NGÔI THAI ĐẦU (NGÔI THUẬN) VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN BIẾT

NGÔI THAI ĐẦU (NGÔI THUẬN) VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN BIẾT

Việc xác định ngôi thai có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp sinh cho mẹ trong quá trình vượt cạn. Điều này đặc biệt cần thiết trong những tuần cuối thai kỳ hoặc vài ngày trước ngày dự sinh. Vậy ngôi thai đầu là gì? Mời Quý gia đình cùng bác sĩ Phương Châu tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé.

1. Ngôi thai đầu (ngôi thuận) là gì?

Ngôi thai đầu là tư thế trục dọc của thai song song với trục dọc của người mẹ. Và là tư thế mà đầu em bé sẽ hướng xuống âm hộ (lối ra khi sinh ngã âm đạo) và mông hướng về phía ngực của mẹ.

Trong ngôi đầu, đầu có thể cúi, ngửa tạo nên các loại ngôi đầu khác nhau như:

  • Ngôi chỏm: được hiểu là thai nhi thường xuyên cúi đầu, đây cũng là trường hợp thường gặp khi sinh nở
  • Ngôi thóp trước: đầu ở tư thế trung gian, không cúi cũng không ngửa
  • Ngôi trán: là ngôi trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi mặt nghĩa là ngôi đầu cúi không tốt và ngửa cũng không tốt. Đây là ngôi hiếm gặp và thường phải mổ lấy thai
  • Ngôi mặt: là tư thế thai nhi sẽ đưa mặt ra phía trước, đầu ngửa tối đa
Tham Khảo Thêm:  Rắn xuất hiện trong phòng resort khiến dân mạng xôn xao là loài gì?

Khi mẹ bầu có thai nhi ngôi đầu thì việc sinh nở sẽ dễ dàng hơn. Vì khi chuyển dạ thai nhi sẽ tạo áp lực lên buồng tử cung, làm cho buồng tử cung mở rộng hơn. Từ đó xuất hiện các cơn co thắt tạo ra những cơn rặn đẻ tự nhiên.

Ngôi mặt và ngôi trán cũng được xem là ngôi bất thường
Ngôi mặt và ngôi trán cũng được xem là ngôi bất thường

2. Cách nhận biết ngôi thai đầu?

Để có thể xác định chính xác ngôi thai, chị em nên đi siêu âm thai định kỳ, đặc biệt là từ tuần thứ 28. Đây là phương pháp hiện đại, đảm bảo độ chính xác tương đối cao.

Ngoài ra, có một số đặc điểm mà mẹ bầu có thể dựa vào để biết mình có mang thai ngôi đầu hay không. Đó có thể là dáng bụng bầu của mẹ, vị trí thai nhi thường đạp hoặc mẹ cảm nhận áp lực ở vùng bụng dưới tăng lên. Nếu trẻ là thai ngôi đầu, bạn có thể nhận biết qua một vài điểm sau:

  • Ngôi chỏm: Thai nhi quay đầu xuống và mặt hướng về lưng của mẹ. Bạn có thể cảm nhận những cú đạp của bé ở vùng dưới xương sườn. Phần lưng của bé sẽ cứng và tròn khi bạn sờ vào một bên bụng.
  • Ngôi mặt: Thai nhi quay đầu xuống và mặt hướng về bụng của mẹ. Bạn thường cảm thấy bị đạp nhiều hơn ở phía trước bụng, rốn có thể bị lõm xuống, vùng bụng thường mềm hơn và dễ ấn xuống hơn thay vì căng tròn.
Tham Khảo Thêm:  3 Cách Chỉnh Độ Sáng Màn Hình Win 7 Đơn Giản Và Nhanh Chóng

3. Trường hợp ngôi thai bất thường có đáng lo ngại?

Những trường hợp được coi là có ngôi thai bất thường khi:

  • Ngôi ngang (bé nằm ngang trong bụng mẹ)
  • Ngôi mông (mông bé hướng xuống âm đạo và đầu hướng lên ngực mẹ)

Những thai phụ có ngôi thai bất thường đều gặp nhiều khó khăn trong quá trình sinh nở. Đồng thời bác sĩ và hộ sinh cũng mất nhiều thời gian để đỡ đẻ và phải cân nhắc các biện pháp để xử trí kịp thời.

Có một số trường hợp ngôi thai bất thường nhưng vẫn có thể sinh an toàn theo ngả âm đạo. Tuy nhiên biến chứng hoàn toàn có khả năng xảy ra bất cứ khi nào trong suốt quá trình sinh nở, chẳng hạn như:

  • Thai nhi bị ngạt do tổn thương dây rốn, dẫn tới tình trạng suy thai
  • Cần đặc biệt lưu ý tới các trường hợp bị ngôi thai mông vì có thể đe dọa tới tính mạng của thai nhi và làm tăng tai biến cho sản phụ
  • Những em bé có ngôi thai ngang cần phải được theo dõi chặt chẽ kết hợp nghỉ ngơi hợp lý ở 3 tháng cuối, tránh nguy cơ vỡ ối non khiến thai nhi bị tử vong. Nếu thai đã đủ tháng cần chủ động tiến hành lấy thai ngay để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé như: sa tay, sa dây rau, vỡ ối..
Tham Khảo Thêm:  Số Tổng Đài Taxi Tại Chợ, Bến Xe Bà Rịa Phục Vụ 24/7

Tình trạng ngôi bất thường có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Do mẹ mắc u xơ tử cung, u nang buồng trứng, tử cung dị dạng hoặc xương chậu của mẹ bầu có hình dạng bất thường nên làm cho thai nhi không quay đầu được
  • Người mẹ đã trải qua nhiều lần sinh nở khiến cho tử cung giãn to. Vì thế mà em bé khó xoay và cố định được phần đầu vào khung chậu mẹ
  • Nước ối quá ít không đủ điều kiện để thai nhi có thể xoay chuyển. Ngược lại nước ối quá nhiều cũng làm cho em bé khó cố định được ngôi thai
  • Có những thai nhi trong tháng cuối thai kỳ vẫn bị nhau thai bám thấp nên sự điều chỉnh ngôi thai gặp nhiều cản trở
  • Thai nhi không đổi ngôi thai được do dây rốn quá dài và quấn vào cổ. Đầu bé quá to, hoặc dây rốn quá ngắn ngăn không cho bé xoay chuyển được. Hoặc bé đang xoay nửa chừng thì không thể xoay tiếp được nữa

Vì thế trong suốt quá trình mang thai, thai phụ nên khám thai định kỳ để được Bác sĩ thăm khám, theo dõi và phát hiện kịp thời các vấn đề bất thường của mẹ và bé để có kế hoạch chăm sóc và chuẩn bị cho cuộc sinh an toàn nhất.

Để biết thêm thông tin về các dịch vụ chăm sóc thai sản, quý khách vui lòng liên hệ:

– Tổng Đài Tư vấn & CSKH 1900 54 54 66 (ấn phím 3)

– Tương tác qua Facebook BVQT Phương Châu Sóc Trăng (https://www.facebook.com/bvqtpcst)

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.