Ăn rau má có tác dụng gì? Cách sử dụng rau má hợp lý

Ăn rau má có tác dụng gì? Cách sử dụng rau má hợp lý

Rau má là loại thực phẩm quen thuộc với nhiều tác dụng bổ dưỡng được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày. Vậy rau má có tác dụng gì? Bài viết này sẽ liệt kê cho bạn những công dụng tuyệt vời của rau má và cách sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.

Rau má là loại thực phẩm quen thuộc với nhiều tác dụng bổ dưỡng được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày

Rau má là loại thực phẩm quen thuộc với nhiều tác dụng bổ dưỡng được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày

Công dụng của rau má

Rau má cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể chúng ta. Cùng tìm hiểu 4 lợi ích nổi bật từ loại thuốc quý này.

1. Giảm mụn

Rau má có tác dụng gì? Rau má có khả năng giúp làm dịu và điều trị mụn trứng cá, mụn mủ, và tình trạng da không đều màu nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin A và các khoáng chất có lợi cho da.

Rau má có khả năng giúp làm dịu và hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, mụn mủ

Rau má có khả năng giúp làm dịu và hỗ trợ trị mụn trứng cá, mụn mủ

2. Phòng ngừa bệnh cảm

Rau má có tác dụng gì? Chất chống oxy hóa mạnh mẽ như vitamin C của rau má, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C giúp tạo ra các tế bào bạch cầu, tăng cường chức năng của chúng trong việc đối phó với các bệnh truyền nhiễm.

Chúng còn được xem là thần dược có khả năng làm giảm viêm nhiễm trong cơ thể, giúp ngăn chặn sự lây lan của viêm nhiễm và điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

3. Tác dụng của rau má: Tốt cho tinh thần

Rau má cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin, khoáng chất có tác động tích cực đến tinh thần. Ngoài ra, nó có khả năng bảo vệ tế bào não, giúp cải thiện trí nhớ và điều trị các tình trạng mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, bệnh Alzheimer…

Tham Khảo Thêm:  Các nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

4. Tác dụng của rau má: Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Nhờ vào các chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C và betacarotene, rau má tạo ra điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ. Điều này giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi hiệu quả, cung cấp năng lượng và cải thiện sức khỏe.

Rau má giúp cải thiện giấc ngủ

Rau má giúp cải thiện giấc ngủ

Hướng dẫn cách sử dụng rau má để đạt hiệu quả nhất

Nếu bạn sử dụng rau má đúng cách, nó sẽ lại nhiều hiệu quả tích cực đối với sức khỏe. Dưới đây là một số cách dùng rau má hợp lý mà bạn nên biết.

Ăn nhiều rau má có tốt không?

Các nghiên cứu cho thấy rằng, việc lạm dụng quá nhiều rau má có thể gây hại cho gan, thận và các tế bào máu. Do đó chỉ nên dùng với lượng vừa phải.

Theo khuyến cáo của Học viện Y tế Hoa Kỳ, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 30g đến 40g rau má tươi, tương đương với 1 cốc nước rau má và chỉ nên dùng trong vòng 1 tháng. Sau đó, ngừng ít nhất là nửa tháng rồi mới có thể dùng tiếp.

Liều dùng của loại thực phẩm này có thể thay đổi tùy thuộc vào cá nhân, bao gồm cả tuổi, tình trạng sức khỏe và các yếu tố khác cần xem xét. Để biết được liều dùng phù hợp, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Ăn nhiều rau má có tốt không?

Ăn nhiều rau má có tốt không?

Những ai KHÔNG nên ăn rau má?

Rau má có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng những người đang trong các trường hợp này cần lưu ý không nên sử dụng:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Rau má có thể chứa các chất có thể gây ra tác động không mong muốn đến sự phát triển của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh

Tham Khảo Thêm:  Làm 7 điều này trước khi đi ngủ có thể giúp bạn giảm mỡ bụng

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên dùng rau má

  • Người có tiền sử bệnh gan: Rau má có thể tương tác với chức năng gan, đặc biệt nếu bạn đã có tiền sử bệnh gan.

  • Người bị bệnh tiểu đường: Rau má có chứa một lượng carbohydrate và đường, vì vậy người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng để tránh làm tăng đường huyết.

  • Người đang dùng thuốc: Một số thuốc có thể tương tác với thành phần hoá học trong rau má. Vì vậy, người đang dùng thuốc nên thảo luận với bác sĩ trước khi ăn rau má.

  • Người có vấn đề về da: Người có tiền sử bệnh tổn thương da, viêm nhiễm da cần tránh ăn rau má vì có thể gây kích ứng da hoặc làm tăng tình trạng viêm nhiễm nếu da đã bị tổn thương hoặc mẫn cảm.

Gợi ý bài thuốc dân gian chữa bệnh từ rau má

  • Chữa mụn nhọt, rôm sảy: Dùng 100g rau má tươi, sau đó xay nhuyễn uống hàng ngày hoặc giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị mụn và rửa sạch lại với nước ấm.

  • Chữa bệnh vàng da: Dùng khoảng 30g rau má kết hợp với 30g đường phèn. Sau đó sắc lấy nước uống.

  • Chữa đi ngoài ra máu: Cần chuẩn bị một nắm ích mẫu thảo và một nắm rau má, sau đó đem đi rửa sạch và giã nát hoặc xay lấy nước uống.

  • Chữa bệnh sởi: Dùng khoảng 60g rau má tươi sau đó rửa sạch, dùng để sắc uống.

  • Chữa tiêu chảy: Dùng khoảng 30g rau má sắc với nước gạo giúp cải thiện tình trạng này.

  • Táo bón: Sử dụng 30g rau má tươi giã nát. Phần bã dùng để đắp lên rốn và phần nước dùng để uống.

Gợi ý một số cách sử dụng rau má trị bệnh

Gợi ý một số bài thuốc từ rau má

Một số lưu ý cần biết khi ăn rau má

Tham Khảo Thêm:  [Notebook/Desktop/AIO] How to boot the system from USB flash drive/CD-ROM

Lời khuyên quan trọng bạn nên biết khi ăn rau má:

  • Những người hay bị đau bụng, đầy hơi nên ăn một ít rau má sống hoặc ăn kèm theo vài lát gừng sống.

  • Rau này mọc sát đất nên có nguy cơ chứa nhiều vi khuẩn, thuốc trừ sâu vì vậy trước khi chế biến bạn nên rửa sạch kỹ lưỡng.

  • Khi bạn đang có vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy cần hạn chế uống rau má.

  • Không nên uống rau má thay nước lọc vì có thể gây đầy bụng, lạnh bụng, gây nhức đầu và thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe.

  • Không nên uống rau má khi dùng thuốc tây vì có thể xảy ra những tương tác thuốc không mong muốn.

  • Ngoài việc ăn rau má, bạn cần kết hợp với các nhóm dinh dưỡng khác để có một chế độ ăn uống lành mạnh.

Trên đây là tất cả thông tin về những lợi ích từ rau má, hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về cách sử dụng loại rau tốt cho sức khỏe này nhé!

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Bạn có thể xem thêm:

  • Đến tháng nên ăn gì? Top 10 loại thực phẩm nên ăn trong ngày đèn đỏ

  • Đường ăn kiêng là gì? Top 5 lợi ích của đường ăn kiêng

  • 10+ dấu hiệu mang thai tuần đầu phổ biến nhất ở mẹ bầu

  • 4 mẹo ăn chay đúng cách giúp cơ thể săn chắc, khỏe mạnh

  • Top 7 thực đơn tăng cân cho người gầy vừa an toàn vừa hiệu quả

  • 5 cách nhịn ăn gián đoạn giảm cân hiệu quả

  • Một quả táo chứa bao nhiêu calo? Nên ăn mấy quả táo đỏ 1 ngày?

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.