Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ‘Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng’

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ‘Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng’

Trong lao động sản xuất, thiên nhiên là yếu tố quan trọng quyết định cho một năm mùa màng có bội thu hay không. Trải qua hàng nghìn năm, cha ông ta đã đúc kết ra được những kinh nghiệm quý báu đó thông qua câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”.

dem-thang-nam-chua-nam-da-sang-voh-0

Tục ngữ được xem là “túi khôn” của nhân dân ta từ bao đời nay. Vậy câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” muốn biểu đạt điều gì? Những hiện tượng tự nhiên mà cha ông ta đúc kết ra có thật sự khoa học? Hãy theo dõi bài viết để tìm ra đáp án chính xác nhất nhé!

1. “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” nghĩa là gì?

Theo khoa học, trái đất là hành tinh thứ ba trong hệ mặt trời. “Hành tinh xanh” của chúng ta vừa tự chuyển động vừa quay quanh mặt trời. Trục trái đất có độ nghiêng 23,4 độ nên sinh ra hiện tượng ngày và đêm. Đặc biệt là ngày dài đêm ngắn vào tháng năm do nửa cầu ngả về phía mặt trời mọc, còn nửa kia chếch ra xa.

Tham Khảo Thêm:  Glycerin là gì? Công dụng của Glycerin trong mỹ phẩm

Vì nằm ở nửa bán cầu Bắc nên vào tháng năm âm lịch hằng năm, nước ta nhận được nhiều ánh sáng mặt trời. Tháng năm lại rơi đúng thời điểm mùa hè. Vào thời gian này, nước ta sẽ có hiện tượng ngày dài hơn đêm. Do đó, câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” nhằm nhấn mạnh sự dài ngắn của ngày và đêm.

dem-thang-nam-chua-nam-da-sang-voh-1

Thông qua câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” thể hiện sự chuyển biến rõ rệt giữa ngày và đêm tháng năm. Bước vào giai đoạn này, con người luôn cảm nhận được thời gian ban đêm trôi qua rất nhanh. Chúng ta chưa kịp chợp mắt nghỉ ngơi sau một ngày dài lao động vất vả, thì lại phải tất bật chuẩn bị một ngày mới với những lo toan cho gia đình, công việc.

“Chưa nằm đã tối” là một cách nói ví von biểu hiện sự chênh lệch thời gian ngày và đêm khi nước ta bước vào mùa hè. Từ đó cho thấy sự quan sát, đánh giá cẩn thận và tinh tế của cha ông ta đối với thời tiết, thiên nhiên trong quá trình lao động sản xuất. Khi đối chiếu, chứng thực với kiến thức khoa học, câu tục ngữ là một nhận định đúng đắn và hợp lý.

Xem thêm: Top các câu ca dao tục ngữ về học tập được đọc, được nghe nhiều nhất

2. “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” và bài học về sự quan trọng của thời gian

Từ kinh nghiệm sống đáng quý của mình, cha ông ta đã khéo léo lồng ghép nhiều bài học sâu sắc vào những câu tục ngữ để khuyên răn, dạy bảo con cháu nên người. Như câu “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” là một minh chứng điển hình.

Câu tục ngữ nghe có vẻ nghịch lý vì thời gian ngày và đêm làm sao lại chênh lệch đến thế. Nhưng dưới sự quan sát và nghiên cứu của con người thì nó hoàn toàn chính xác với hiện tượng vào mùa hạ ngày dài đêm ngắn ở nửa bán cầu Bắc này. Đây là một quy luật hết sức tự nhiên của “hành tinh xanh” khi chuyển động quanh mặt trời.

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” cũng là bài học về sự quý trọng thời gian, khuyên con người nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý vào những tháng có ngày dài đêm ngắn. Trong đời sống sinh hoạt lao động hàng ngày, việc nắm bắt thời gian là quan trọng và cần thiết.

dem-thang-nam-chua-nam-da-sang-voh-2

Trong một xã hội đang ngày càng đổi mới và phát triển, thì mỗi người cần phải có ý thức về thời gian nhiều hơn nữa. Bởi chỉ những người biết nắm bắt và sắp xếp thời gian hợp lý thì làm việc mới hiệu quả. Khi công việc suôn sẻ, thuận lợi chúng ta sẽ dễ dàng bước đến đỉnh cao của danh vọng, của thành công hơn. Thời gian thì vô hạn, con người là hữu hạn nên chúng ta hãy quý trọng từng giây từng phút để tạo nên điều tốt đẹp và ý nghĩa cho cuộc sống này.

Thời gian quý như vàng bạc nên chúng ta cần phải tranh thủ làm mọi điều mình mong muốn, hoàn thành những mục tiêu, ước mơ mình đề ra. Đừng lãng phí bất cứ khoảng thời gian nào trong cuộc đời để sau này phải hối tiếc vì thời gian sẽ cứ trôi mãi mà chẳng dừng lại đợi chờ một ai.

Qua câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” ý chỉ ngày dài đêm ngắn nên cần sử dụng thời gian ban ngày vào những việc có ích, đừng để nó trôi qua vô bổ. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, con rất nhiều người không biết tiết kiệm thời gian. Họ chỉ dùng thời gian vào làm những việc vô ích, bỏ phí thời gian của cuộc đời. Những kẻ ấy thật đáng chê trách và lên án.

Xem thêm: 58 câu ca dao tục ngữ về tôn trọng sự thật, căn dặn sống làm người chính trực

3. Những câu tục ngữ nhắc đến các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống

Những câu tục ngữ về thiên nhiên, nhất là thời tiết là những câu nói mang nhiều giá trị đặc biệt vì nó đúc kết được kinh nghiệm quý báu của cha ông ta. Cùng với câu “đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” trong quá trình quan sát đất trời khi lao động và sản xuất, cha ông ta còn đúc kết ra được rất nhiều những câu thành ngữ khác về các hiện tượng thiên nhiên như:

  1. Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét.
  2. Rét tháng Ba, bà già chết cóng.
  3. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
  4. Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
  5. Sấm tháng Mười cày cười mà cấy.
  6. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng.
  7. Sao ló trời nắng, sao vắng trời mưa.
  8. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
  9. Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
  10. Ếch kêu om om, ao chuôm đầy nước.
  11. Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa.
dem-thang-nam-chua-nam-da-sang-voh-3

  1. Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
  2. Ba ngày gió nam mùa màng mất trắng.
  3. Chớp đằng đông, vừa trông vừa chạy.
  4. Ráng vàng thì nắng ráng trắng thì mưa.
  5. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
  6. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
  7. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
  8. Cóc nghiến răng trời đang nắng thì mưa.
  9. Mưa chẳng qua Ngọ, gió chẳng qua Mùi.
  10. Kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa tới gần.
  11. Cày ruộng tháng năm xem trăng rằm tháng tám.
  12. Trời đã sẩm tối rồi, gà còn đi bới điểm trời sắp mưa.
  13. Kiến đắp thành thì bão, kiến ẵm con chạy vào thì mưa.
  14. Én bay thấp mưa ngập bờ ao, én bay cao mưa rào lại tạnh.
  15. Mưa tháng Bảy gãy cành trám, nắng tháng Tám rám trái bưởi.

Câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” thể hiện rõ sự chuyển động của quy luật tự nhiên thông qua sự quan sát tinh tế, nhanh nhẹn của người xưa. Mặc dù không có sự hỗ trợ của khoa học tự nhiên nhưng họ đã đưa ra những nhận định đúng đắn và chính xác. Từ những kinh nghiệm quý báu về các hiện tượng ngày và đêm giúp con người nắm bắt được thời gian để lao động sản xuất hiệu quả hơn.

Sưu tầm Nguồn ảnh: Internet

Tham Khảo Thêm:  Mắt Tam Bạch là gì? Cách nhận biết, tướng số người có mắt tam bạch?

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.