VIETNAM GLOBAL NETWORK

VIETNAM GLOBAL NETWORK

Theo định nghĩa của nhiều từ điển, “mọi” là từ dùng để chỉ người dân tộc thiểu số có văn hoá và đời sống còn lạc hậu với ý khinh miệt (theo quan điểm kì thị dân tộc thời phong kiến, thực dân).

Đồng nghĩa với “mọi” là man di, mọi rợ. Trng khẩu ngữ, “mọi” là đầy tớ, hàm ý coi khinh như thành ngữ “làm mọi không công”

Thế nhưng, nếu tìm tòi căn nguyên, từ “Mọi” vốn ban đầu không hề có ý nghĩa xấu.

Nó bắt nguồn từ từ tơmoi trong tiếng Ba-na (Bahnar), có nghĩa là khách

Theo tác giả người Pháp của từ điển Bahnar – Pháp, ông Paul Guilleminet, “tơmoi” được dịch sang tiếng Pháp có các nghĩa sau:

Hôte (khách), invité d’un autre village (khách được mời từ một làng khác đến),

Étranger (lạ, người lạ), ennemi (thù, kẻ thù), pays étranger (nước khác, ngoại quốc).

Những người phương Tây đầu tiên lên Tây Nguyên là các Linh mục Thiên chúa giáo; khi bị Triều đình nhà Nguyễn truy đuổi họ tìm đường lên vùng cao nguyên miền Tây để tránh khủng bố, và truyền đạo vào người bản địa nhằm xây dựng cơ sở lâu dài.

Sau nhiều nỗ lực thất bại, họ đến được vùng người Ba-na ở Kon Tum, lập xứ đạo Kon Tum, là xứ đạo Thiên chúa giáo đầu tiên tại đây, đến nay vẫn là xứ đạo Thiên chúa lớn nhất và quan trọng nhất ở Tây Nguyên.

Bấy giờ những người Ba-na Kon Tum đến gặp các nhà truyền giáo thường xưng là “tơmoi”, là khách.

Tham Khảo Thêm:  1977 TUỔI CON GÌ? CUNG, MỆNH, TỬ VI CỦA NGƯỜI SINH NĂM 1977 RA SAO?

Các nhà truyền giáo lại hiểu rằng đấy là họ tự giới thiệu tên tộc người của họ.

Về sau dần dần tiền tố “tơ” bị rớt đi, còn lại “moi”, moi nghiễm nhiên trở thành tên gọi người bản địa.

Người Pháp gọi là “moi”, người Việt gọi là “mọi”, hoàn toàn là một danh xưng.

Mọi chỉ mang ý nghĩa xấu khi quan hệ giữa người Việt với người bản địa Tây Nguyên nhuốm màu sắc khinh miệt, và ghép với rợ là từ Hán Việt thành mọi rợ…

Một số nhà dân tộc học ở Hà Nội lại có một giả thuyết khác.

Theo họ mọi bắt nguồn từ từ “mol” trong tiếng Mường có nghĩa là người.

Tuy nhiên, một thắc mắc nảy ra:

Nếu mọi xuất phát từ từ “mol” của người Mường, một tộc người sống ở phía Bắc, thì tại sao các tộc người thiểu số miền núi như Tày, Nùng, Dao, Thái, Lô Lô, Sán Dìu, v.v. cùng sống ở phía Bắc, gần người Mường hơn nhiều, ít nhất về địa lý, không bao giờ được gọi là mọi, mà chỉ có các tộc người bản địa Tây Nguyên xa tít ở phía Nam mới mang tên mọi?

moikontum Bìa tác phẩm Mọi Kontum của Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi xuất bản năm 1937

Trong tác phẩm Mọi Kontum xuất bản năm 1937, hai tác giả Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi, viết:

“Chữ ‘Mọi’ ở đâu ra?

Xét trong tiếng nói của người Ba-na có tiếng ‘tơmoi’ nghĩa là khách.

Người Ba-na dùng tiếng ấy để chỉ những người làng khác hoặc bộ lạc khác đến làng hoặc bộ lạc mình.

Ví dụ người Djarai hoặc Xơđang đến xứ Bahnar thì người Bahnar kêu là tơmoi Djarai, tơmoi Xơdang nghĩa là khách Djarai, khách Xơdang.

Người Annam đến xứ họ, họ cũng kêu là tơmoi.

Tham Khảo Thêm:  Antimalware Service Executable là gì? Cách xử lý khi bị ngốn quá nhiều CPU

Vậy theo thiển kiến chúng tôi thời tiếng mọi có lẽ ở trong tiếng “tơmoi” của người Bahnar mà ra, chứ không phải một tiếng mà người Annam đặt ra để chế nhạo giống người ở trên rừng núi, như nhiều người nói.

Có lẽ khi người Annam mới giao thiệp với người Bahnar, thường nghe những thứ tiếng tơmoi Djarai, tơmoi Xơdang, v.v…, bèn bắt chước mà nói theo.

Lần lần lại bỏ tiếng ‘tơ’ mà chỉ giữ lấy tiếng ‘moi’ (vì tiếng mình là tiếng độc âm).

Sau lâu ngày tiếng ‘moi’ hóa ra một tiếng chỉ tên chung cho cả dân thổ trước ở trên rừng về phía Nam, cũng như những tiếng ‘Mán, Mường’ ở ngoài Bắc.

Hai tiếng này cũng là tiếng của thổ nhơn mà ta dùng theo.

Còn như ngày nay người Annam dùng những tiếng: Mọi, Mán, Mường để chỉ người hoặc việc có tính chất khờ dại thì không khác chi người Pháp dùng tiếng ‘chinoiserie’ để chỉ những việc kỳ quặc khó hiểu”.

Khác với quan điểm của các Giáo sĩ phương Tây giải thích từ tơmoi ra moi, rồi mọi, hai nhà dân tộc học Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi cho rằng chính những người Việt (bấy giờ là những thương lái đi buôn bán ở miền núi) nghe người Ba-na gọi người Gia-rai (Djarai) , Xơ-đăng (Sedang) … là “tơmoi”, từ đó mà dẫn đến từ mọi…

Có lẽ cách giải thích của hai ông đúng hơn.

Ở bản đồ Đàng Trong của Alexandre de Rhodes đã thấy ghi Ke Moi, Kẻ mọi, trên vùng đất nay là Tây Nguyên.

Ta biết A. de Rhodes đến Đàng Trong sớm hơn thời gian các nhà truyền giáo bị Triều đình Huế khủng bố phải chạy lên vùng Ba-na ở Kon Tum.

Rất có thể Rhodes bấy giờ ngồi ở Hội An, nơi ông làm chữ quốc ngữ, đã nghe những người thương lái Quảng Nam chuyên đi buôn ở miền thượng nói về vùng mọi trên các dãy núi phía Tây…

Tham Khảo Thêm:  8 Cách làm tròn số trong Excel với hàm Round, Roundup

Tuy nhiên đối với từ “tơmoi”, vấn đề không chỉ có thế.

Trở lại với cách giải thích từ này của Paul Guilleminet.

Guilleminet dịch nó sang tiếng Pháp là hôte (khách), invité d’un autre village (khách được mời từ một làng khác đến), tức rất thân thiện.

Đồng thời ông cũng chỉ ra một nghĩa khác, hoàn toàn ngược lại:

Tơmoi cũng có nghĩa là ennemi, thù, kẻ thù.

Có điều gì chung giữa hai nghĩa trông chừng rất đối nghịch này?

Có!

Ấy là, và Guilleminet đã cũng chỉ ra:

Tơmoi còn có nghĩa, và hẳn đây là nghĩa gốc, căn bản của nó: étranger, lạ, kẻ lạ, (nước) lạ, (nước) ngoài.

Trong tất cả các nghĩa khác nhau của tơmoi, khách, thù, đều có chung yếu tố này:

Lạ, ngoài, không phải mình.

Đây chính là một khái niệm nhân sinh rất quan trọng trong quan hệ giữa những con người hay những tập đoàn người với nhau:

Khái niệm lạ, khác.

Người lạ, người ngoài, người khác.

Không phải ta, khác ta, ở ngoài ta.

Khác ta có thể là bạn, cũng có thể là thù.

Không thể không chợt nghĩ đến câu nói nổi tiếng của Jean Paul Sartre trong vở kịch Huis clos (Xử kín):

L’enfer, c’est les autres!

Địa ngục, ấy là kẻ khác.

Đối với ta, kẻ khác là địa ngục.

Trong một môi trường xã hội đạo đức nào đó, kẻ khác là hoàn toàn xa lạ, đối kháng, tăm tối, bất khả tri.

Tất nhiên ta hiểu, đây là cái “ta”, cái “tôi” được định hình đến cao độ, đến tuyệt đối của phương Tây hiện đại…

NGUYÊN NGỌC

Nguồn: Làng Ba Na trong sách Mọi Kontum

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.