10 mẹo giảm đau bụng kinh tại nhà – Nên làm gì để bớt nhức?

10 mẹo giảm đau bụng kinh tại nhà – Nên làm gì để bớt nhức?

Hơn ½ phụ nữ bị đau bụng kinh trước và trong kỳ kinh nguyệt. Mặc dù mức độ đau bụng kinh thường không nghiêm trọng nhưng có thể gây bất tiện trong sinh hoạt và công việc thường ngày. ThS.BS Trần Thị Thanh Thảo, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ 10 cách giảm đau bụng kinh hiệu quả mà chị em có thể áp dụng tại nhà.

giảm đau bụng kinh tại nhà

Vì sao chị em bị đau bụng khi đến chu kỳ kinh?

Đau bụng kinh là cảm giác đau tức ở vùng bụng dưới, có thể xảy ra trước và trong kỳ kinh nguyệt. Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), hơn ½ phụ nữ bị đau bụng kinh khoảng 1-2 ngày trong những ngày đầu hành kinh. Cơn đau bụng có thể từ đau âm ỉ, đau dai dẳng đến khá dữ dội, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và công việc của chị em trong vài ngày. (1)

Giải thích vì sao chị em thường bị đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt, bác sĩ Trần Thị Thanh Thảo cho biết, vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị cho quá trình làm tổ và phát triển của trứng đã thụ tinh. Nếu tinh trùng không gặp trứng và không xảy ra quá trình thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ bong ra và được đẩy ra khỏi cơ thể dưới lực co bóp của tử cung.

“Khi thành tử cung co bóp mạnh sẽ khiến mạch máu ở niêm mạc tử cung bị chèn ép, giảm nguồn cung cấp máu và oxy đến tử cung. Nếu bị thiếu oxy, các mô trong tử cung sẽ tiết ra chất hóa học gây co thắt tử cung mạnh hơn khiến chị em thấy đau.

“Ngoài ra, trong những ngày đầu hành kinh, cơ thể tiết ra chất trung gian hóa học là prostaglandin khiến tử cung co bóp nhiều hơn với lực mạnh hơn. Đó là lý do chị em thấy đau bụng nhiều trong khoảng thời gian hành kinh”, bác sĩ Thanh Thảo cho biết thêm. (2)

mô tả quá trình rụng trứng
Mô tả quá trình rụng trứng và kinh nguyệt hàng tháng ở phụ nữ

Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân kể trên, tình trạng đau bụng kinh có thể là triệu chứng báo hiệu của một số căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, hẹp cổ tử cung, viêm vùng chậu, ung thư cổ tử cung… Nếu gặp phải cơn đau bụng kinh dữ dội và kéo dài dai dẳng, chị em cần thăm khám ngay để kiểm tra tìm nguyên nhân, tuyệt đối không được chủ quan.

Tham Khảo Thêm:  Uống nước dừa nhiều có tốt không?

Cơn đau bụng kinh như thế nào là bình thường?

Cơn đau bụng kinh bình thường (còn gọi là đau bụng kinh nguyên phát) là những cơn đau có tính chất lặp đi lặp lại mỗi tháng và không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Chị em sẽ có cảm giác đau khoảng 1-2 ngày trước khi bắt đầu có kinh hoặc ngay khi vừa có kinh nguyệt. Đau bụng kinh kéo dài khoảng 48-72 giờ tùy cơ địa mỗi người, đồng thời đi kèm các triệu chứng khác như đau lưng hoặc đùi, buồn nôn và nôn, mệt mỏi, tiêu chảy…

Bác sĩ Thanh Thảo cho biết, đau bụng kinh nguyên phát có thể bắt đầu ngay khi nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt, mức độ đau sẽ giảm dần khi phụ nữ già đi và có thể chấm dứt sau khi phụ nữ sinh con.

Nếu gặp phải cơn đau bụng kinh bắt đầu sớm trước kỳ kinh hoặc kéo dài hơn so với cơn đau bụng kinh thông thường, không đi kèm các triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy… đó có thể là dấu hiệu báo hiệu cơn đau bụng kinh bất thường (còn gọi là đau bụng kinh thứ phát có liên quan đến bệnh lý) mà chị em cần thăm khám ngay để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

10 mẹo giảm đau bụng kinh an toàn và hiệu quả

Đau bụng kinh nên làm gì để giảm bớt sự khó chịu là băn khoăn hàng đầu của nhiều chị em. Dưới đây là 10 mẹo giảm đau bụng kinh hiệu quả mà chị em có thể áp dụng. (3)

1. Chườm ấm bụng

Chườm nóng vùng bụng dưới là cách giảm tình trạng đau bụng kinh đơn giản và hiệu quả nhất. Chị em có thể dùng túi chườm ấm, chai nước nóng hoặc miếng dán chuyên dụng để giữ ấm vùng bụng dưới.

chườm nóng là cách giảm đau hiệu quả
Chườm ấm bụng là cách giảm đau hiệu quả nhất mà chị em nên áp dụng

2. Tắm nước ấm

Bên cạnh việc chườm ấm bụng, chị em cũng nên tắm nước ấm trong những ngày hành kinh để điều hòa cơ thể, tăng lưu thông khí huyết là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả.

3. Uống nhiều nước

Mặc dù nghe có vẻ ngược đời nhưng uống nhiều nước có thể làm giảm cơn đau bụng kinh. Chị em nên uống nhiều nước ấm để tăng lưu lượng máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể, điều này sẽ giảm tình trạng thiếu máu và oxy khiến tử cung co bóp nhẹ nhàng hơn.

4. Massage vùng bụng dưới

Khi xuất hiện cơn đau bụng kinh, chị em có thể dùng tay làm ấm và xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng dưới. Thực hiện massage đúng cách sẽ giúp làm giãn cơ bụng dưới đang bị căng cứng trong thời gian hành kinh, từ đó giúp làm giảm cơn co thắt tử cung đột ngột là nguyên nhân chính gây đau bụng kinh.

Tham Khảo Thêm:  Bài học về Toán lớp 4 phép trừ phân số

5. Giải tỏa tâm lý

Tâm trạng lo lắng hoặc căng thẳng có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nên nặng nề hơn. Vì thế, chị em cần cố gắng duy trì tinh thần thoải mái bằng các liệu pháp thư giãn như thiền, yoga, các bài tập hít thở sâu…

Chị em nên thực hiện các liệu pháp thư giãn như yoga, thiền… nhằm giải tỏa tâm lý cũng là cách giảm triệu chứng đau bụng kinh

6. Tập luyện nhẹ nhàng

Nhiều chị em nghĩ rằng trong những ngày hành kinh nên hạn chế vận động và nghỉ ngơi nhiều hơn. Thực tế, tập luyện thể dục thể thao vừa sức sẽ giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh hiệu quả.

Chị em nên kéo giãn nhẹ nhàng vùng lưng dưới và cơ bụng để giúp lưu lượng máu đi khắp cơ thể, từ đó giúp giảm đau bụng kinh. Khi tập thể dục, cơ thể sẽ giải phóng endorphin – một chất giảm đau tự nhiên, nhờ đó giúp giảm cảm giác đau, giảm sự mệt mỏi và khó chịu trong kỳ kinh. Nếu bị buồn nôn, nôn hoặc lượng máu kinh nguyệt nhiều, chị em chỉ nên tập thể dục ở cường độ thấp. (4)

7. Chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm bớt khó chịu của đau bụng kinh. Chị em nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều magie, kẽm, axit béo, vitamin B1, B6, vitamin E,… Tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ và gia vị. Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, caffeine, hút thuốc lá… vì có thể làm tăng cơn đau.

Tham khảo: Bị đau bụng kinh nên ăn gì? Kiêng gì?

8. Ngủ đủ giấc

Trong thời gian hành kinh hormone trong cơ thể sẽ thay đổi, cộng thêm các triệu chứng khó chịu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Vì thế, chị em nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc, lưu ý ngủ đúng tư thế để làm giãn cơ bụng, giúp lưu thông khí huyết dễ dàng hơn cũng là cách giúp giảm đau bụng trong kỳ kinh hiệu quả.

9. Sử dụng thảo mộc

Uống trà thảo mộc nóng hoặc nước chanh ấm khi bị đau bụng kinh sẽ giúp tăng lưu thông máu và thư giãn cơ bắp. Ngoài ra, chị em có thể sử dụng các loại thảo mộc khác như bạc hà, mùi tây, quế, húng quế, thì là…

Tham khảo: Đau bụng kinh uống nước gì cho đỡ đau?

bị đau bụng kinh nên làm gì
Uống trà thảo mộc nóng hoặc nước chanh ấm cũng giúp chị em giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả

10. Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu bị đau bụng kinh dữ dội và các liệu pháp tự nhiên kể trên vẫn không cải thiện được cơn đau, chị em có thể sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh nhanh. Tuy nhiên, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách. Tuyệt đối không tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc bởi có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Tham Khảo Thêm:  Tác hại của nha đam với da mặt | Hiểu rõ và ứng phó hiệu quả

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Mặc dù đau bụng kinh là hiện tượng bình thường trong thời gian hành kinh, tuy nhiên đó cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Vì thế, nếu nhận thấy cơn đau bụng kinh bắt đầu sớm và kéo dài dai dẳng, chị em nên thăm khám ngay để được kiểm tra tìm nguyên nhân, chẩn đoán đúng bệnh, có can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Bác sĩ Thanh Thảo khuyến cáo chị em hãy đến ngay cơ sở y tế nếu thuộc các nhóm sau đây: (5)

  • Đau bụng kinh dữ dội gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc thường ngày.
  • Triệu chứng đau bụng kinh không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng.
  • Bị đau bụng kinh dữ dội.
box bác sĩ thanh thảo
ThS.BS Trần Thị Thanh Thảo, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM có nhiều năm kinh nghiệm sẵn sàng đồng hành cùng chị em để đưa ra giải pháp giảm đau bụng kinh tốt nhất

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ thăm khám, chẩn đoán và điều trị cá thể hóa… phát hiện sớm những trường hợp đau bụng kinh thứ phát do bệnh phụ khoa, từ đó có hướng dẫn điều trị thích hợp và hiệu quả, bảo vệ toàn diện sức khỏe và thiên chức làm mẹ cho chị em.

Để đặt lịch hẹn thăm khám với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:

Nên kiêng gì trong những ngày hành kinh?

Bên cạnh việc tìm hiểu bị đau bụng kinh nên làm gì, chị em cũng cần biết đau bụng kinh nên kiêng gì. Vì cơ thể chị em khá đặc biệt trong những ngày hành kinh, do đó không nên ăn thực phẩm gây lạnh bởi có thể làm tăng mức độ cơn đau bụng kinh hoặc kinh nguyệt không đều. Chị em cũng không nên ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ và nhiều gia vị cay như ớt, hồ tiêu, đinh hương… bởi có thể làm lượng máu kinh ra quá nhiều.

Hy vọng những thông tin bổ ích trên đây đã giúp chị em biết được đau bụng kinh phải làm sao và khi nào cần thăm khám ngay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!

Tin liên quan

Việc tổng hợp tin tức trên website đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Tôn trọng bản quyền tác giả luôn là phương châm của Website tổng hợp tin tức.

© Bản quyền thuộc về tác giả và nguồn tin được trích dẫn. © pCopyright 2023. Theme Tin mới Nóng.