Huấn luyện giấc ngủ cho bé: Cai sữa đêm

Bạn có thể tham khảo một số mẹo cai sữa đêm cho trẻ như sau:

  • Bắt đầu quá trình ăn dặm từ từ: Cho bé bú trong thời gian ngắn hơn ở mỗi bên vú vào ban đêm hoặc giảm lượng sữa trong bình vào ban đêm. Cố gắng kéo dài khoảng cách giữa các cữ bú bằng việc dỗ dành để bé ngủ trở lại.
  • Đảm bảo bé được bú nhiều trong cả ngày: Khi bé lớn lên và trở nên hiếu động hơn, nó có xu hướng bú bình vào ban ngày và bú bù vào ban đêm. Để đảm bảo bé được bú đủ, bạn nên chia giờ bú, cho bú ở nơi yên tĩnh. Nếu không chắc bé đã bú đủ, hãy kiểm tra sự phát triển bằng cách đưa bé đến phòng khám.
  • Cho bé bú thêm vào buổi tối: Nếu bé được cho bú no trước khi ngủ thì khả năng thức đêm đòi bú sẽ ít hơn. Bạn thậm chí có thể đánh thức bé để cho bú lần cuối hoặc “cho con bú trong mơ” trước khi tự đi ngủ.
  • Tránh cai sữa đêm khi lịch trình thay đổi: Nếu bạn sắp trở lại làm việc hoặc đi nghỉ cùng gia đình. Nếu gần đây bạn ít rảnh rỗi vào ban ngày, hãy đảm bảo dành thêm thời gian âu yếm bé vào ban đêm.
  • Nhờ chồng dỗ dành khi bé khóc vào ban đêm: Nếu bạn là người chăm sóc con vào ban đêm, mùi cơ thể hoặc sữa của bạn có thể khiến bé muốn bú. Thay vào đó, nếu bạn ngủ chung, hãy cân nhắc đặt nôi ở cạnh giường của chồng.
  • Giảm dần các lần cho bú: Nhẹ nhàng xoa dịu và dỗ dành bé khi bé dậy bú và giải thích rằng đã đến giờ ngủ chứ không phải ăn.
Tham Khảo Thêm:  Mẹ đảm gợi ý 38 mâm cơm mùa hè ngon và dễ làm

Bạn nên tập cho bé ngủ bằng cách nói với bé rằng “mẹ sẽ cho con bú hoặc bú bình vào buổi sáng, bây giờ đã đến lúc đi ngủ”. Nói một cách chắc chắn và nhẹ nhàng trong khi vỗ nhẹ vào lưng hoặc bụng của trẻ, đừng bế trẻ lên. Mặc dù trẻ còn quá nhỏ để hiểu lời nói của bạn, nhưng sẽ dần hiểu ý nghĩa.

Trong nhiều trường hợp, bé chỉ khóc một chút trong một hoặc hai đêm trước khi thích nghi với thời gian biểu mới. Nếu bạn cố gắng giảm số lần bú và bé khóc không nguôi trong nhiều đêm liên tiếp, hãy quay lại thói quen bình thường và thử lại sau một hoặc hai tuần.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Tham Khảo Thêm:  Phá đảo thiên đường ăn vặt Hà Nội với LIST 27+ món ngon “thần sầu”

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm – Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.