LỊCH MỞ CỬA LĂNG BÁC CHUẨN 100%

LỊCH MỞ CỬA LĂNG BÁC CHUẨN 100%

Lăng Bác nơi đặt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng được khởi công xây dựng vào ngày mùng 2 tháng 9 năm 1973. Có địa chỉ tại vị trí lễ đài cũ, nằm giữa Quảng trường Ba Đình. dưới đây là lịch mở cửa lăng Bác Hồ và những lưu ý khi viếng thăm.

Thông tin hữu ích cho chuyến viếng thăm Lăng Bác

Một số thông tin sơ lược về lăng Hồ Chí Minh

Nếu các bạn đang có dự định viếng thăm lăng chủ tịch HCM, những chưa biết rõ về thông tin như: cách di chuyển, giờ và ngày mở cửa lăng Bác, trang phục, hành vi ứng sử……Vậy bài viết này sẽ hướng dẫn bạn và giúp bạn có được một lịch trình tốt nhất.

Địa chỉ nơi đặt Lăng Bác:

Lăng Bác có địa chỉ tại số 19 đường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội.

Thông tin liên hệ với ban quản lý lăng Bác:

* Ban Tổ chức lễ viếng: số 17 đường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội. Số điện thoại liên hệ: 04 38455128

* Ban Đón tiếp: số 1 đường Ông Ích Khiêm, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

Điện thoại liên hệ: 04 38455168 – 04 37345484

Lịch mở cửa lăng Bác

Các ngày mở cửa viếng lăng

Các ngày mờ cửa viếng lăng: Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Bảy, Chủ Nhật.

Thời gian mở cửa

Mùa hè (áp dụng từ ngày 01/04 đến ngày 31/10):

Thời gian mở cửa các ngày Thứ Ba, Thứ Năm 7h30 đến 10h30. Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 7h30 đến 11h00.

Mùa đông (áp dụng từ ngày 01/11 đến ngày 31/ 3 hàng năm):

Thời gian mở cửa các ngày Thứ Ba, Thứ Năm từ 8h00 đến 11h00. Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 8h00 đến 11h30.

Lưu ý: Ngày 19/5, 2/9 và mồng 1 Tết cổ truyền nếu trùng vào các ngày đóng cửa, thì vẫn mở cửa và tổ chức lễ viếng.

>>>>>>Lịch trên là lịch cố định, đôi khi có những thay đổi bất thường. Để nắm rõ lịch hàng tuần quý khách vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết chúng tôi sẽ trả lời ngay khi tiếp nhận.

Hướng dẫn thăm quan lăng Bác:

Từ cổng đi vào trong Bảo tàng Hồ Chí Minh, bạn hày đi vào lăng viếng Bác. Tại đây có dãy hành lang dài, bạn sẽ đi theo dãy hành lang đó đến phố Ông Ích Khiêm rồi lại rẽ ra đường Chùa Một Cột. Lúc này, Quảng trường Ba Đình lịch sử cùng lăng Bác uy nghi đã hiện ra trước mắt, bạn cứ theo dòng người xếp hàng vào viếng lăng.

xếp hàng vào thăm lăng bác

Xếp hàng vào viếng lăng bác

Khi vào trong lăng, bạn cần chú ý biển chỉ dẫn rồi đi theo hướng biển chỉ dẫn. Chỉ có một hướng đi duy nhất nên khi ra ngoài, bạn sẽ ra ở một cửa khác. Cửa này sẽ dẫn bạn đến với phủ Chủ tịch và ao cá Bác Hồ. Lúc này bạn có thể tự do đi lại, khám phá cảnh đẹp thiên nhiên trong khu vườn Bác nhưng chú ý những khu vực không được phép vào, sẽ có biển chỉ dẫn chi tiết.

lối ra lăng bác và vào thăm nhà sàn, ao cá

Lối ra lăng bác và vào thăm nhà sàn, ao cá

Toàn cảnh nhà sàn, ao cá nơi bác từng sống và làm việc

Toàn cảnh nhà sàn, ao cá nơi bác từng sống và làm việc

Từ khu nhà sàn, bạn theo sự hướng dẫn của ban quản lý lăng để tiếp tục tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh, đây là một trong những bảo tàng lớn nhất của Việt Nam. Nơi đây tập trung chủ yếu vào việc trưng bày những hiện vật, tư liệu về cuộc đời và con người chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một số tư liệu trong nhà sàn của bác

Một số tư liệu trong nhà sàn của bác

Trên đường đi bạn sẽ dừng chân và ghé thăm chùa Một Cột – một ngôi chùa với kiến trúc độc đáo được tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục: “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất”. Ra khỏi bảo tàng là bạn quay trở lại cổng vào – số 19 đường Ngọc Hà.

Tham Khảo Thêm:  Ăn hạt dưa giảm cân, bạn có tin không?

Những lưu ý khi viếng lăng Bác

Về trang phục: Trang phục phải lịch sự và nghiêm túc, không mặc quần áo quá ngắn hay mang tính chất phản cảm khi vào tham quan lăng Bác. Bảo vệ có thể không cho phép bạn vào trong lăng nếu bạn vi phạm điều này.

Về hành vi, thái độ: Văn minh, lịch sự, không gây ồn ào, mất trật tự, đi nhẹ, nói khẽ, và xếp hàng theo thứ tự.

Muốn không phải xếp hàng viếng lăng, bạn nên đến Bộ Tư lệnh lăng xin giấy phép đặc cách trước ngày đi 2 – 3 ngày.

Những thông tin hữu ích cho chuyến thăm Lăng Bác

Không cho trẻ em dưới 3 tuổi vào trong lăng.

Thực hiện việc gửi hành lý theo quy định và sắp xếp của ban quản lý lăng. Không gửi đồ ăn uống, đồ điện tử, đồ trang sức hay đồ kim loại; bạn có thể sẽ không được phép gửi đồ.

Không chụp hình, ghi hình ở các khu vực cấm, đặc biệt là khu vực bên trong lăng.

Dịch Covid-19 Lăng Bác có mở cửa không ?

Theo thông trên VTV cung cấp thì đến ngày 12/5/2020 Lăng Bác sẽ được mở cửa trở lại để phục vụ người dân đến thăm.

Lưu ý: khi đến viếng lăng Bác chúng ta phải luôn luôn tuân thủ các biện pháp phòng chóng dịch COVID -19 mà ban quản lý đưa ra. Trước khi đến thăm lăng, chúng ta nên chuẩn bị khẩu trang nếu ban quản lý lăng yêu cầu đeo thì sãn có.

Lịch bảo trì Lăng Bác 2020

Trước đây, Lăng Chủ Bác được tu bổ từ ngày 4/9 đến 4/12 hằng năm, nhưng theo đề nghị của bản quan lý đến năm 2018 Thủ tướng đã ký và đồng ý về việc đổi mới lịch bảo trì định kỳ cho Lăng Chủ tịch HCM cụ thể như sau: thời gian bảo trì bắt đầu từ ngày 15/6 – 15/8 hằng năm, vì vậy thời gian này sẽ không đón khách vào viếng lăng.

Thời gian này, các điểm tham quan trong khu di tích Phủ Chủ tịch như nhà sàn, ao cá, đường Xoài hay bảo tàng Hồ Chí Minh vẫn mở cửa đón khách. Quý khách lưu ý lịch mở cửa Lăng Bác để có chuyến đi tốt đẹp.

Kiến trúc và vài nét về Lăng hủ tịch HCM.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ông đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975, gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, chiều rộng 41,2 mét lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang.

Bên ngoài lăng được ốp bằng đá granite xám, bên trong làm bằng đá xám và đỏ đã được đánh bóng. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: “CHỦ TỊCH HỒ-CHÍ-MINH” bằng đá hồng màu mận chín. Xung quanh lăng là các khu vườn nơi hơn 250 loài thực vật được trồng từ khắp mọi miền của Việt Nam.

Trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước.[1] Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do tuân theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng.[2][3]

Tham Khảo Thêm:  True Tone là gì? Cách bật/tắt True Tone trên iPhone, iPad, Macbook

Ướp thi hài Bác

Năm 1969, ngay trước khi Hồ Chí Minh qua đời, một chuyên viên Liên Xô đã bí mật đến Hà Nội để cố vấn các chuyên gia Việt Nam về công nghệ ướp xác. Tháng 3 năm sau, một nhóm chuyên viên người Việt đến Moskva để tham khảo thêm và báo cáo về tình hình nắm giữ công nghệ này. Lúc này, đây là đề tài nhạy cảm trong các nhà lãnh đạo Đảng vì theo di chúc Hồ Chí Minh có nguyện vọng được hỏa táng.

Tuy nhiên, Lê Duẩn đã từng đề nghị Hồ Chí Minh nên cho bảo quản thi hài lâu dài để đồng bào miền Nam và cả nước được đến thăm, nghe vậy Hồ Chí Minh không nói gì. Ngay vào thời điểm ông mất, Bộ Chính trị vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc này.

Theo báo chí trong nước, trong lễ truy điệu, đến dự có đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Liên Xô do chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô dẫn đầu đến viếng. Hơn 1 giờ sáng, sau cuộc họp Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Lê Duẩn đến nhà khách của Chính phủ và nói với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô

Các đồng chí biết Bác Hồ của chúng tôi đối với dân tộc Việt Nam là thiêng liêng như thế nào. Nhất là đối với đồng bào miền Nam, họ hy sinh chiến đấu để được độc lập, thống nhất và cũng là để được gặp Bác cho toại nguyện. Bác cũng rất muốn vào Nam gặp đồng bào Miền Nam, nhưng sức khỏe của Bác không cho phép. Vì vậy chúng tôi phải giữ thi thể của Bác để đồng bào Miền Nam chúng tôi được thấy dung nhan của Bác sau ngày chiến thắng.

Lê Duẩn đã đề nghị cho chuyên gia Liên Xô sang gấp để bảo quản thi hài. Chủ tịch đoàn Liên Xô cứng rắn nói rằng phải đưa thi hài sang Liên Xô. Lúc đó, Lê Duẩn đã khóc và bác bỏ: “Không thể được, theo phong tục Việt Nam, Người phải ở lại với đồng bào chúng tôi!”. Ông nói:

Nếu Liên Xô nói phải đưa thi thể Bác sang Liên Xô mới giữ được thì chúng tôi đành phải chôn Bác, bởi vì nếu chúng tôi đưa Bác sang thì nhân dân chúng tôi sẽ nói Bộ Chính trị đã phản bội, đưa Bác đi đâu rồi! Và khi quyết định chôn Bác, chúng tôi sẽ nói với đồng bào chúng tôi: Chỉ có Liên Xô mới có kỹ thuật giữ thi thể của Bác, nhưng vì Liên Xô không chịu làm, nên Bộ Chính trị đau lòng gạt nước mắt để chôn Bác.

Chủ tịch đoàn lập tức điện về Liên Xô, xin ý kiến và đã đồng ý cử ngay chuyên gia sang Việt Nam giúp bảo quản thi hài.

Theo tiết lộ gần 50 năm sau của Giáo sư Viện sĩ Iuri Lopukhin, thì đoàn chuyên gia Liên Xô đã qua trước đó mấy ngày. Ngày 28 tháng 8 năm 1969, khi bệnh tình của chủ tịch Hồ Chí Minh trở nên rất nặng, Giáo sư Viện sĩ Iuri Lopukhin, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Moscow số 2 và 4 chuyên gia Liên Xô khác từ Viện Lăng Lenin đã được mời sang Hà Nội. Việc ướp thi hài của Hồ Chí Minh được thực hiện vào bảy ngày sau đó tại Viện Quân y 108 ở Hà Nội, khi ông qua đời. Tính từ năm 1969 đến 2014, đã có 82 chuyên gia y tế Liên Xô qua giúp Việt Nam trong việc này.

Thiết kế lăng

Sau Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Ban phụ trách quy hoạch A”, trong đó có các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn, Phùng Thế Tài, bắt đầu nghiên cứu quy hoạch xây dựng Lăng Hồ Chủ tịch. Tháng 1 năm 1970, Chính phủ Liên Xô cử một đoàn cán bộ sang Việt Nam bàn về thiết kế và thông báo sẽ giúp đỡ kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng và trang bị cho Lăng. Các chuyên gia Liên Xô chuẩn bị 5 phương án về bố trí cụm tổng thể của Lăng. Sau thời gian ngắn, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua “Dự thảo nhiệm vụ thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh” do các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam đưa ra.

Tham Khảo Thêm:  21 công thức tính chu vi và diện tích hình thoi để giúp bạn hiểu rõ hơn

Tin tức về việc xây dựng Lăng Hồ Chí Minh được lan truyền trong nhân dân, nhiều người Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc và Việt kiều ở nước ngoài gửi thư về đóng góp ý kiến. Theo nguyện vọng của nhân dân, Bộ Chính trị quyết định lùi việc duyệt bản thiết kế sơ bộ đã được thông qua. Một đợt sáng tác mẫu thiết kế Lăng được tổ chức, các mẫu được trưng bày và lấy ý kiến của nhân dân. Trong khoảng thời gian từ tháng 5/1970 tới 8/1970, có 200 phương án thiết kế được gửi đến, trong đó có 24 phương án được chọn lựa và đem trưng bày tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Sơn La và Nghệ An. 745.487 lượt người đã tới thăm và 34.022 người tham gia ý kiến.

Kết thúc đợt triển lãm và lấy ý kiến, bản “thiết kế sơ bộ” tổng hợp các ý kiến của nhân dân được mang sang Liên Xô. Sau 3 tuần làm việc, phương án thiết kế sơ bộ của Việt Nam được Liên Xô chấp nhận.

Lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động đất cường độ 7 richter. Ngoài ra còn có công trình bảo vệ đặc biệt chống lụt phòng khi Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn. Lăng còn được thiết kế thêm “buồng đặc biệt” để có thể giữ thi hài tại chỗ trong trường hợp có chiến tranh.

Việc thiết kế hết 2 năm.

Lăng được xây dựng trên nền cũ của tòa lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Lăng được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973.

Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều miền trên cả nước. Cát được lấy từ các con suối thuộc Xã Kim Tiến,Huyện Kim Bôi,Tỉnh Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về; đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hoá, Ngòi Thìa, Tuyên Quang…; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (Chùa Thầy), đá đỏ núi Non Nước…; đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi (Thác Bà, Yên Bái), còn cát lấy từ Thanh Xuyên (Thái Nguyên). Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quý. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên-Lai Châu, tre từ Cao Bằng… Thanh thiếu niên còn tổ chức buổi tham gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm. Liên Xô cũng gửi hai vạn tấm đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn để trang trí cho Lăng.

Về thi hài của Hồ Chí Minh, thì theo tiết lộ của Lý Chí Thỏa, bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông thì khi Mao Trạch Đông mất năm 1976, vì lúc đó quan hệ Trung Quốc với Liên Xô đang xấu nên thay vì qua Liên Xô tham khảo cách giữ thi hài, họ gửi hai người đến Hà Nội để học hỏi cách bảo quản thi hài, theo cách bảo quản thi hài Hồ Chí Minh tại Lăng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chuyến đi không kết quả vì Việt Nam từ chối chia sẻ kinh nghiệm và còn không cho các nhà khoa học Trung Quốc xem thi hài Hồ Chí Minh.

Trích nguồn từ: https://vi.wikipedia.org/

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.