Nước vôi trong là gì? Tác dụng và cách làm nước vôi trong

Nước vôi trong là gì? Tác dụng và cách làm nước vôi trong

Nước vôi trong được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống hàng ngày với ứng dụng điển hình nhất là làm mứt. Vậy bạn có biết nước vôi trong là gì, cách làm nước vôi trong ra sao và ngoài ứng dụng làm mứt thì nước vôi trong có tác dụng gì khác không? Cùng Primer đi tìm câu trả lời từ bài viết ngày hôm nay nhé.

Nước vôi trong là gì?

Nước vôi trong là gì
Hình ảnh nước vôi trong

Nước vôi trong là phần nước trong phía trên được gạn lấy ra sau khi hòa tan vôi bột với nước để tạo thành dung dịch màu trắng đục. Sau khi chờ khoảng 1 – 2 giờ, dung dịch này sẽ xuất hiện hiện tượng váng nổi lên trên bề mặt và cặn đóng ở phía dưới, ở giữa có một lớp nước trong vắt. Lớp nước giữa này chính là lớp nước vôi trong.

Nước vôi trong có tác dụng gì?

Sau khi đã giúp bạn đọc hiểu được khái niệm nước vôi trong là gì, chúng tôi sẽ giúp bạn biết được các tác dụng của nước vôi trong.

Tác dụng trong thực phẩm

Trong ngành chế biến thực phẩm, nước vôi trong được dùng phổ biến với vai trò là một chất phụ gia. Sử dụng nước vôi trong để làm bánh tẻ, bánh ú, bánh đúc và nhiều loại bánh khác sẽ giúp bánh dẻo dai hơn và có màu sắc trong hơn.

Ngoài ra, nước vôi trong cũng được dùng khi làm một số loại mứt như mứt bí, mứt đu đủ, mứt bưởi, mứt cà rốt, … với tác dụng chính là giúp mứt dẻo hơn, thơm hơn và không bị nhũn khi sên. Trong một số trường hợp, nó còn có tác dụng làm giảm vị đắng và mùi hăng của một số loại nguyên liệu.

Tác dụng của nước vôi trong là gì
Nước vôi trong được dùng để làm các loại mứt

Lưu ý là sau khi ngâm nguyên liệu với nước vôi trong`, bạn cần phải rửa sạch lại với nước để tránh sản phẩm bị hắc.

>> Xem thêm: Trà Atiso có tác dụng gì? Uống trà atiso mỗi ngày có tốt không

Tham Khảo Thêm:  Tháng 10 cung gì? Giải mã tính cách người sinh tháng 10

Trong lĩnh vực giáo dục, phòng thí nghiệm

Trong các phòng thí nghiệm, nước vôi trong được dùng để thực hiện các phản ứng hóa học, cụ thể là làm chất khử để phân biệt các dung dịch, khí hoặc điều chế các chất khác. Điển hình là làm chất thử để phân biệt 2 khí là CO2 và CO.

Nếu là CO: Ca(OH)2 + CO -> Không có phản ứng hóa học xảy ra mà chỉ có khí CO thoát ra.

Nếu là CO2: Ca(OH)2 + CO2 -> tạo ra CaCO3 kết tủa và H2O

Trong các ngành công nghiệp

Vì có tính kiềm nên nước vôi trong được dùng để khử chua đất phèn và xử lý nguồn nước trong các nhà máy sản xuất rượu bia và nước giải khát. Ngoài ra, nước vôi trong cũng được dùng để trung hòa lượng axit dư thừa trong quá trình tách chiết gelatin.

Thành phần Ca có trong nước vôi trong cũng giúp bổ sung canxi cho các loài thủy hải sản.

Trong ngành chế biến nông sản, nước vôi trong được dùng để bảo quản các loại rau củ quả với chức năng chính là giúp rau củ tươi lâu hơn trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.

Nước vôi trong là gì
nước vôi trong được dùng để bảo quản các loại rau củ quả

Trong lĩnh vực xây dựng, nước vôi trong có trong thành phần của sơn tường.

Nước vôi trong có độc không?

Theo nhân định của các chuyên gia nghiên cứu, nước vôi trong không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe con người khi sử dụng. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng mà bạn hãy cân nhắc liều lượng sao cho phù hợp. Việc dùng quá nhiều có thể khiến món ăn bị lấn át bởi mùi vôi, thậm chí gây ra một số ảnh hưởng không mong muốn nếu sử dụng quá mức quy định.

Nước vôi trong có thể gây hiện tượng khô da nếu tiếp xúc với nó quá lâu. Đặc biệt là trong những ngày thời tiết khô hanh hoặc lạnh, da càng dễ bị nứt nẻ hơn khi tiếp xúc trực tiếp với nước vôi trong. Do đó, nếu bạn phải dùng đến dung dịch này, hãy mang gang tay bảo vệ thật kỹ lưỡng.

>> Xem thêm: Uống nhiều nước có tác dụng gì? Uống nước nhiều có tốt không

Cách làm nước vôi trong tại nhà đơn giản, dễ thực hiện

Hòa tan vôi tôi trong nước lạnh, sau đó chờ khoảng vài giờ để vôi lắng đọng lại. Tiếp đến là lọc lấy phần nước trong ở bên trên. Lúc này, bạn sẽ thấy có một lớp màng mỏng ở bên trên phần nước vôi này. Lớp màng này do phần nước vôi tác dụng với oxy trong không khí tạo nên. Bạn chỉ cần dùng tấm khăn xô để lọc bỏ phần màng này là sẽ thu được nước vôi trong.

Tham Khảo Thêm:  Điện thoại Oppo A55 (4+64GB) (Sản phẩm trưng bày)

Nếu không sử dụng hết, bạn có thể tích trữ nước vôi trong các lọ nhựa, lọ gốm hoặc thủy tinh dùng dần. Lưu ý là không dùng hũ kim loại vì nước vôi trong sẽ tác dụng với kim loại và gây ra hiện tượng ăn mò, gỉ sét, đồng thời tạo ra nhiều hợp chất gây hại cho cơ thể khi sử dụng.

Cách làm nước vôi trong là gì
Không bảo quản nước vôi trong trong lọ, bình bằng kim loại

Tác dụng của vôi trong xử lý nước

Việc sử dụng vôi trong xử lý nước thải được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Vôi được sử dụng để xử lý nước thải có chứa nhiều axit, kim loại nặng, vi khuẩn có hại,… với các công dụng sau:

Xử lý amoni trong nước thải thông qua phương pháp kiềm hóa

Amoni tồn tại trong nước chủ yếu dưới 2 dạng chính là amoni (NH4+) và ammoniac (NH3). Khi ở trong môi trường có độ pH cao, NH4+ có xu hướng chuyển hóa thành NH3 dễ bay hơi. Dựa vào tính chất này mà vôi có thể được sử dụng để kiềm hóa dung dịch, tăng nồng độ pH, từ đó giúp loại bỏ amoni có trong nước thải.

Thông thường, người ta sử dụng khi nguồn nước thải có nồng độ amoni cao. Sau khi kết thúc quá trình này, nước thải sẽ được trung hòa lại để chuyển sang giai đoạn xử lý nước tiếp theo.

Điều chỉnh độ pH của nước thải

Khi hòa tan vôi vào nước, ta sẽ thu được dung dịch kiềm có tác dụng là trung hòa các axit và ổn định độ pH có trong nước thải. Đồng thời vôi cũng giúp khử chua, khử phèn, khử mùi hôi, tăng tính kiềm cho nước và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại có trong nước.

Nước vôi trong giúp điều chỉnh độ pH của nước
Nước vôi trong giúp điều chỉnh độ pH của nước

Làm giảm độc tính của nước thải

Khi độ pH trong nước đạt mức 12, các kim loại nặng sẽ bị kết tủa dưới dạng các hydroxit. Bên cạnh đó ion Ca2+ cũng dễ dàng tạo thành kết tủa với các gốc photphat hoặc sulfate trong nước thải để tạo nên Ca3(PO4)2 và CaSO4. Các kết tủa này sau đó có thể dễ dàng lọc để loại bỏ ra khỏi nước thải.

Tham Khảo Thêm:  Hướng Dẫn Cách Tắt Chế Độ Sleep Windows 10 Không Phải Ai Cũng Biết

Không chỉ vậy, khi dung dịch kiềm bão hòa, vôi có thể làm thay đổi, phá vỡ cấu trúc hóa học của các liên kết este, peptit trong các hợp chất hữu cơ. Vôi có khả năng khử mùi hôi và tiêu diệt được nhiều vi khuẩn cùng các mầm mống gây bệnh có trong nước thải. Nhờ vậy vôi có thể giúp làm giảm độc tính của các chất độc hại có trong nước thải của bệnh viện, nước thải từ quá trình luyện kim, nước rỉ rác, thuốc trừ sâu, …

Các tác dụng khác

Trong nuôi trồng thủy hải sản, vôi giúp làm sạch tảo, sát trùng nước và làm giảm phân hủy bã mùn dưới đáy ao. Không chỉ vậy, vôi còn tạo môi trường kiềm tốt nhất để giúp tôm phát triển khỏe mạnh, cứng vỏ nhờ thành phần canxi có trong vôi.

Vôi cũng giúp làm tinh khiết các chất như axit citric, glucose, thuốc nhuộm,…. Khi ở dạng dung dịch, nước vôi tạo ra môi trường để hấp thụ khí CO2 và SO2.

Vôi trong xử lý nước sạch

Sử dụng vôi để xử lý nước nhiễm phèn, chua

Vôi cũng được sử dụng để xử lý nước nhiễm phèn, chua bằng cách tăng độ pH của nước khiến các cặn bã có trong nước lắng đọng và tích tụ lại, từ đó dễ dàng loại bỏ ra khỏi nguồn nước để thu về nước sạch. Hiện nay tại một số nơi, vôi bột vẫn thường được sử dụng để xử lý nước giếng khoan. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả làm sạch nước là tốt nhất, bạn nên sử dụng bộ lọc nước đầu nguồn.

Bằng việc ứng dụng công nghệ thẩm thấu ngược qua màng lọc RO, nước giếng khoan sẽ được sạch hết các tạp chất, kim loại nặng, bụi bẩn, các vi khuẩn virus,…. có trong nước. Nhờ đó, người dùng sẽ có nước sạch an toàn để sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Trên đây là các thông tin về nước vôi trong là gìPrimer muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn. Hiện nay, Primer đang cung cấp bộ lọc nước đầu nguồn với nhiều mẫu mã khác nhau như bộ lọc 1 cột, bộ lọc 2 cột,…. để phù hợp với nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng. Nếu bạn nào quan tâm đến bộ lọc nước đầu nguồn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 1900 98 98 35 để được tư vấn chi tiết hơn.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.