Kinh nghiệm du lịch tham gia lễ hội Đền Trần – Nam Định mới nhất

Kinh nghiệm du lịch tham gia lễ hội Đền Trần – Nam Định mới nhất

Đền Trần Nam Định là khu di tích nổi tiếng của tỉnh Nam Định, thu hút hàng nghìn du khách thập phương về dự lễ khai ấn đầu năm và lễ hội đền Trần tháng 8 âm lịch. Hãy cùng chúng mình khám phá những nét văn hóa hấp dẫn độc đáo của lễ hội Đền Trần – Ngôi đền linh thiêng đậm chất tâm linh tại Nam Định trong bài viết dưới đây.

I. Giới thiệu về đền Trần

1. Sơ lược về đền Trần

Đền Trần, một di tích lịch sử và văn hóa của Việt Nam, nằm tại quốc lộ 10 thuộc đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, TP Nam Định, tỉnh Nam Định. Ngôi đền là nơi thờ 14 vị vua và những người gia quyến, các danh tướng có công với đất nước trong thời kỳ lịch sử hào hùng của triều đại nhà Trần. Triều đại này ghi danh với những chiến công kiên trong cuộc chiến tranh chống lại quân Nguyên Mông.

Lễ hội đền Trần, diễn ra vào tháng 8 mang đền không khí rộn ràng với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tới đây hàng năm.

Đền Trần không chỉ là một địa điểm du lịch lịch sử, mà còn là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương. Đây là nơi gìn giữ và truyền dạy giá trị lịch sử quý báu, góp phần quan trọng trong văn hóa của Việt Nam, kết nối thế hệ hiện tại với quá khứ hào hùng.

2. Lịch sử hình thành đền Trần

Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần là Phủ Thiên Trường, được biết đến là “kinh đô thứ 2” của hoàng đế nước Đại Việt, chỉ đứng sau Thăng Long. Năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược đất nước, quân và dân nhà Trần đã thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống,” rút lui từ Thăng Long để tìm sự an toàn tại Phủ Thiên Trường.

Tại đây, Vua Trần Thái Tông đã tổ chức một buổi tiệc lớn vào ngày 14 tháng Giêng theo lịch, để vinh danh và phong tước cho những tướng tài xuất sắc đã đóng góp vào chiến thắng. Đồng thời, nghi thức khai ấn được tiến hành, đánh dấu sự khởi đầu cho năm mới, với lễ cúng tế dành cho tổ tiên và lời cầu chúc bình an, may mắn. Vì vậy, cho đến tận bây giờ, mỗi năm, lễ khai Ấn đền Trần được tổ chức vào đầu năm mới, là dịp quan trọng để tưởng nhớ và tri ân công lao của các vua Trần cũng như các tướng lĩnh thời xưa.

II. Kinh nghiệm du lịch đền Trần 2024 chi tiết

1. Nên đi đền Trần vào thời điểm nào?

Hàng năm, đền Trần tổ chức hai sự kiện lễ hội quan trọng, bao gồm Lễ Khai Ấn đền Trần vào tháng Giêng và Lễ Hội đền Trần diễn ra vào tháng Tám, thu hút sự chú ý của đông đảo du khách.

Không chỉ thu hút sự quan tâm của người dân địa phương và các vùng lân cận, mà còn thu hút một lượng lớn du khách từ khắp nơi. Bởi vậy, không tránh khỏi thời điểm diễn ra lễ hội đền Trần lượng người đổ về đây khá đông đúc. Du khách có thể lưu ý lựa chọn thời điểm khác nếu muốn tới lễ chùa ở vắng vẻ hơn.

2. Lễ hội đền Trần có những gì?

2.1 Lễ Khai Ấn đền Trần

Lễ hội khai Ấn đền Trần diễn ra từ ngày 14 đến 15 tháng Giêng, bao gồm các nghi lễ như rước hòm ấn từ Cố Trạch đền đền Thiên Trường, và lễ khai ấn vào giờ Tý. Đúng giờ Tý ( 1 giờ sáng) ngày 15, lễ khai Ấn đền Trần chính thức bắt đầu. Ngay sau khi Ấn mở, mọi người tập trung vào đền để thực hiện lễ cúng tế. Sau đó ai cũng đều muốn xin nhận một lá Ấn cho mình.

Vậy xin Ấn đền Trần để làm gì? Mọi người xin Ấn đền Trần với mong ước cầu nguyện cho những điều may mắn trong năm mới, công thành danh toại, hạnh phúc bình an. Rất nhiều du khách muốn nhận ấn, thậm chí còn tới sớm xếp hàng từ sớm để có cơ hội nhận được lá Ấn này.

Trên Ấn đền Trần có bốn chữ “Tích phúc vô cương” được khắc trên ấn với ý nghĩa giáo dục cho con cháu, bách gia và trăm họ về việc giữ gìn phẩm chất đạo đức và tích phúc một cách toàn diện. Phúc đức càng tích lũy, sâu sắc thì lộc lành càng được bền vững.

Qua nhiều năm, lễ khai Ấn đền Trần Nam Định vẫn được người dân duy trì và phát triển, trở thành một trong những di sản văn hóa quý báu trong những ngày đầu năm mới, được lưu giữ và chăm sóc lâu dài.

Đối với cách treo ấn đền Trần, theo một số chuyên gia phong thủy, nên đặt ấn trên tường hoặc sau lưng khi ngồi làm việc. Để tăng được tài lộc, có thể dán ở hướng Tây; để thăng quan tiến chức, nên đặt ấn ở hướng Bắc; và để củng cố sức khỏe, nên đặt ấn ở hướng Đông Nam. Lưu ý rằng không nên đặt ấn trên bàn thờ tổ tiên, để duy trì tính linh thiêng và tôn trọng đúng lễ nghĩa, phù hợp với văn hóa dân tộc.

Ngoài việc nhận lộc ấn đầu năm từ nghi lễ khai ấn Đền Trần, du khách thập phương còn có thể tham gia vào các nghi lễ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và tri ân tiền nhân trong lễ hội bao gồm:

  • Rước kiệu Ngọc Lộ: du khách sẽ được chứng kiến nghi thức rước chân nhang Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông từ chùa tháp Phổ Minh sang Đền Trần. Nghi thức này mang ý nghĩa bái yết tổ tiên thủy tổ nhà Trần và chứng lễ ban ấn.
  • Lễ rước Nước – tế Cá: Hoạt động tại lễ hội này để nhắc nhở về nguồn cội thuyền chài sông nước, thể hiện sự kính trọng đối với thủy tổ họ Trần.
  • Tế lễ Tết Thượng nguyên rằm tháng Giêng: Tham gia lễ cúng rằm đầu tiên trong năm, với mục đích cầu mong sự bình an và những điều tốt lành cho bản thân và gia đình.
Tham Khảo Thêm:  Cách tra cứu mã ngân hàng MB Bank chính xác cho giao dịch chuyển/nhận tiền quốc tế

2.2 Lễ Hội đền Trần Nam Định

Lễ hội đền Trần ở Nam Định diễn ra từ ngày 15 đến 20 tháng 8 âm lịch, bắt đầu bằng các hoạt động rước từ đình và đền xung quanh để tập trung dân hương về đền Thiên Trường.

Lễ hội đền Trần tháng 8 vào những năm chẵn, được tổ chức to hơn so với những năm lẻ. Tuy nhiên, không chờ đến chính năm hội, du khách từ mọi nơi đã đổ về tham gia lễ trẩy hội tại đền Trần.

Lễ hội được cử hành với sự trang nghiêm. Các nghi lễ bao gồm rước từ các đình, đền xung quanh để dâng hương và tế tự tại đền Thượng, nơi thờ 14 vị vua Trần. Lễ dâng hương được thực hiện bởi 14 cô gái đồng trinh, đội 14 mâm hoa đi vào đền dưới bản nhạc lễ dâng, tôn vinh 14 ngai vua. Đây là một hình ảnh sống động tái hiện lại cung cách của triều đình phong kiến xa xưa.

Phần hội đầy đủ nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc và độc đáo như chọi gà, diễn võ của năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn, và múa bài bông. Đặc biệt, những hoạt động văn hoá này làm cho lễ hội Đền Trần trở nên hấp dẫn và thu hút du khách từ mọi nơi.

3. Chi phí du lịch đền Trần

Hiện tại, tới tham quan đền Trần sẽ không mất vé và chi phí vào cổng. Đền Trần mở cửa đón tiếp du khách trong nước và quốc tế đều miễn phí. Nếu bạn đến bằng xe cá nhân, chỉ cần thanh toán chi phí gửi xe tại cổng, giá gửi xe khoảng từ 10.000đ đền 20.000đ.

Ngoài ra, chi phí du lịch đền Trần phải kể đến các chi phí khác như phương tiện di chuyển, chi phí ăn uống, nghỉ ngơi, và các khoản phát sinh khác. Phí thuê xe cần được tính toán kỹ lưỡng, kèm theo các chi phí liên quan như xăng. Đối với chi phí ăn uống, bạn nên dành một phần ngân sách cho việc thưởng thức ẩm thực địa phương. Nghỉ ngơi có thể là khách sạn, nhà nghỉ, hoặc homestay, tùy thuộc vào sở thích và ngân sách của bạn. Đồng thời, dự trù khoản tiền cho các chi phí phát sinh khác như vé xe điện tham quan, hướng dẫn du lịch, mua sắm và các hoạt động giải trí.

Nếu bạn lựa chọn đi tour du lịch đền Trần thì tất cả các chi phí đều được tính trọn gói, dao động trong khoảng 800.000 – 1.000.000đ tùy vào thời gian đi trong ngày hay dài ngày và số lượng người trong đoàn.

4. Di chuyển đền đền Trần như thế nào?

Đền Trần Nam Định cách Hà Nội 85km. Nếu đi đền Trần từ Hà Nội, du khách có thể lựa chọn đi bằng nhiều loại phương tiện như:

– Ô tô/ Xe máy:Du khách có thể đi phương tiện cá nhân như ô tô hoặc xe máy. Bạn có thể bắt đầu từ trung tâm thành phố, di chuyển theo hướng của cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Sau đó, tiếp tục hành trình theo đoạn đường đi Phủ Lý – Hà Nam. Trên đường 21, tiếp tục đi vào địa phận Thái Bình rồi tới đến thành phố Nam Định.

Tiếp đó tiếp tục di chuyển theo hướng đại lộ Thiên Trường và khi gặp đoạn rẽ vào đường 10, chạy thêm khoảng 2,5 km rồi rẽ trái tại ngã tư Tức Mạc để vào đường Trần Tự Khánh. Sau đó rẽ phải vào đường Trần Thừa là sẽ thấy khu di tích của Đền Trần..

– Xe khách: Có nhiều lựa chọn xe khách đi Nam Định trong ngày, với giá cả phải chăng, giúp bạn dễ dàng lựa chọn cho chuyến đi du lịch đền Trần của mình. Một số hãng xe khách đáng tin cậy bao gồm: Đức Mỡi, Việt Linh, Hải Châu, Anh Kiên,…bạn có thể bắt tại bến xe Giáp Bát, bến xe Nước ngầm,.. Khi đến thành phố, từ bến xe Nam Định tới đền Trần chỉ cách 4km nên du khách có thể bắt taxi hoặc sử dụng dịch vụ xe ôm là khá thuận tiện. Tuy nhiên bạn cần hỏi trước giá để tránh bị nói thách giá nhé.

– Máy Bay: Nếu du khách ở các tỉnh miền Nam và miền Trung thì có thể lựa chọn di chuyển bằng máy bay. Giá vé máy bay dao động từ khoảng 780.000 đến 2.000.000 VNĐ/chiều. Tùy thuộc vào hãng bay và thời điểm khởi hành đặt vé. Sau khi tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, bạn có thể thuê xe khách, taxi hoặc xe máy để tới đền Trần.

5. Các điểm tham quan đền Trần

Đền Trần mở cửa từ 06h30 đến 18h00 hàng ngày trong tuần. Trong những dịp lễ hội tại đền, thời gian mở cửa có thể thay đổi, thường sẽ bắt đầu sớm hơn để đảm bảo sự tiện lợi và chu đáo nhất khi đón tiếp du khách quốc tế.

Đến đền Trần, du khách không nên bỏ qua một số điểm tham quan nổi bật với kiến trúc vô cùng độc đáo dưới đây:

  • Đền Thiên Trường
Tham Khảo Thêm:  Mệnh Lộ Bàng Thổ nghĩa là gì? Tử vi người mệnh Lộ Bàng Thổ

Đền Thiên Trường còn được biết đến với tên gọi đền Thượng, đặt giữa trung tâm khu di tích đền Trần, được xây dựng trên nền nhà thờ gia tộc họ Trần, tiếp theo là Thái Miếu và cung Trùng Quang. Đây là nơi mà các thái thượng hoàng nhà Trần thường xuyên sinh hoạt và làm việc.

Kiến trúc của đền Thiên Trường bao gồm 9 tòa và 31 gian. Khi bước vào đền, du khách sẽ được trải qua các phần như tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu hương, cũng như 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, và 2 dãy giải vũ Đông Tây. Gần như toàn bộ khung đèn được làm từ gỗ lim, với mái lợp bằng ngói và nền được lát bằng gạch.

Tiền đường của đền bao gồm 5 gian với chiều dài 13m. Bên trong tiền đường, có tổng cộng 12 cột cái và 12 cột quân, đặt trên bệ bằng đá, nguyên là chân cột cung Trùng Quang. Những bệ đá này được chạm khắc hình cánh sen vô cùng tinh xảo. Phía bên trong tiền đường là nơi cúng thờ và bài vị của các quan phù tá nhà Trần. Trong trung đường, có 14 bài vị của các vị hoàng đế nhà Trần. Phía trước cửa, ba cỗ ngai được đặt để bái vọng các vị hoàng đế. Phần chính tẩm chia thành 3 gian, trong đó gian giữa thờ tự 4 vị thủy tổ họ Trần và các phu nhân chính thất, trong khi hai gian bên trái và bên phải thờ hoàng phi. Tòa kinh đàn (thiêu hương) được dành để thờ các công thần nhà Trần, cũng như quan văn và quan võ, với từng bàn thờ riêng biệt.

  • Đền Cố Trạch

Hay còn được biết đền với tên gọi đền Hạ, nằm về phía Đông của khu di tích đền Trần. Vào năm 21 đời vua Tự Đức (1868), một mảnh bia vỡ được khám phá ở phía Đông, trên đó ghi rõ dòng chữ “Hưng Đạo thân vương cố trạch”. Chính từ sự khám phá này, vào năm 1895, đền Cố Trạch được xây dựng và đặt tên là Cố Trạch Từ. Tên gọi này mang ý nghĩa là ngôi đền của ngôi nhà cũ, được sử dụng để thờ tự Trần Hưng Đạo, gia đình và các gia tướng.

Trong tiền đường của đền Cố Trạch, bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo, gồm Phạm Ngộ, Nguyễn Chế Nghĩa và Phạm Ngũ Lão, được đặt. Trong trung đường, có bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo cùng với 4 người con trai, cùng với Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân. Chính tẩm của đền là nơi thờ cúng cha mẹ, Trần Hưng Đạo và vợ là công chúa Thiên Thành, cùng với con trai, con dâu, con gái và con rể.

  • Đền Trùng Hoa

Đền Trùng Hoa nằm ở phía bên trái của đền Thiên Trường, mặt Tây của khu di tích đền Trần Nam Định, được xây dựng từ năm 2000 và đặt trên nền cung Trùng Hoa. Thời xa xưa, nơi đây là điểm mà các hoàng đế nhà Trần thường đền để tham vấn các vị thái thượng hoàng.

Đền Trùng Hoa chứa đựng 14 pho tượng bằng đồng, mô phỏng hình ảnh 14 vị hoàng đế nhà Trần. Những tượng này được đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tại tòa thiêu hương, có ngai và bài vị được dành để thờ cúng các quan tướng. Đặc biệt, gian tả vu của đền được sử dụng để thờ cúng các quan văn, trong khi gian hữu vu thì dành để thờ cúng các quan võ.

6. Ăn gì khi đi du lịch đền Trần

Đi tham gia lễ hội đền Trần Nam Định, du khách cũng không nên bỏ lỡ các món ăn đặc sản Nam Định thơm ngon trứ danh mà bạn phải thử khi ghé thăm.

– Phở bò Nam Định: Phở bò Nam Định nổi bật với hương vị đặc trưng của nước dùng, thịt bò được lựa chọn từ những nguyên liệu tươi ngon. Nước dùng của phở được ninh theo công thức gia truyền, đậm đà và đặc biệt. Bánh phở sợi nhỏ và mềm dẻo, ít nhão khi ngâm trong nước dùng thơm ngậy từ xương, mang đến hương vị đậm đà của thịt bò. Vị thanh thanh kết hợp với những miếng thịt bò mềm, ngọt ngào tạo nên một trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn không chỉ cho người dân địa phương mà còn làm say mê bất kỳ du khách nào.

  • Địa chỉ tham khảo:
  • – 23 Hàng Tiện, Quang Trung, TP. Nam Định, Nam Định
  • – 117 Bắc Ninh, Nguyễn Du, TP. Nam Định, Nam Định, Việt Nam
  • Giá tham khảo: 30.000 VNĐ/món

– Cá nướng úp chậu: Một đặc sản ẩm thực độc đáo của người dân Nam Định hường xuất hiện trong các dịp lễ và Tết, đó là món cá nướng úp chậu. Cá sau khi được làm sạch và ướp gia vị, được đặt lên một lớp rơm, xung quanh là các viên gạch nung, sau đó chúng được úp phủ bằng một chiếc chậu nhôm. Tiếp theo, đốt lửa xung quanh chậu khoảng 30 phút, sau đó phủ lên mặt chậu một lớp trấu và rơm dày. Quá trình nướng kéo dài khoảng 4 – 5 giờ. Món cá nướng khi chín sẽ có hương thơm đặc trưng, thịt cá ngọt, chắc, hoàn hảo khi ăn kèm với nước chấm chua ngọt và rau sống.

  • Địa chỉ tham khảo: 353 Trường Chinh, Thống Nhất, TP. Nam Định, Nam Định, Việt Nam
  • Giá tham khảo: 160.000 – 180.000 đồng/ kg.

– Bánh cuốn làng Kênh: Món ăn này đã xuất hiện từ thời nhà Trần, có bề ngoài trắng ngần, mỏng như lụa. Nhân bên trong được làm từ thịt xào mộc nhĩ, mang đến hương thơm lừng. Khi kết hợp với bát nước chấm quất chua chua mặn mặn, tạo nên hương vị đặc trưng không thể quên.

  • Địa chỉ tham khảo: 27 Trương Hán Siêu, Lộc Hòa, TP. Nam Định, Nam Định
  • Giá tham khảo: Khoảng 25.000 – 35.000 đồng/ kg.

– Xôi xíu: Xôi xíu là món ăn sáng phổ biến của người dân Nam Định mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp ghé thăm đền Trần Nam Định. Những hạt xôi nếp, sau khi được nấu chín, trở nên mềm dẻo, trắng thơm nức mũi. Kết hợp với vị ngọt bùi của lạp xưởng và xá xíu, cùng với sốt đậm đà cay cay, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khiến bạn phải ngất ngây mỗi khi thưởng thức.

  • Địa chỉ tham khảo: 61 Hàng Sắt, Nguyễn Du, TP. Nam Định, Nam Định, Việt Nam
  • Giá tham khảo: Khoảng 10.000 – 20.000 đồng/ phần.
Tham Khảo Thêm:  Chim sẻ bay vào nhà là điềm gì? Giải mã điềm báo ý nghĩa phong thủy

– Nem nắm Giao Thủy: một món đặc sản truyền thống của Nam Định, là lựa chọn tuyệt vời để mang về làm quà tặng cho gia đình và bạn bè. Nguyên liệu cho món nem này được chọn lọc kỹ lưỡng, đảm bảo tươi ngon và hấp dẫn. Bì thịt heo được chọn rắn chắc và làm sạch, sau đó thái mỏng thủ công và trộn đều với nem thính, tỏi, và ớt để tạo nên hương vị đặc trưng và đậm đà. Khi thưởng thức, bạn sẽ bất ngờ trước mùi thơm phức của nem. Để làm giàu hương vị, nem thường được ăn kèm với lá sung và nước mắm có vị mặn, cay, ngọt.

  • Địa chỉ tham khảo:
  • Nhà Hàng Nem Nắm Phượng Chinh – Chợ Đại Đồng, Xóm 22, Giao Lạc, Giao Thuỷ, Nam Định
  • Cửa hàng Thuyên Loan – 373 Trần Nhân Tông, Phan Đình Phùng, TP. Nam Định, Nam Định
  • Giá tham khảo: Khoảng 30.000 – 50.000 đồng/ phần.

7. Lưu ý khi đi du lịch đền Trần

Khi đến nơi linh thiêng như đền Trần, du khách cần lưu ý những kinh nghiệm bỏ túi dưới đây nhé!

– Trang phục: Khi tham gia lễ đền Trần hoặc bất kỳ hoạt động tôn giáo nào, việc lựa chọn trang phục nên được chọn mặc kín đáo và trang trọng, như áo dài, áo màu nhã nhặn hoặc trang phục truyền thống, tránh mặc quần áo ngắn, gây phản cảm đến chốn linh thiêng. Ngoài ra, nên đi giày bệt, giày thể thao thoải mái và dễ di chuyển đi bộ đường dài.

– An toàn khi đi lễ: Vào dịp lễ hội đền Trần đông người, đặc biệt là thời điểm ngày khai ấn đền Trần có đến cả nghìn người nên sẽ khó tránh khỏi đông đúc và va chạm vào nhau, bạn nên chú ý không mang nhiều trang sức quý giá ở trên người, cất tiền và điện thoại cẩn thận, phòng trường hợp bị rơi mất hoặc trộm cắp.

– Sắm lễ đền Trần: Đối với những ai có dự định dâng lễ trong lễ hội để cầu bình an, may mắn thì nên lưu ý lựa chọn lễ vật phù hợp. Khi đi lễ đình, đền, miếu, phủ là việc đầu tiên cần phải làm đó là chuẩn bị một chút lễ mọn tâm thành, không bắt buộc.

  • Lễ chay: gồm các lễ vật như hương, hoa, quả, oản, trà, bánh, kẹo, cau, trầu, nước, cùng với một số vật phẩm vàng mã như nón, hài, tiền vàng, kim ngân để dâng cho các ban Thánh Mẫu.
  • Lễ mặn: như thịt gà, lợn, giò, chả, bánh chưng được làm cẩn thận, sạch sẽ và nấu chín lục, không được chín tái. Lễ này được dâng tại ban công đồng – hội đồng các quan – ngũ vị tôn ông.
  • Lễ đồ sống: gồm trứng gà, vịt và miếng thịt lợn sống cắt miếng 3 lạng hoặc 5 lạng, đi kèm với gạo và muối. Bộ lễ này đặt tại gầm (hạ ban) của ban công đồng để dâng lên cho Thanh Xà, Bạch Xà, Ngũ Hổ. Thông thường, người ta sẽ dâng lên 5 quả trứng vịt, 2 quả trứng gà, 1 miếng thịt sống, và kèm theo 1 đinh tiền vàng các quan.
  • Lễ mặn sơn trang: gồm cua, tôm, ốc, cá, chanh, gừng, ớt, xôi nếp cẩm, bún đậu mắm tôm. Để đảm bảo đủ 15 thứ phẩm, ví dụ như 15 quả ớt, 15 quả chanh, 15 con ốc,… Ý nghĩa của lễ này là tại ban sơn trang có thờ 15 vị gồm 1 bà chúa, 2 người hầu và 12 cô sơn trang.
  • Lễ dâng ban cô, ban cậu: bao gồm hoa, quả, bánh, kẹo, nước, vàng mã như nón, áo, hài, cùng với một số đồ chơi cho trẻ nhỏ như gương, lược, trang sức, kèn, sáo, trống.
  • Lễ dâng Thành Hoàng, Thư Điền thường sử dụng mâm xôi trắng đặt lên trên một miếng thịt lợn luộc hoặc tố hảo hơn là để nguyên 1 cái thủ lợn luộc sạch sẽ, đi kèm với chai rượu nếp và một ít tiền vàng.

Trong hành trình tới khu di tích lịch sử đền Trần, du khách cũng có thể ghé thăm một số điểm tham quan lân cận như chùa Keo Thái Bình, Đền Trần Thái Bình, chùa Cổ Lễ, đền An Trạch,… phù hợp để bạn lên kế hoạch cho chuyến du lịch khám phá các điểm di tích văn hóa tâm linh đầu năm mới. Để có một chuyến đi thuận lợi, du khách có thể đặt đi tour từ công ty du lịch uy tín như Hòa Bình Tourist với chi phí vô cùng tiết kiệm, đã bao trọn dịch vụ chất lượng từ xe ô tô đưa đón lịch trình Hà Nội – Đền Trần – Nam Định khứ hồi, suất ăn 01 bữa trưa 150k/khách, vé thắng cảnh tham quan, bảo hiểm, hướng dẫn viên theo tour du lịch đền Trần, nước uống 1 chai/khách trên xe phục vụ… Hòa Bình Tourist cũng sẽ hỗ trợ du khách dịch vụ sắm lễ để bạn không cần lo lắng trong việc chuẩn bị đồ lễ, hay phải mua đồ lễ với giá đắt đỏ tại cửa chùa.

Lễ hội Đền Trần là một trong những lễ hội truyền thống Việt Nam khá lớn nói chung và người Nam Định nói riêng. Là điểm du xuân đầu năm lý tưởng để bạn khám phá. Hy vọng với những kinh nghiệm mà chúng mình đã chia sẻ đã giúp cho du khách có thêm những thông tin bổ ích cho chuyến đi sắp tới của mình. Chúc các bạn có một hành trình đáng nhớ và vui vẻ!

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.