Các biểu hiện cho thấy bạn đã bị trúng gió

Các biểu hiện cho thấy bạn đã bị trúng gió

Trúng gió hay cảm mạo là tên gọi dân gian thường đặt cho căn bệnh do thời tiết thay đổi thất thường. Bệnh trúng gió thường gặp nhất là vào mùa đông khi cơ thể bị nhiễm lạnh. Vậy biểu hiện của bệnh trúng gió ra sao và làm thế nào để chữa trị? Hãy cùng Dr Trung tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Biểu hiện của bệnh trúng gió

Trúng gió xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ hoặc thời tiết. Điển hình như trời đang nắng chuyển sang mưa gió lạnh. Những người có sức đề kháng yếu, người cao tuổi và trẻ em thường có nguy cơ bị trúng gió cao hơn so với người khoẻ mạnh.

Khi bị trúng gió, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Cảm giác ớn lạnh toàn cơ thể, vai gáy, lưng hông đau nhức mỏi, không có sức sống.
  • Hắt hơi, sổ mũi.
  • Chóng mặt, đầu đau nhức.
  • Nôn mửa.
Tham Khảo Thêm:  Những di tích lịch sử biểu tượng của Hà Nội

Những trường hợp bị trúng gió độc nặng hơn sẽ có thể bị méo miệng, mắt chỉ lộ lòng trắng và không nhắm được mắt. Ngoài ra nếu nguy cấp có thể bị vẹo cổ, liệt nửa người gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cách chữa trị bệnh trúng gió

Đối với những trường hợp trúng gió nhẹ thông thường thì chỉ cần thực hiện các bước giữ ấm, dùng thuốc điều trị theo triệu chứng, bổ sung dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi phù hợp thì sẽ dần hồi phục sau 1, 2 ngày. Một số cách để xử lý bệnh trúng gió như sau:

  • Đầu tiên là giữ ấm cho cơ thể, tránh nơi gió nhiều, uống trà gừng hoặc nước ấm và xoa dầu gió ở lòng bàn chân, tay, cổ, thái dương, đầu mũi để cơ thể không bị lạnh. Vừa xoa dầu vừa massage nhẹ nhàng để cơ thể bớt đau nhức, tạo cảm giác dễ chịu.
  • Điều trị theo các triệu chứng của người bệnh, dùng thuốc hạ sốt, thuốc tăng đề kháng như vitamin C.
  • Bổ sung dinh dưỡng bằng cháo hành nóng, cháo tía tô để giúp giải cảm.
  • Nếu người trúng gió bị bất tỉnh thì dên dùng ngón tay cái bấm vào huyệt nhân trung của người bệnh. Sau đó kê cao chân và hạ thấp đầu để giúp tăng lượng máu lưu thông lên não. Sau khi người bệnh tỉnh thì tiếp tục xem triệu chứng và xử lý.
Tham Khảo Thêm:  WhatsApp là gì? WhatsApp có an toàn không? Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng WhatsApp

trà gừng chữa trúng gióUống trà gừng giúp cơ thể giữ ấm

Đối với những trường hợp bị trúng gió nặng như xuất hiện tình trạng méo miệng hay khó khăn trong giao tiếp thì nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời, hạn chế các di chứng về sau.

Làm thế nào để hạn chế bị trúng gió

Những người lớn tuổi, trẻ nhỏ hay người có sức đề kháng yếu nên cẩn thận hơn so với những người khoẻ mạnh ở thời điểm giao mùa và đặc biệt là mua đông lạnh.

  • Tránh ngồi ở những nơi có gió lớn, khi ra đường vào mùa đông nên giữ ấm cơ thể ở những vị trí quan trọng như đầu, cổ, chân, tay.
  • Hạn chế để cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, ví dụ như từ trong nhà ấm nóng ra chỗ lạnh nhiều gió hay trong phòng điều hoà bước ra ngoài trời nắng nóng. Cần cho cơ thể thời gian thích nghi với nhiệt độ để tránh sốc nhiệt.
  • Không tắm nước lạnh vào mùa đông, mùa hè hạn chế tắm khuya sau 10h tối. Không tắm ở chỗ có nhiều gió lùa, cần lau khô người ngay sau khi tắm.
  • Khi uống rượu, bia không nên đi ra đường hoặc ở nơi có nhiều gió.
  • Tập luyện hàng ngày, bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng cho cơ thể.
Tham Khảo Thêm:  Non Fan là gì? Những thuật ngữ Kpop mà có thể bạn chưa biết

Trúng gió là bệnh rất thường gặp và tất cả mọi người đều có nguy cơ bị trúng gió. Chính vì vây, ngoài việc tăng sức đề kháng thì nên theo dõi tình trạng và biểu hiện bệnh để có thể điều trị kịp thời. Để tìm hiểu về giải pháp nâng cao sức đề kháng cho cả gia đình trong thời điểm giao mùa hãy liên hệ với Dr Trung để được tư vấn kỹ lưỡng.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.