Hz là gì? Tất tần tật thông tin bạn cần biết về Hz

Hz là gì?

Hertz (Hz) là đơn vị đo tần số cơ bản, đơn vị nhỏ nhất. Còn tần số chính là số lần lặp lại của một hiện tượng hoặc sự vật. Hertz được đặt theo tên của nhà vật lý người Đức Heinrich Hertz.

Hz là gì? Tất tần tật thông tin bạn cần biết về Hz

Hz được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học, dùng để xác định các dao động hay đo lường sóng vô tuyến, tín hiệu âm thanh… Trong dòng điện, thì Hz là đơn vị tần số dòng điện, dùng để tính số lần của dòng điện xoay chiều lặp lại trong 1 giây, kí hiệu là F.

Ví dụ: Nguồn cung cấp điện trong nhà thông thường là 60 hertz (có nghĩa là dòng điện thay đổi hướng hoặc 60 chu kỳ/giây).

Còn trong âm thanh nếu một sóng âm thanh hoàn thành một chu kỳ trong một giây, thì tần số của nó là 1 Hz. Nếu một sóng âm hoàn thành 10 chu kỳ trong một giây thì tần số là 10 Hz.

Sóng di chuyển càng nhanh, thì cường độ của nó càng cao. Điều này có nghĩa là các tần số khác nhau phù hợp với cao độ của các nốt nhạc khác nhau. Ví dụ, nốt A có tần số 440 Hz. Tần số không ảnh hưởng đến âm lượng của nhạc, thay vào đó, thứ ảnh hưởng đến âm lượng của dạng sóng là biên độ hoặc kích thước dao động của sóng.

Tham Khảo Thêm:  Điện thoại iPhone 12 | 12 Pro | iPhone 12 Pro Max Cũ Mới Like New Chính hãng Giá Rẻ

Hz là gì? Tất tần tật thông tin bạn cần biết về Hz

Ngoài Hz, thì chúng ta còn có Kilohert, Megahertz, Gigahertz… Bạn có thể tham khảo bảng quy đổi Hz thành nhiều đơn vị khác như sau:

  • 1 Hertz (Hz) = 1 000 mHz MilliHertz (mHz)
  • 1 Hertz (Hz) = 1 000 000 Micro Hertz (µHz)
  • 1 Hertz (Hz) = 1 000 000 000 Nano Hertz (nHz)
  • 1 Hertz (Hz) = 0.001 kilohertz (kHz)
  • 1 Hertz (Hz) = 0.000001 megahertz (MHz)
  • 1 Hertz (Hz) = 0.000000001 gigahertz (GHz)
  • 1 Hertz (Hz) = 10 x 10^-13 terahertz (THz)

Một số ứng dụng của tần số (Hz)

Tần số âm thanh

Đối với âm thanh, tần số sẽ là một dạng sóng rung độ cơ học ở mức tần số mà con người có thể nghe. Mức này sẽ nằm ở khoảng từ 20 đến 20.000Hz. Dưới đây là bảng mô tả cụ thể tần số dưới dạng âm thanh mà bạn cần biết:

Tần số Mô tả cụ thể Tần số từ 16 – 32 Hz Đây là khoảng rất ít nghe rõ nhất của con người. Khoảng tần số này cũng là nốt thấp nhất trong đàn đại phong cầm. Tần số từ 32 – 512 Hz Khoảng tần số này sẽ xuất hiện ở giọng nam trầm lúc thấp. Tần số từ 512 – 2048 Hz Khoảng tần số này khá lý tưởng, vì đây là khoảng nghe rõ khi hai người nói chuyện cùng nhau. Tần số từ 2048 – 8102 Hz Khoảng tần số phổ biến nhất, vì đây chính là khoảng mà chúng ta có thể nghe được âm thanh và lời nói. Tần số từ 8192 – 16384 Hz Khoảng này sẽ hơi khó chịu, vì hơi chói tai khi nghe. Tần số từ 16384 – 32768 Hz Khoảng tần số này còn khó chịu hơn khi vượt quá ngưỡng nghe chói của người thường.

Xem thêm: Công nghệ LoRa là gì? Đặc điểm và các ứng dụng của công nghệ LoRa

Tham Khảo Thêm:  Top 15 đặc sản Lào Cai nhất định phải thưởng thức và mua về làm quà

Tần số màn hình

Tần số quét màn hình là tốc độ làm mới màn hình mỗi giây và chúng được đo bằng Hertz. Mỗi lần màn hình được làm mới và vẽ lại, nó sẽ cập nhật thông tin hoặc hình ảnh mới. Một hertz bằng một khung hình mỗi giây.

Ví dụ: Màn hình có tốc độ làm mới 60 Hz sẽ làm mới và vẽ lại 60 lần/giây.

Hz là gì? Tất tần tật thông tin bạn cần biết về Hz

Nếu tốc độ làm mới của màn hình quá thấp sẽ khiến bạn mỏi mắt sau thời gian dài sử dụng. Nhưng nếu tốc độ quá cao sẽ làm giảm FPS hoặc số khung hình trên giây.

Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng khi chơi game. Nếu trò chơi của bạn yêu cầu tốc độ làm mới cao hơn những gì màn hình của bạn có thể làm, thì có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng giật hoặc nhòe hình khi chơi các trò chơi có nhiều hành động. Độ trễ cũng phụ thuộc vào những thứ khác, chẳng hạn như: card đồ họa, bộ nhớ và tốc độ bộ xử lý của máy tính.

Hz là gì? Tất tần tật thông tin bạn cần biết về Hz

Hertz cũng được sử dụng làm đơn vị đo khi nói về màn hình điện thoại thông minh và tốc độ làm mới của chúng. Điện thoại thông minh trung bình sẽ có tốc độ làm mới 60 Hz, mặc dù một số điện thoại hiện nay đã cung cấp cho người dùng một chiếc màn hình lên đến 120hz.

Xem thêm: Màn hình 144Hz là gì? Ưu và nhược điểm. Gợi ý 3 màn hình gaming 144Hz đáng mua nhất

Tham Khảo Thêm:  Tìm hiểu chi tiết đặc trưng của các thể loại văn học Việt Nam

Tần số bộ vi xử lý

Hertz cũng được sử dụng để đo tốc độ bộ vi xử lý máy tính, điển hình nhất là Gigahertz (GHz) để chỉ đơn vị đo tốc độ xung nhịp. Tốc độ xung nhịp của CPU là thước đo số chu kỳ xung nhịp, mà CPU có thể thực hiện trong một giây.

Hz là gì? Tất tần tật thông tin bạn cần biết về Hz

Tốc độ xung nhịp cho bộ xử lý càng cao, thì CPU càng có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn để chuyển dữ liệu thành mã nhị phân để lưu trữ, sửa đổi để thực hiện các tác vụ. Điều này sẽ dẫn đến hiệu suất tổng thể của máy tính mượt hơn.

Tần số dòng điện

Đối với dòng điện sẽ có tần số dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều:

  • Tần số dòng điện một chiều: Dòng điện một chiều sẽ đi theo đường thẳng nhất định và cường độ không thay đổi theo thời gian. Đối với tần số của dòng điện này thì sẽ có giá trị là 0 và thường gặp trên pin, ắc quy.
  • Tần số dòng điện xoay chiều: Khác với một chiều, dòng điện xoay chiều có chiều thay đổi theo thời gian, biến thiên tuần hoàn và có biên độ là biểu thị hình sin, di chuyển đối xứng của nửa chu ky dương và nửa chu kỳ âm. Tần số dòng điện xoay chiều sẽ khác 0 và được áp dụng phổ biến trong điện lạnh như tủ lạnh, máy giặt…

Hz là gì? Tất tần tật thông tin bạn cần biết về Hz

Trên là tất tần tật thông tin về Hz. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn “Hz là gì?” nhé!

Xem thêm: Tìm hiểu về công nghệ Smart Ampart Amp: Chìa khóa cho âm thanh đẳng cấp của laptop gaming

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.