Viêm dây thần kinh là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và phòng ngừa

Viêm dây thần kinh là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và phòng ngừa

Ngày nay, viêm dây thần kinh là căn bệnh khá phổ biến, thường gây ra cảm giác tê ngứa, đau nhức ở tay, chân,… Triệu chứng viêm dây thần kinh cũng rất đa dạng, khiến bác sĩ gặp khó khăn trong việc phân biệt. Trường hợp không được phát hiện, chẩn đoán, điều trị kịp thời, bệnh viêm dây thần kinh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

viêm dây thần kinh

Dây thần kinh sẽ kiểm soát cảm giác và hoạt động của cơ thể. Những tế bào thần kinh bó lại với nhau sẽ tạo ra dây thần kinh. Một khi dây thần kinh bị viêm nhiễm sẽ khiến người bệnh đối mặt với các triệu chứng vô cùng khó chịu. Vậy viêm dây thần kinh là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa ra sao?

Viêm dây thần kinh là bệnh gì?

Viêm dây thần kinh là tình trạng các rễ dây thần kinh bị viêm nhiễm khiến người bệnh cảm thấy đau nhức lan tỏa, tê bì, mất cảm giác,… chạy dọc theo dây thần kinh. Thuật ngữ viêm dây thần kinh và bệnh lý thần kinh đôi khi sẽ được dùng thay thế cho nhau. Thế nhưng, bệnh thần kinh có thể xuất phát từ nguyên nhân viêm hoặc không viêm. Thuật ngữ này bao gồm bất kỳ dạng thoái hóa, tổn thương hay rối loạn chức năng nào. Trong khi đó, viêm dây thần kinh đề cập một cách cụ thể đến quá trình viêm. Ở một số trường hợp, viêm dây thần kinh có thể chuyển biến, tiến triển thành bệnh thần kinh. (1)

Bệnh viêm dây thần kinh có thể tác động đến một dây thần kinh hoặc đám rối thần kinh. Trường hợp một số dây thần kinh bị ảnh hưởng đồng thời thì được gọi là tình trạng viêm đa dây thần kinh đơn nhân. Nếu các dây thần kinh cách xa nhau chịu tác động thì được gọi là viêm đa dây thần kinh. Thắc mắc viêm dây thần kinh là gì đã được giải đáp. Vậy triệu chứng viêm dây thần kinh ra sao?

triệu chứng viêm dây thần kinh
Viêm dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy đau nhức lan tỏa, tê bì, mất cảm giác,… chạy dọc theo dây thần kinh

Triệu chứng viêm dây thần kinh

Triệu chứng viêm dây thần kinh sẽ còn tùy vào loại dây thần kinh đang bị ảnh hưởng. Tức là tổn thương tại dây thần kinh vận động sẽ gây ra triệu chứng khác so với tình trạng tổn thương ở dây thần kinh cảm giác. Các triệu chứng viêm dây thần kinh không đặc hiệu cho từng nguyên nhân cụ thể. Vì thế, bác sĩ có thể phải xem xét, cân nhắc nhiều chẩn đoán khác nhau. Việc chữa trị sau đó sẽ còn phụ thuộc vào yếu tố gây viêm dây thần kinh và những căn bệnh cơ bản.

Triệu chứng của bệnh sẽ có sự khác biệt tùy vào vị trí viêm. Điển hình như viêm dây thần kinh cảm giác sẽ khiến người bệnh thấy bỏng rát hay ngứa ran, cảm thấy như bị kim châm, tê liệt, mất cảm giác, đau như dao đâm vào vùng chịu ảnh hưởng (thường diễn ra nghiêm trọng hơn vào ban đêm, khi chạm hoặc lúc nhiệt độ thay đổi). Viêm dây thần kinh vận động sẽ gây ra các triệu chứng như suy nhược, yếu, teo cơ, mất trương lực cơ. Nếu người bệnh bị viêm dây thần kinh hỗn hợp (dù là hiếm gặp) có thể sẽ dẫn đến triệu chứng nặng nề, phức tạp hơn.

Tham Khảo Thêm:  Kim Lâu Là Gì? Cách Tính Tuổi Kim Lâu & Giải Hạn 2024

Nhìn chung, bệnh viêm dây thần kinh sẽ có những triệu chứng thường gặp như sau:

  • Tứ chi bị ngứa ran.
  • Tê chân và tay, thiếu sự phối hợp động tác.
  • Nhói đau.
  • Liệt mặt (nếu bệnh liên quan đến dây thần kinh ở mặt).
  • Chức năng tình dục rối loạn (diễn ra phổ biến hơn ở nam giới).
  • Vùng kín bị ảnh hưởng tiêu cực.
  • Huyết áp liên tục thay đổi.
  • Ra mồ hôi.
  • Đặc điểm trên móng tay, tóc, da thay đổi.
  • Tăng nhạy cảm đau.
  • Bị mất cảm giác đau.
  • Không có khả năng cảm nhận được sự thay đổi của nhiệt độ.
  • Cơ bắp co giật, yếu cơ.
  • Gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa như chứng tiêu chảy, táo bón.

Xem thêm: Viêm dây thần kinh ngoại biên: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị.

bệnh viêm dây thần kinh
Bệnh viêm dây thần kinh có thể khiến bạn cảm thấy tứ chi bị ngứa ran, bỏng rát

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín gặp bác sĩ để được tư vấn, kiểm tra ngay khi gặp bất kỳ triệu chứng nào được đề cập ở trên. Chẩn đoán và chữa trị viêm dây thần kinh từ sớm sẽ góp phần làm giảm nguy cơ tăng nặng, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Nguyên nhân viêm dây thần kinh

Tình trạng viêm có thể xuất hiện khi các dây thần kinh bị nhiễm trùng hoặc chấn thương. Bên cạnh đó, sự rối loạn chuyển hóa, tiếp xúc với chất độc hại hay yếu tố di truyền cũng có thể là tác nhân gây viêm dây thần kinh, cụ thể như sau: (2)

Viêm dây thần kinh do bệnh lý

Hiện nay ước tính có hơn 100 nguyên nhân gây ra bệnh viêm dây thần kinh. Trong đó, các tác nhân đến từ bệnh lý là phổ biến hơn cả, ví dụ như:

  • Tiểu đường: Khoảng một nửa người bệnh đái tháo đường sẽ gặp tình trạng viêm các dây thần kinh ngoại biên. Lúc này, người bệnh có thể sẽ đối mặt với những biến chứng như lở loét chi, nhiễm trùng.
  • U bướu: Khối u và một số bệnh ung thư có thể dẫn đến di căn như ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi,…
  • Nhiễm trùng: Các căn bệnh truyền nhiễm như phong, bạch hầu, zona, HIV, uốn ván, viêm gan B, C,…
  • Thoát vị đĩa đệm: Nhân nhầy đĩa đệm thoát ra bên ngoài sẽ chèn ép lên dây thần kinh dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
  • Rối loạn tủy xương: Đây là biểu hiện của một vài loại ung thư như ung thư xương, ung thư hạch hoặc bệnh amyloidosis.
  • Một số bệnh lý khác: Suy giáp, bệnh thận, gan,…

Viêm dây thần kinh do những yếu tố, tác nhân khác

Ngoài các tác nhân bệnh lý, viêm dây thần kinh còn đến từ một số nguyên nhân khác, điển hình gồm có:

  • Lạm dụng chất kích thích: Nghiện ma túy, rượu,…
  • Tiếp xúc với chất độc: Làm việc ở khu công nghiệp trong thời gian dài và tiếp xúc với các chất độc như thủy ngân, chì.
  • Tác dụng phụ của một vài loại thuốc đặc trị: Chủ yếu là những loại thuốc chữa bệnh ung thư.
  • Chấn thương: Té ngã, tai nạn thể thao, tai nạn giao thông,… tác động mạnh, nghiêm trọng lên dây thần kinh.
  • Thiếu vitamin: Chủ yếu là tình trạng thiếu vitamin B1, B6, B12, E.
  • Gia đình có tiền sử bị bệnh về thần kinh: Yếu tố di truyền có thể làm gia tăng nguy cơ bị viêm dây thần kinh.
nguyên nhân viêm dây thần kinh
Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra chứng viêm dây thần kinh

Biến chứng viêm dây thần kinh

Bệnh viêm dây thần kinh nếu không được phát hiện, chẩn đoán, điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống, ví dụ như:

  • Cứng khớp, teo cơ chân.
  • Yếu cơ khiến người bệnh dễ té ngã, gặp chấn thương.
  • Chức năng đại tiểu tiện rơi vào tình trạng rối loạn.
  • Tê, không có khả năng cảm thấy đau hoặc cảm nhận sự thay đổi của nhiệt độ sẽ vô tình khiến người bệnh bị bỏng, tổn thương ở da,…
  • Rối loạn thần kinh thực vật.
  • Cột sống bị tổn thương.
  • Tàn phế, liệt cơ.
Tham Khảo Thêm:  Cách kiểm tra lịch sử đăng nhập Facebook trên máy tính, điện thoại chi tiết nhất

Cách chẩn đoán bệnh viêm dây thần kinh

Chẩn đoán viêm dây thần kinh được thực hiện nhằm mục đích xác định nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Qua đó, bác sĩ sẽ biết liệu có thể chữa chứng viêm dây thần kinh cho người bệnh hay không. Vì không phải loại bệnh viêm dây thần kinh nào cũng chữa khỏi được. Trong một số trường hợp, bác sĩ chỉ có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng.

Việc chẩn đoán, mô tả bệnh viêm dây thần kinh sẽ được bắt đầu bằng một cuộc kiểm tra thể chất cẩn thận, kỹ lưỡng. Qua đó, bác sĩ có thể xác định, mô tả bất kỳ triệu chứng nào ở một dây thần kinh cụ thể hoặc nhận định được sự phân bổ của các dây thần kinh. (3)

Một cuộc kiểm tra sẽ hỗ trợ bác sĩ quan sát, đánh giá tiến trình thời gian, mức độ nghiêm trọng, sự phân bổ và tình trạng rối loạn chức năng thần kinh. Đồng thời, thông qua việc kiểm tra, bác sĩ sẽ nhận biết liệu tình trạng bệnh có liên quan đến các dây thần kinh vận động, cảm giác hoặc cả hai hay không. Khi định vị được tổn thương, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện các kỹ thuật cụ thể phù hợp với những dây thần kinh liên quan.

Ngoài việc khám lâm sàng, người bệnh sẽ cần làm các xét nghiệm dưới đây để giúp bác sĩ chẩn đoán chứng viêm dây thần kinh một cách chính xác:

  • Điện cơ ký (EMG) hỗ trợ bác sĩ kiểm tra chức năng thần kinh.
  • Điện cơ (EMG).
  • Xét nghiệm máu, đo lường nồng độ vitamin B12, HbA1C, ESR, CBC.
  • Phương pháp khảo sát dẫn truyền dây thần kinh (NCS).
  • Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp x-quang, MRI, CT.
  • Chọc dò tủy sống.
  • Thực hiện những bài kiểm tra thần kinh khác, ví dụ như kiểm tra cảm giác khi tác động nhiệt, rung, chạm vào.
  • Sinh thiết da.
  • Sinh thiết dây thần kinh.
  • Kiểm tra mắt cho người bị viêm dây thần kinh thị giác.
chẩn đoán bệnh viêm dây thần kinh
Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh chụp x-quang để hỗ trợ chẩn đoán viêm dây thần kinh

Cách điều trị bệnh viêm dây thần kinh

Để tìm ra cách chữa bệnh viêm dây thần kinh hiệu quả, bác sĩ cần xác định được nguyên nhân. Trong trường hợp không thể loại bỏ nguyên nhân gây bệnh thì lựa chọn điều trị phù hợp là cải thiện triệu chứng viêm dây thần kinh. Dưới đây là một số phương pháp chữa viêm dây thần kinh đang được áp dụng:

Sử dụng thuốc

Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc giảm đau thần kinh. Việc sử dụng loại thuốc nào sẽ còn tùy vào mức độ nặng nhẹ của cơn đau. Bên cạnh đó, thuốc cũng hỗ trợ làm giảm bớt những triệu chứng viêm dây thần kinh khác trong thời gian ngắn. Một số loại thuốc đang được sử dụng gồm có:

  • Với tình trạng đau nhẹ: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như codein, aspirin hoặc acetaminophen.
  • Với tình trạng đau vừa đến nặng: Thuốc giảm đau opioid như oxycodone, hydrocodone, tramadol.
  • Với tình trạng đau cấp tính: Nếu người bệnh bị viêm dây thần kinh nghiêm trọng thì bác sĩ có thể cân nhắc cho dùng thuốc corticosteroid.
  • Với tình trạng đau mãn tính: Dựa trên mức độ nghiêm trọng của chứng viêm dây thần kinh, người bệnh có thể được cho sử dụng các loại thuốc như lidocaine, capsaicin, carbamazepine, amitriptyline, pregabalin, duloxetine,…
Tham Khảo Thêm:  [MỚI NHẤT] Tháng 8 có bao nhiêu ngày theo Dương lịch và m lịch?

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp thường được áp dụng với người bệnh viêm dây thần kinh liên quan đến dây thần kinh vận động. Các hình thức vật lý trị liệu được sử dụng gồm có:

  • Ứng dụng nhiệt.
  • Kích thích dây thần kinh bằng xung điện xuyên qua da (TENS).
  • Liệu pháp lạnh.
  • Châm cứu.
  • Liệu pháp bấm huyệt.
  • Massage.

Bổ sung dinh dưỡng

Trong những trường hợp bị viêm dây thần kinh do thiếu hụt dưỡng chất, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh điều chỉnh lại khẩu phần ăn uống, bổ sung thêm dinh dưỡng. Khi bổ sung một số loại vi chất, tình trạng đau dây thần kinh, yếu, tê và những triệu chứng khác liên quan đến sự thiếu hụt dưỡng chất có thể sẽ thuyên giảm, ví dụ như:

  • Vitamin B12 thúc đẩy các dây thần kinh phát triển và tái tạo.
  • Thiamine (vitamin B1) giúp người bệnh chữa lành những chấn thương thần kinh đồng thời làm giảm các triệu chứng viêm dây thần kinh.
  • Magie và canxi đều rất quan trọng trong quá trình dẫn truyền xung thần kinh.
  • Lecithin cần thiết để dây thần kinh được sửa chữa, bảo vệ.
  • Protein là dưỡng chất đa lượng, có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi dây thần kinh.

Phương pháp phẫu thuật dây thần kinh đang bị viêm

Phẫu thuật được xem là biện pháp can thiệp cuối cùng để kiểm soát dây thần kinh bị viêm. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh làm phẫu thuật trong trường hợp chấn thương thực thể và dây thần kinh bị chèn ép.

châm cứu điều trị bệnh viêm dây thần kinh
Châm cứu là hình thức vật lý trị liệu hỗ trợ chữa bệnh viêm dây thần kinh

Cách phòng ngừa bệnh viêm dây thần kinh

Bạn có thể phòng ngừa bệnh viêm dây thần kinh thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt,… cụ thể như sau:

  • Uống nhiều nước.
  • Áp dụng khẩu phầu có nhiều rau củ, trái cây, protein để giúp hệ thần kinh luôn mạnh khỏe. Bạn hãy bổ sung thêm vitamin B12 thông qua ngũ cốc, thực phẩm từ sữa, trứng, thịt, cá,…
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất độc hại.
  • Không uống rượu, hút thuốc lá.
  • Tập thể dục tối thiểu 3 lần/tuần, 30 phút đến 1 tiếng/lần.
  • Hạn chế khiến tâm lý căng thẳng, duy trì lối sống vui vẻ, tích cực.
  • Tránh những yếu tố có thể làm tổn thương thần kinh, ví dụ như chuyển động tại xương khớp lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Bạn cũng không nên mặc trang phục chật chội, bó sát vì sẽ gây áp lực cho dây thần kinh.
  • Kiểm soát và chữa trị tốt những tình trạng gây viêm.
  • Nếu thấy bản thân có triệu chứng đáng ngờ, bạn cần đến gặp bác sĩ thăm khám ngay. Trường hợp bệnh chưa thuyên giảm, bạn hãy tái khám định kỳ và tiếp tục chữa trị theo chỉ định của bác sĩ.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Viêm dây thần kinh sẽ khiến người bệnh đối mặt với các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vì thế, bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tiến hành chữa trị đúng cách, kịp thời.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.