14 hợp âm piano cơ bản và cách ghi nhớ nhanh chóng, dễ dàng

14 hợp âm piano cơ bản và cách ghi nhớ nhanh chóng, dễ dàng
Video hợp âm đô trưởng

Hợp âm piano cơ bản được chia thành 2 loại đó là: hợp âm trưởng và hợp âm thứ. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về từng hợp âm, thế bấm và cách ghi nhớ chúng nhé!

2.1. 7 Hợp âm trưởng (Major Chord)

Hợp âm trưởng (Major Chord) bao gồm 7 hợp âm được xác định bằng cách sử dụng các nốt thứ nhất, nốt ba và nốt thứ 5 trong âm giai trưởng. Đây là kiến thức nhạc lý được coi là nền tảng cho tất cả các loại hợp âm phức tạp khác. Do đó, khi đã nắm chắc được các hợp âm trưởng, bạn sẽ chơi được các loại hợp âm còn lại một cách dễ dàng.

7 hợp âm trưởng cơ bản trong piano

7 hợp âm trưởng cơ bản trong piano

Trong nhạc lý, hợp âm trưởng được ký hiệu bằng chữ cái in hoa C, D, E, F, G, A, B tương ứng với 7 nốt nhạc Do, Re, Mi, Fa, Sol, La và Si. Dưới đây là chi tiết 7 hợp âm trưởng và các nốt tạo thành:

Tên hợp âm

Ký hiệu

Các nốt

Đô trưởng

C

C – E – G: Do – Mi – Sol

Tham Khảo Thêm:  089 là mạng gì? Ý nghĩa của đầu số 089 và cách đặt mua Online

Rê trưởng

D

D – F# – A: Re – Fa# – La

Mi trưởng

E

E – G# – B: Mi – Sol# – Si

Fa trưởng

F

F – A – C: Fa – La – Do

Sol trưởng

G

G – B – D: Sol – Si – Re

La trưởng

A

A – C# – E: La – Do# – Mi

Si trưởng

B

B – D# – F#: Si – Re# – Fa#

Thế bấm hợp âm trưởng: Bạn sẽ dùng 3 ngón tay: ngón cái, ngón giữa và ngón út để bấm cùng lúc vào 3 nốt nhạc trong hợp âm. Ví dụ: Với hợp âm Đô trưởng khi bạn dùng tay phải để bấm:

  • Ngón cái: Nhấn vào nốt Do trên phím đàn piano
  • Ngón giữa: Nhấn vào nốt Mi
  • Ngón út: Nhấn vào nốt Sol

Cách ghi nhớ từng hợp âm trưởng đơn giản như sau: Trong 7 hợp âm, có 3 hợp âm chỉ toàn nốt trắng và 4 hợp âm có thêm nốt đen. Nếu không thể học thuộc hết 7 hợp âm cơ bản này thì bạn có thể áp dụng cách xác định hợp âm trưởng dựa vào nốt chủ âm như sau:

  • Xác định nốt gốc của âm giai (nốt chủ âm).
  • Nốt thứ 2 cách nốt chủ âm 5 phím đàn đen trắng liên tiếp.
  • Nốt thứ 3 cách nốt thứ hai 4 phím đàn đen trắng liên tiếp.

Ví dụ với hợp âm Rê trưởng, bạn cần xác định:

  • Nốt thứ nhất: Là nốt Re.
  • Nốt thứ 2: Được đếm từ nốt Re lên 5 phím đàn đen trắng liên tiếp là nốt Fa#.
  • Nốt thứ 3: Đếm từ nốt Fa# lên 4 phím đàn đen trắng liên tiếp là nốt La.
Tham Khảo Thêm:  Ngon “nhức nách” với hàng loạt món ăn từ lòng gà

Thế bấm hợp âm Rê trưởng trên đàn piano

Thế bấm hợp âm Rê trưởng trên đàn piano

2.2. 7 Hợp âm thứ (Minor Chord)

Hợp âm thứ (Minor Chord) cũng có 7 hợp âm và được ký hiệu thêm một chữ cái “m” phía sau các chữ cái in hoa. Hợp âm thứ được tạo thành từ 3 nốt trong âm giai gồm: nốt thứ nhất, nốt thứ ba và nốt thứ năm.

Tên hợp âm

Ký hiệu

Các nốt

Đô thứ

Cm

C – Eb – G: Do – Mi (b) – Sol

Rê thứ

Dm

D – F – A: Re – Fa – La

Mi thứ

Em

E – G – B: Mi – Sol – Si

Fa thứ

Fm

F – Ab – C: Fa – La(b) – Do

Sol thứ

Gm

G – Bb – D: Sol – Si(b) – Re

La thứ

Am

A – C – E: La – Do – Mi

Si thứ

Bm

B – D – F#: Si – Re – Fa#

Thế bấm hợp âm thứ: Tương tự như hợp âm trưởng, bạn cũng sẽ dùng 3 ngón tay: ngón cái, ngón giữa và ngón út để bấm cùng lúc vào 3 nốt nhạc trong hợp âm thứ. Nếu để ý kỹ, bạn có thể nhận ra hợp âm trưởng và hợp âm thứ chỉ khác nhau nốt thứ 2. Do đó, có thể xác định thế bấm hợp âm thứ bằng cách:

  • Chơi một hợp âm trưởng để tìm ra 3 nốt quãng 3.
  • Sau đó giữ nguyên ngón tay bấm nốt thứ nhất, nốt thứ 3 và di chuyển ngón tay giữa sang phím bên trái liền kề.
Tham Khảo Thêm:  Bảo tồn giống lợn Móng Cái | Cổng thông tin điện tử thành phố Móng Cái

Ví dụ: Nếu muốn chơi hợp âm Si thứ (Bm), bạn sẽ bắt đầu bằng cách tìm hợp âm Si trưởng: Si – Re# – Fa# (B – D# – F#). Sau đó giữ nguyên nốt Si (B) và Fa# (F#), di chuyển ngón giữa Re#, sang phím bên trái liền kề là Re.

7 hợp âm thứ cơ bản

7 hợp âm thứ cơ bản

Cách ghi nhớ nhanh hợp âm thứ:

  • Xác định từ nốt gốc (nốt chủ âm) là nốt thứ nhất.
  • Nốt thứ hai được đếm từ nốt chủ âm lên 4 phím đàn đen trắng liên tiếp.
  • Nốt thứ ba được đếm từ nốt thứ hai lên 5 phím đàn đen trắng liên tiếp.

Ví dụ hợp âm Em (Mi thứ): Nốt chủ âm là Mi (E), nốt thứ 2 đếm từ nốt Mi lên 4 phím đàn đen trắng liên tiếp là nốt Sol (G), nốt thứ 3 đếm từ nốt Son lên 5 phím đàn đen trắng là nốt Si (B). Như vậy, ta được hợp âm Em: E – G – B (Mi – Sol – Si).

Chỉ cần hiểu rõ 14 hợp âm piano cơ bản trên đây, bạn sẽ có thể đọc hiểu được các bản nhạc phức tạp có hợp âm khó. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian mỗi ngày luyện tập các hợp âm thật nhuần nhuyễn đến khi có thể thuộc lòng và chơi chính xác các hợp âm mà không cần nhìn xuống bàn phím piano nhé.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.