Sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ (thai vào tử cung)?

Sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ (thai vào tử cung)?

Những ngày sau chuyển phôi là khoảng thời gian mà người phụ nữ nhạy cảm nhất. Những thay đổi nhỏ xuất hiện trong cơ thể cũng làm họ lo lắng liệu đó có phải là dấu hiệu nhận biết phôi đã làm tổ thành công sau khi làm thụ tinh ống nghiệm hay không. Vậy sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ?

sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ

Ngày nay, cụm từ thụ tinh ống nghiệm không còn quá xa lạ ở Việt Nam – một nước có tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ngày càng gia tăng. Các cặp vợ chồng không thể mang thai tự nhiên tìm đến với các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm (IVF) như một phương pháp hiệu quả trong hành trình tìm con. (1)

Đây là phương pháp hỗ trợ sinh sản đạt tỷ lệ thành công cao nhất hiện nay, phương pháp này được xem là “sứ giả hạnh phúc” khi giúp cho hàng triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn hiện thực hóa sứ mệnh làm cha mẹ. Vấn đề sau chuyển phôi bao lâu phôi làm tổ luôn được nhiều cặp vợ chồng quan tâm.

Bạn cần biết gì về quá trình chuyển phôi?

Chuyển phôi được xem là bước quan trọng cuối cùng trong hành trình làm thụ tinh ống nghiệm IVF. Sau quá trình kích thích nang noãn và chọc hút noãn, số noãn và tinh trùng đạt chất lượng sẽ được chuyển đến phòng lab để thụ tinh và tạo phôi. Phôi sẽ được nuôi cấy bên ngoài 2-5 ngày.

Nếu được chuyển phôi ngay sau khi tạo phôi (từ 2 đến 5 ngày) thì gọi là chuyển phôi tươi. Trong trường hợp người vợ không đủ điều kiện sức khỏe để được chuyển phôi tươi, toàn bộ số phôi đạt chất lượng sẽ được trữ đông và người vợ sẽ được chuyển phôi trữ vào những chu kỳ tiếp theo, sau quá trình chuẩn bị niêm mạc.

Quy trình chuyển phôi được thực hiện ở phòng thủ thuật. Sau bước nhận diện khách hàng bằng bằng vân tay, barcode. Người phụ nữ sẽ được hướng dẫn nằm lên bàn chuyển phôi đúng tư thế để được chuyển phôi. (2)

Thao tác chuyển phôi gồm nhiều bước và nhiều nhân sự thao tác đồng bộ, có khi cùng lúc. Chuyển phôi sẽ được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm. Siêu âm dẫn đường để bác sĩ đặt dụng cụ (catheter nòng ngoài) vào tử cung. Bác sĩ đặt dụng cụ (mỏ vịt), vệ sinh cổ tử cung, đặt dụng cụ chuyển phôi (catheter nòng ngoài vào tử cung) dưới hướng dẫn của siêu âm.

Chuyên viên phôi học sẽ cho khách hàng xem thông tin (đĩa petri có tên 2 vợ chồng), hình ảnh phôi sau rã đông (Sau khi bác sĩ đã đặt catheter nòng ngoài vào tử cung), lấy phôi ra (phôi được lấy vào dụng cụ catheter nòng trong) và di chuyển đến vị trí bác sĩ để hỗ trợ bác sĩ chuyển vào tử cung).

Khách hàng sẽ được nhìn lên màn hình tivi để xem thông tin vk ck và hình ảnh phôi trước khi chuyên viên phôi học lấy phôi vào dụng cụ và quá trình bác sĩ bơm phôi vào tử cung. Sau chuyển phôi khách hàng được chuyển về phòng hồi tỉnh để theo dõi và có thể ra về trong ngày.

Thụ tinh trong ống nghiệm thường được chỉ định cho những cặp vợ chồng gặp vấn đề về tắc nghẽn ống dẫn trứng, chỉ số dự trữ buồng trứng có vấn đề, lạc nội mạc tử cung, tinh trùng yếu, vô tinh, tỷ lệ di động kém hoặc dị dạng, những cặp vợ chồng thất bại nhiều lần với phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI (bơm tinh trùng vào tử cung), hoặc hiếm muộn không rõ nguyên nhân.

quá trình chuyển phôi

Phôi làm tổ là gì?

Phôi được nuôi cấy thông thường là ngày 3 hoặc ngày 5. Sau khi phôi được chuyển vào tử cung sẽ thoát khỏi lớp màng bọc bên ngoài và làm đào sâu vào nội mạc tử cung để làm tổ. Giai đoạn này sẽ tiết ra chất nội tiết là HCG, nếu xét nghiệm HCG dương tính có nghĩa người phụ nữ đã có thai.

Tham Khảo Thêm:  Tư vấn thiết kế nội thất thi công nội thất luxury

Sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ?

Quá trình làm tổ của phôi bắt đầu từ sự gặp gỡ – hợp nhất của tinh trùng và noãn tại đoạn bóng vòi tử cung. Hợp tử “hòa trộn” bộ nhiễm sắc thể của bố mẹ sẽ bắt đầu một quá trình phát triển mới. Từ vị trí thụ tinh, dưới tác động của dịch tiết vòi trứng, nhung mao, nhu động do co thắt cơ trơn vòi trứng, phôi sẽ di chuyển xuống đến buồng tử cung sau khoảng 4-5 ngày…(3)

Thông thường với chuyển phôi ngày 5 thì sau 1-2 ngày phôi sẽ thoát màng và tiếp xúc với nội mạc tử cung, Ngày 2-3 sau chuyển phôi phôi sẽ đào sâu vào lớp nội mạc tử cung và làm tổ ở đó hình thành nên phôi thai bắt đầu sẵn sàng cho quá trình làm tổ.

Tuy nhiên, với bản chất là một “vật thể lạ” đối với cơ thể người mẹ, khi được chuyển vào tử cung, phôi sẽ phải đối mắt với nhiều vấn đề khắc nghiệt để có thể tồn tại và phát triển khỏe mạnh. Quá trình làm làm tổ thành công của phôi sẽ bị chi phối bởi một số yếu tố như:

  • Điều kiện tại nội mạc tử cung: nội mạc tử cung được xem như ngôi nhà để phôi có thể làm tổ và phát triển. Nội mạc tử cung cần bình thường về mô học và sinh lý để đảm bảo phôi sau khi được chuyển vào sẽ có thể được chấp nhận và làm tổ bình thường.
  • Chất lượng của phôi: phôi là hợp tử được tạo bởi trứng của người phụ nữ và tinh trùng của người đàn ông. Đây là hai yếu tố quan trọng nhất đối với sự thành bại của việc làm thụ tinh trong ống nghiệm. Phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng thu được trứng chất lượng để làm IVF càng. Ở nam giới việc không có tinh trùng, tinh trùng dị dạng, bất thường, cũng cản trở trong việc tạo ra những phôi tốt.
  • Phác đồ thuốc: việc sử dụng theo phác đồ thuốc của bác sĩ cần được duy trì nghiêm ngặt, tránh tình trạng không dùng thuốc theo đơn không tiêm thuốc đúng giờ và đúng liều.
  • Cơn co tử cung: các cơn co tử cung sẽ ảnh hưởng đến vị trí của phôi. Nếu người phụ nữ có những cơn co tử cung bất thường có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ làm tổ cả phôi. Việc kiểm soát những cơn co tử cung bất thường trước khi chuyển phôi có thể cải thiện được tỷ lệ phôi làm tổ.
  • Dinh dưỡng: thực hiện chế độ quân bình dinh dưỡng, sử dụng các thực phẩm lành mạnh là điều cần thiết trong quá trình thụ thai. Các thực phẩm được khuyến nghị sử dụng bao gồm rau xanh, củ quả, trái cây, thịt gà, cá, thịt bò, trứng, sữa, hàu, tôm, cua, heo… Tránh các thực phẩm hay gây dị ứng, đồ ăn chua cay và nhiều gia vị kích thích như tiêu, ớt… hạn chế hoặc ngừng sử dụng cà phê, bia, thuốc lá.
  • Tâm lý: tâm lý của người mẹ tác động lên hầu hết các khâu trong quá trình làm IVF, từ thăm khám, kích trứng, chọc hút trứng, chuyển phôi và sau chuyển phôi. Khi người phụ nữ bị stress, yếu tố này sẽ tác động làm thay đổi nồng độ nội tiết tố thay đổi khiến chất lượng trứng, niêm mạc bị ảnh hưởng và có thể làm giảm khả năng đậu thai sau khi chuyển phôi.

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình làm tổ sau khi chuyển phôi. Vì vậy tại IVFTA-HCM ngoài việc phôi thai được nuôi cấy trong điều kiện tốt nhất, thuận lợi cho sự phát triển tối ưu thì trước khi chuyển phôi người phụ nữ sẽ được khảo sát hết các vấn đề liên quan như yếu tố nội mạc, tâm lý… để có sự chuẩn bị hoàn hảo nhất trước khi phôi được chuyển vào, giúp phôi yên tâm làm tổ.

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn đổi tên trong Valorant

Các dấu hiệu nhận biết phôi vào tử cung

Dấu hiệu phôi vào tử cung thường khó phát hiện trên lâm sàng vì vậy 12 ngày sau chuyển phôi, khách hàng sẽ được hẹn đến bệnh viện để tiến hành làm xét nghiệm máu, đo nồng độ hormone beta hCG để biết chính xác quá trình làm tổ có thành công hay không. Chính vì lẽ đó nhiều chị em vô cùng nôn nóng muốn tìm hiểu những dấu hiệu có thai sau khi chuyển phôi để sớm biết được rằng mình đã có bé yêu hay chưa?

12 ngày sau chuyển phôi, người phụ nữ sẽ đi xét nghiệm Beta để biết chắc rằng mình có thai hay không. Tuy nhiên trong 12 ngày này, sẽ xuất hiện những dấu hiệu thông báo cho việc bạn có thể sắp được “lên chức”, các dấu hiệu cho biết phôi làm tổ thường bao gồm:

1. Cảm giác nặng và căng tức vùng bụng

Sau khi được đưa vào cơ thể, phôi thai sẽ di chuyển xung quanh tử cung của người mẹ để tìm chỗ lưu trú, trong giai đoạn này phôi thai vẫn tiếp tục quá trình phân chia tế bào. Ở một số trường hợp, nếu phôi thai đã làm tổ trong tử cung, cơ thể sẽ cảm giác được sự căng tức, nặng ở phần bụng dưới. Trong khoảng thời gian này, người mẹ nên cẩn thận trong quá trình di chuyển, vận động nhẹ nhàng để phôi thai có thể bám chắc vào tử cung.

2. Căng tức ở vùng ngực

Một dấu hiệu điển hình nữa cho thấy phôi thai đã bám và phát triển trong tử cung đó là xuất hiện tình trạng căng tức ở vùng ngực. Kích thước của ngực cũng sẽ tăng dần theo sự phát triển của thai nhi.

3. Thân nhiệt tăng lên

Sau khi phôi làm tổ thành công thì thân nhiệt của mẹ sẽ tăng lên gây nóng trong người. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do quá trình trao đổi chất tăng lên để phục vụ cho việc nuôi dưỡng thai nhi, hơn nữa sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai cũng làm cho mẹ có cảm giác nóng, tăng thân nhiệt như thế này.

4. Cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ

Một dấu hiệu cho biết thai đã thụ tinh thành công chính là cảm giác mệt mỏi hơn bình thường. Bởi vì lúc này cơ thể của người mẹ cần phải hoạt động mạnh mẽ, tăng tốc nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình thai nhi phát triển trong bụng. Những cơn buồn ngủ ập đến nhiều hơn vào buổi trưa và tối, vì lẽ đó bạn đừng quá lo lắng mà cần phải nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn.

5. Ra máu âm đạo

Theo các chuyên gia, sau khi phôi thai di chuyển và bám vào tử cung thành công sẽ gây ra hiện tượng ra máu âm đạo. Bởi vì trong lúc phôi di chuyển tìm nơi thích hợp làm tổ đã gây tổn thương nhẹ ở lớp nội mạc tử cung dẫn đến ra máu tại âm đạo.

Tuy nhiên, các bà mẹ không nên quá lo lắng. Bởi vì tương tự như khi mang thai tự nhiên, hiện tượng này chỉ xuất hiện từ 1 đến 2 ngày là tự biến mất. Các mẹ cũng lưu ý, trường hợp ra máu đỏ tươi hoặc đen sẫm, ra máu nhiều thì cần tới bệnh viện thăm khám lại ngay vì đây là dấu hiệu nguy hiểm, không giống với máu báo làm tổ của phôi thai.

Hành trình tìm con với sự đồng hành của các phương pháp hỗ trợ sinh sản không bao giờ là dễ dàng. Đó có thể là một chặng đường dài nên mỗi cặp vợ chồng hãy chuẩn bị cho mình một tâm lý thật tốt. Tâm lý tốt, cơ thể thoải mái là bước đệm đầu tiên để hoàn thành ước nguyện được làm cha mẹ.

Khách hàng được tư vấn, chăm sóc kỹ càng trong quá trình trước và sau khi làm thụ tinh trong để đạt được kết quả mỹ mãn nhất.

Cần làm gì sau chuyển phôi để quá trình làm tổ thuận lợi? (Ăn uống, nghỉ ngơi, kiêng làm việc nặng, tập thể dục,…)

Sau chuyển phôi cần làm gì để phôi có thể thuận lợi làm tổ là điều mà nhiều chị em quan tâm. Một số chị em thường truyền tai nhau sau chuyển phôi nên nằm im một chỗ để phôi dễ bám và làm tổ. Tuy nhiên, sau chuyển phôi chị em không nên nằm một chỗ mà nên nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng như đi bộ, thiền, yoga… Thời gian phôi làm tổ thường diễn ra từ ngày 1-5 sau khi chuyển phôi vậy nên bạn đừng để bản thân stress trong giai đoạn này, nếu được có thể làm bất kỳ điều gì khiến bạn thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần nhưng phải đảm bảo nhẹ nhàng và an toàn.

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn chi tiết các cách kiểm tra dung lượng 4G Viettel đơn giản nhất

Ăn gì, kiêng gì sau khi chuyển phôi cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhiều chị em. Theo các chuyên gia dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ phôi làm tổ. Các nhóm thực phẩm chị em được khuyến nghị sử dụng như: thực phẩm giàu protein (heo, bò dê, gà vịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu…) thực phẩm giàu carbohydrate tốt, thực phẩm chứa chất béo tốt, thực phẩm chống viêm, bổ máu, và uống đủ nước.

Bên cạnh đó, sau chuyển phôi chị em không nên sử dụng quá nhiều các thực phẩm nhiều đường, đồ có chứa chất bảo quản, đồ ăn cay nồng, các loại thực phẩm không tốt cho thai kỳ như rau răm, măng, mướp đắng, đu đủ sống, hạn chế cafein, kiêng rượu bia và thuốc lá…

Sau chuyển phôi chị em không nên tiếp xúc với nhiệt độ cao, cần tránh tắm nước quá nóng, tắm bồn hoặc xông hơi. Tránh việc tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại và tránh quan hệ tình dục trong khoảng 10-14 ngày sau chuyển phôi. Việc quan hệ tình dục sau chuyển phôi có thể gây ra những cơn thắt tử cung, ảnh hưởng đến việc phôi bám và làm tổ.

Bí quyết để làm thụ tinh ống nghiệm thành công phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở điều trị hiếm muộn. Tại IVFTA, tỉ lệ làm IVF thành công cao hàng đầu cả nước. Bên cạnh các bí quyết quan trọng khác thì kỹ thuật nuôi phôi ngày 5 cũng là sự khác biệt giúp nâng cao tỷ lệ có thai ở các ca IVF. Để thực hiện được các kỹ thuật này đòi hỏi trang thiết bị rất hiện đại, đồng thời rất cần trình độ và kinh nghiệm của các chuyên gia, bác sĩ.

Nhờ sự nỗ lực của các bác sĩ, các chuyên gia cùng sự kiên trì của các cặp vợ chồng, những trái ngọt đang được kết tinh, nuôi dưỡng từng ngày tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh. Cùng áp dụng những bí quyết làm thụ tinh ống nghiệm thành công để chuẩn bị cho mình một hành trang thật tốt trên hành trình tìm đón con yêu về nhà.

IVFTA-HCM luôn chắt chiu những cơ hội dù là nhỏ nhất để ba mẹ có thể sớm đón con yêu về nhà. Sở hữu những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản cùng hệ thống phòng Lab, hệ thống tủ nuôi cấy phôi hiện đại giúp nâng cao tỷ lệ có thai khi điều trị hỗ trợ sinh sản với các cặp vợ chồng.

Với lợi thế nằm trong bệnh viện đa khoa, IVFTA-HCM có sự liên kết và hỗ trợ mật thiết từ Trung tâm sản phụ khoa, khoa Nhi-Sơ sinh, Trung tâm tim mạch, Trung tâm xét nghiệm, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh… giúp cho hành trình từ lúc ươm mầm đến lúc mang thai và sinh con của Mẹ sẽ được suôn sẻ nhất.

hành trình ươm mầm

Để tìm hiểu thêm các thông tin về phôi thai tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Hệ thống BVĐK Tâm Anh TP.HCM, bạn có thể liên hệ:

Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin về sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ. Các dấu hiệu làm tổ sau chuyển phôi thường không giống nhau ở tất cả chị em. Vậy nên để biết chính xác tình trạng sau chuyển phôi thành công hay không chị em nên đến bệnh viện để kiểm tra, tránh việc tự ý ngưng dùng thuốc khi không có dấu hiệu chuyển phôi thành công.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.