn minh của ngoại quốc.

Năm 1903, ông trở về nước, tình nguyện đưa đường cho cụ Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính sang Nhật, tổ chức phong trào Đông du. Năm 1905, ông đem bài văn “Khuyên thanh niên du học” của Phan Bội Châu về nước, truyền bá, cổ động trong nước. Ông còn cải trang làm nghề thầy thuốc đi liên lạc khắp nơi tìm đồng chí.

Năm 1906, ông từ miền Nam ra Huế, mắc bệnh nặng và qua đời.

Ngô Mây

Ngô Mây – người anh hùng đánh bom cảm tử, là một nhân vật lịch sử nổi tiếng, đặc biệt đối với người dân Bình Định.

Ngô Mây sinh năm 1924 tại thôn Viên Triêm, xã Cát Chánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Năm 1946, Ngô Mây xin mẹ đi bộ đội, anh gia nhập đại đội Quyết tử quân.

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn cách bỏ gạch đỏ trong Word trong tất cả các phiên bản

Mùa hè năm 1947, quân Pháp đánh mạnh ở An Khê. Đại đội của Ngô May được lệnh chặn đánh địch tại đèo An Khê. Tuy nhiên sự chênh lệch về vũ khí, trang thiết bị cũng như lực lượng, kinh nghiệm chiến đấu, nhiệm vụ này là bất khả thi. Trong tình thế đó, đại đội mở một cuộc lựa chọn người tình nguyện ôm bom xả thân diệt địch. Hơn 40 chiến sĩ xung phong nhận nhiệm vụ, trong đó có Ngô Mây. Sau khi cân nhắc, ban chỉ huy đại đội đã trao cho anh nhiệm vụ vinh quang đó.

Ngày 24/10/1947, trong trận chiến đấu với địch tại rừng Suối Vôi, Ngô Mây đã ôm bom lao vào giữa đội hình của chúng, tiêu diệt hơn một trung đội lính lê dương, mở đường cho toàn đại đội xông lên đánh tan cuộc tiến công của chúng.

Tiếng bom Ngô Mây làm rung chuyển tinh thần quân viễn chinh Phá và cổ vũ mạnh mẽ ý chí chiến đấu của bộ đội liên khu 5. Làm bùng lên phong trào giết giặc lập công khắp mặt trận nam Trung bộ.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch – Bộ trưởng Bộ y tế đầu tiên của nước ta

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909 -1968) sinh tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, là một nhà khoa học y khoa nổi tiếng của Việt Nam. Ông thi đỗ vào Đại học Y Hà Nội, sau đó sang Pháp học tiếp và tốt nghiệp bác sĩ ở Paris nǎm 1934.

Tại Pháp, ông được thăng chức Giám đốc Bệnh viện Lao vùng núi phía đông nước Pháp. Năm 1936, ông trở về Việt Nam. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ông được phân công là Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của nước ta.

Đào Tấn

Đào Tấn (1845-1907) tự là Chí Thúc, hiệu Mai Táng và Mộng Mai. Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Vinh Thạnh, Tuy Phước, Bình Định.

Đào Tấn là học trò của tú tài Nguyễn Diêu, một nhà soạn tuồng nổi tiếng. Đào Tấn chịu ảnh hưởng trực tiếp của thầy, học tập viết tuồng từ hồi còn rất trẻ.

Tham Khảo Thêm:  Uống Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Có Giảm Cân Không?

Năm 22 tuổi, ông đậu cử nhân. Năm 26 tuổi, làm hiệu thư trong Nội các Huế, chuyên soạn thảo kịch bản tuồng cho Hoàng gia theo lệnh Tự Đức. Năm 1874, ông được bổ nhiệm là tri phủ Quảng Trạch, sau thăng đến Phủ doãn Thừa Thiên vào năm 1878. Mặc dù làm quan cho triều đại phong kiến nhưng Đào Tấn vẫn ngấm ngầm giúp đỡ hoạt động chống Pháp của Phan Bội Châu.

Đào Tấn được xem là ông tổ của ngành hát bội, là người viết nhiều vở tuồng và thành công nhất ở thể loại này. Ông để lại gia tài văn hóa đồ sộ với hàng chục vở tuồng lớn như Tam nữ đồ vương, Sơn Hậu, Đào Phi Phụng…

Xuân Diệu

Xuân Diệu (1916-1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam.

Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu. Ông còn có bút danh khác là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, ông được sinh ra tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới. Thơ Xuân Diệu thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Ông được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình”.

Ngoài những anh hùng lịch sử, nhà hoạt động cách mạng, nhà văn hóa, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng trên, Bình Định còn rất nhiều những nhân vật nổi tiếng khác trong nhiều lĩnh vực khác nhau mà PHAPLYNHANH.VN chưa liệt kê hết.

logo pháp lý nhanh

Luật sư ADB SAIGON hiện đang hỗ trợ cho người dân, doanh nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Đất đai…..tư vấn ly hôn nhanh, tư vấn luật thừa kế, luật sư Hình sự giỏi…..vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin tại Website, Hotline: 0907520537 – 0377 377 877 hoặc Fanpage: Pháp lý nhanh.VN

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.