Dấu hiệu mọc răng khôn cần biết và những trường hợp cần phải mổ

Mọc răng khôn gây ra rất nhiều phiền toái, ngoài việc xuất hiện những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng tới sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, chúng còn tiềm ẩn những nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng phổ biến. Trong bài viết dưới đây, Nha Khoa Minh Khai sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về dấu hiệu mọc răng khôn và những trường hợp phải mổ. Cùng theo dõi để biết thêm kiến thức bổ ích nhé.

Răng khôn là gì và tại sao lại mọc răng khôn?

Răng khôn (răng số 8) dùng để chỉ những chiếc răng mọc cuối cùng ở phần trong cùng của hàm. Về cơ bản hàm răng của con người có 28 cái để thực hiện các chức năng nhai, do đó khi răng khôn mọc lên chúng cũng hoàn toàn không có ý nghĩa về mặt chức năng. Nhất là đối với những chiếc răng mọc lệch, mọc ngược,…

Răng khôn bao gồm 4 chiếc tuy nhiên không phải ai cũng mọc đủ, có người chỉ mọc 1 – 2 cái, có người không mọc răng khôn, điều này phụ thuộc vào cấu trúc hàm của từng người. Về vẻ bên ngoài, răng khôn có hình dáng tương đối lớn, kích thước tương đương một chiếc răng hàm lớn.

Độ tuổi mọc răng khôn

Độ tuổi mọc răng khôn rất đa dạng, tuy nhiên chúng sẽ không xuất hiện khi trẻ còn nhỏ vì đây được coi là giai đoạn thay răng và đang phát triển của con người. Thông thường, răng khôn sẽ mọc ở người trưởng thành, từ 18 tuổi trở lên và không cố định thời điểm mọc. Có một số trường hợp 30 tuổi mới bắt đầu mọc răng khôn cũng có trường hợp 20 tuổi đã mọc đủ 4 răng khôn.

Trong đó độ tuổi răng khôn mọc phổ biến nhất là từ 18 – 25, đây là thời điểm hầu như không còn hiện tượng thay răng, cấu trúc hàm, răng cũng đã ổn định. Khi mọc, răng khôn có thể lên cùng lúc hoặc chia ra mọc theo đợt, có thể mất khoảng vài tháng đến vài năm tùy vào cơ địa và cấu trúc hàm của từng người.

Tham Khảo Thêm:  LGBT là gì? Bao giờ Việt Nam công nhận LGBT?

Các dấu hiệu mọc răng khôn cần biết

Trước và trong quá trình mọc răng khôn sẽ xuất hiện những dấu hiệu khá rõ rệt, tuy nhiên nhiều người nhầm tưởng những dấu hiệu này với các bệnh lý thông thường. Vậy dấu hiệu mọc răng khôn là gì? Bạn hãy chú ý những thay đổi dưới đây để có thể xử lý kịp thời, hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe.

  • Cơ thể mệt mỏi, sốt: Một dấu hiệu phổ biến khác khi mọc răng nói chung và răng khôn nói riêng là sốt. Tình trạng xuất hiện do sự tấn công của vi khuẩn trong khoang miệng, sốt nhẹ hoặc cao thường đi kèm với mệt mỏi, mất sức tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
  • Hơi thở có mùi: Răng khôn mọc khiến cho phần nướu bị tổn thương thêm vào đó là các mảng bám thức ăn tạo nên hơi thở có mùi khó chịu. Điều này tác động lớn đến quá trình sinh hoạt, giao tiếp với mọi người, nhất là vào thời điểm mới ngủ dậy, hơi thở sẽ có mùi hôi rất nồng.
  • Chán ăn: Khi mọc răng khôn hầu hết mọi người đều sẽ cảm thấy đau nhức và mệt mỏi, chính vì vậy nên giảm đi cảm giác thèm ăn cũng như ăn không ngon. Những người bị áp xe nướu hay sưng viêm lợi khi ăn còn xuất hiện va chạm mạnh khiến tình trạng càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Đau hàm, cứng khớp, sưng má: Theo các nha sĩ, việc răng số 8 mọc sẽ dẫn tới tình trạng chèn ép vào khu vực răng số 7, kèm theo các hiện tượng đau hàm, cứng khớp, khó mở miệng và sưng má. Những triệu chứng này hoàn toàn có thể nhìn thấy và cảm nhận được, do đó rất dễ để nhận ra việc bạn đang mọc răng khôn.
  • Sưng lợi: Răng khôn có kích thước lớn, khi mọc sẽ chen lấn, xô đẩy răng hàm và chưa trồi lên sẽ gây ra tình trạng sưng lợi. Lợi bị sưng tấy, đỏ và đau kéo dài ảnh hưởng tới cuộc sống, quá trình ăn uống và giao tiếp. Đây cũng là triệu chứng đầu tiên mà bạn có thể phát hiện trong giai đoạn mới mọc.
Tham Khảo Thêm:  Tốc độ quay của Trái Đất tới 1.657km/h, nhưng vì sao chúng ta không cảm nhận được Trái Đất đang quay?

>> Xem thêm: Cách giảm đau khi mọc răng khôn

Trường hợp mọc răng khôn phải nhổ?

Qua thông tin trên bạn đã biết được dấu hiệu mọc răng khôn là gì vậy tiếp theo hãy cùng tìm hiểu các trường hợp mọc răng khôn nào cần phải nhổ nhé.

Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt của con người. Mặc dù không có chức năng nhưng chúng không tác động hay gây ra bất cứ sự bất tiện nào. Tuy nhiên, ngoài mọc thẳng răng khôn còn mọc ở các vị trí không hề thuận lợi, gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng.

Nếu răng khôn mọc trong những trường hợp dưới đây, các nha sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đi nhổ càng sớm càng tốt để hạn chế tới mức tối đa tác động tiêu cực về sau:

  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngược, xô lệch hoặc ảnh hưởng tới các khớp, hàm và vùng răng lân cận.
  • Răng mọc bên cạnh khe giắt thức ăn, khó vệ sinh khiến vi khuẩn tích tụ, tạo điều kiện gây ra tình trạng sâu răng về sau.
  • Răng khôn bị sâu hoặc mọc ngang, mọc lệch má gây đau đớn cho bệnh nhân.
  • Răng khôn mọc thẳng nhưng lại không có răng đối, trường hợp này răng trồi dài và có thể gây ảnh hưởng tới nướu.
  • Các trường hợp răng khôn mọc có nguy cơ gây ra các bệnh lý toàn thân khác.

Nếu bạn gặp thuộc một trong số những trường hợp trên tuy nhiên đang điều trị các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, rối loạn cầm máu thì bác sĩ sẽ không chỉ định nhổ thay vào đó là hướng dẫn cách vệ sinh đúng để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn, bạn cần có một khoảng thời gian để phục hồi, do đó nên xây dựng cho mình một chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp, hạn chế tác động tới vùng răng mới nhổ. Một số mẹo sau có thể giúp ích cho quá trình phục hồi nhanh chóng và an toàn:

  • Chế độ ăn uống: Sau khi nhổ răng, bạn chỉ nên sử dụng các loại thực phẩm mềm và dễ nuốt như cháo, súp, canh, sữa,…để tránh ảnh hưởng tới vết thương. Thêm vào đó là bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin, canxi, tuyệt đối không sử dụng đồ ăn cứng, đồ cay nóng cũng như sử dụng các loại nước có gas, có cồn và chất kích thích.
  • Chế độ nghỉ ngơi: Bạn cần dành thời gian cho việc nghỉ ngơi nhiều hơn, bên cạnh đó tránh các hoạt động mạnh có thể tác động tới vùng răng khôn mới nhổ. Khi ngủ có hể kê cao gối và tránh nằm nghiêng, việc này sẽ giúp hạn chế áp lực tới vùng tổn thương sau khi nhổ răng.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Cách tốt nhất là bạn nên đánh răng thường xuyên, nhẹ nhàng và tránh sử dụng nước sát khuẩn. Chuẩn bị nước súc miệng, sau khi ăn cần súc miệng sạch sẽ để loại bỏ các mảng bám và thức ăn thừa có thể tạo ra vi khuẩn. Khi đánh răng cần hết sức nhẹ nhàng và tránh khu vực mới nhổ.
  • Lựa chọn sản phẩm hỗ trợ làm sạch: Bạn nên chuẩn bị một bộ sản phẩm bao gồm bàn chải, kem đánh răng, nước súc miệng, chỉ nha khoa,…để hỗ trợ cho việc làm sạch tối ưu. Nên chọn sản phẩm an toàn, lành tính và hạn chế gây ra tác động xấu cho răng miệng.
Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn cách tùy chỉnh icon trên iPhone cực đơn giản - 126.vn

>> Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc sau nhổ răng khôn hiệu quả

Việc nhổ răng khôn đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp và đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn, do đó bạn cần lựa chọn cho mình một địa chỉ uy tín. Nha Khoa Minh Khai tự hào là một trong số những địa chỉ khám chữa các bệnh lý liên quan đến răng miệng hàng đầu hiện nay. Bên cạnh đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao là trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chăm sóc khách hàng tận tâm, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho mọi khách hàng.

Lời kết

Như vậy bài viết đã mang đến những thông tin tổng hợp về răng khôn cũng như dấu hiệu mọc răng khôn, cách chăm sóc sau khi nhổ. Mong rằng những thông tin này mang đến hữu ích cho bạn đọc. Nếu có nhu cầu nhổ răng hay cần tư vấn khám nha khoa, hãy liên hệ với Nha Khoa Minh Khai để được tư vấn nhanh chóng nhất nhé.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.